Phân tích đơn biến xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ dinh dưỡng của ĐTNC cho thấy, có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ điều trị dinh dưỡng với thời gian mắc bệnh, cụ thể người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ điều về dinh dưỡng gấp 2,6 lần so với người bệnh có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở xuống. Điều này phù hợp với thực tế là thời gian mắc bệnh ngày càng lâu, những kiến thức về dinh dưỡng phù hợp cũng như tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng do bệnh ĐTĐ type 2 của người bệnh cũng được cung cấp và tìm hiểu thấu đáo, từ đó mà người bệnh thực hành đúng hơn. Qua kết quả này, chúng tôi nhận thấy cần có các biện pháp phổ biến kiến thức cho người bệnh đặc biệt cần dành nhiều thời gian tư vấn rõ hơn, kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho những người mới mắc ĐTĐ type 2. Kết quả này tường đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển năm 2012[16] khi có cùng kết luận về mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh và việc tuân thủ dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ dinh dưỡng và mức độ thường xuyên nhân được thông tin từ nhân viên y tế. Người bệnh thường xuyên nhân được thông tin từ nhân viên y tế thì có khả năng tuân thủ dinh dưỡng gấp 2,3 lần so với người bệnh không thường
phù hợp với thực tế khi mà những người càng thường xuyên nhận được các thông tin về tuân thủ điều trị thì kiến thức nhận được được củng cố thường xuyên, thường xuyên cập nhật các thông tin mới, các kiến thức về dinh dưỡng thì có xu hướng tuân thủ dinh dưỡng tốt hơn so với người không thường xuyên nhận được thông tin. Qua kết quả này có thể thấy tầm quan trọng của trong việc cung cấp thông tin cho người bệnh của nhân viên y tế, đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định. Chính vì vây, ngành y tế nói chung và từng nhân viên y tế nói riêng cần thường xuyên, liên tục có các biện pháp cung cấp thông tin về bệnh về, dinh dưỡng cho người bệnh, kể cả những người mới mắc và mắc lâu năm nhằm tăng cường kiến thức của người bệnh về tuân thủ dinh dưỡng, giảm thiểu tỷ lệ không tuân thủ điều trị từ đó giảm tỷ lệ biến chứng do ĐTĐ type 2 gây nên, giảm gáng nặng bệnh tật cho ngành y tế.
Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm được mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ dinh dưỡng với các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, BMI, hoàn cảnh sống, mắc các bệnh mạn tính đi kèm, đường máu và HbA1c hiện tại. Kết quả nghiên cứu này có chút khác biệt so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển[16] khi nghiên cứu này tìm được mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dinh dưỡng với tuổi, sự khác biệt này có thể giải thích do sự khác biệt về cỡ mẫu nghiên cứu, cơ mẫu trong nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển lớn hơn so với nghiên cứu này nên dẫn đến sự khác biệt này.
4.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ hoạt động thể lực
Tìm hiểu mối ảnh hưởng giữa tuân thủ hoạt động thể lực với một số yếu tố cá nhân cho thấy, có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ hoạt động thể lực và giới tính. Người bệnh là nam giới có khả năng tuân thủ điều trị gấp 2,5 lần người bệnh là nữ. Điều này phù hợp với thực tế khi mà phụ nữ bận rộn với nhiều công việc gia đình, nội trợ, con cái không có nhiều thời gian luyện tập chính vì vậy mà việc tuân thủ hoạt động thể lực bị cản trở nhiều hơn so với nam giới. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển năm
2009 [28] với tỷ lệ tuân thủ thể lực của nữ cao hơn nam. Sự khác biệt này có thể giải thích do khác biệt về văn hoá, tại Viêt Nam phụ nữ vừa phải đi làm vừa phải dành thời gian cho gia đình, chăm sóc con cái vì vậy họ khó khăn trong việc tham gia các lớp học thể dục công cộng, câu lạc bộ thể thao, trung tâm thể thao, còn nghiên cứu của Juma Al-Kaabi thực hiện tại một đất nước hồi giáo vì vậy yếu tố trang phục có thể gây trở ngại cho việc hoạt động thể lực hàng ngày. Chính vì vậy, đối với những người bệnh ĐTĐ type 2 là nữ, bác sĩ cũng như nhân viên y tế cần có các giải pháp tuyên truyền cho thân nhân người bệnh để tạo điều kiện tối đa cho NB tuân thủ các hoạt động thể lực.
Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tuân thủ thể lực, trong nghiên cứu này chúng tôi đã tìm được mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với việc tuân thủ hoạt động thể lực, người bệnh có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên có khả năng tuân thủ hoạt động thể lực gấp 2,2 lần người bệnh có trình độ dưới trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2012 [16]. Điều này cho thấy, những người có trình độ học vấn cao hơn có nhận thức về bệnh cũng như việc tuân thủ điều trị tốt hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn. Như vậy có thể thấy, việc hướng dẫn, tuyên truyền tuân thủ hoạt động thể lực hiện này mới chỉ phù hợp cho đối tượng có trình độ học vấn cao. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên y tế cần có các biện pháp tuyên truyền, cần quan tâm đặc biệt hơn đến những người bệnh có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, thường xuyên phổ biến nhắc nhở họ tuân thủ các hoạt động thể lực để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa.
Kết quả nghiên cứu tìm hiểu mối ảnh hưởng giữa việc tuân thủ dinh dưỡng với số bệnh mạn tính đi kèm cho thấy, những người bệnh có dưới 2 bệnh mạn tính đi kèm có khả năng tuân thủ về thể lực gấp 3,4 lần so với những NB có trên 2 bệnh mạn tính. Điều này có thể dễ dàng giải thích khi mà người bệnh có nhiều bệnh mạn tính thì việc tập luyện trở nên khó khăn hơn, vì vậy mà việc tuân thủ cũng khó mà
lại, khi mà chúng ta cũng có thể giải thích rằng việc không tập luyện thường xuyên có thể dẫn đến phát sinh các biến chứng hay bệnh mãn tính đi kèm. Chính điều này nói lên được tầm quan trọng của việc tập luyện trong điều trị và giảm nguy cơ biến chứng do ĐTĐ type 2 gây nên.
Kiến thức là một yếu tố rất quan trọng, quyết định việc thực hành tuân thủ, kết quả nghiên cứu này cũng một lần nữa chứng mình được điều đó khi tìm được mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành tuân thủ về dinh dưỡng. Những người bệnh có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị, có khả năng tuân thủ hoạt động thể lực gấp 5,6 lần so với người bệnh có kiến thức không đạt. Điều này phù hợp với thực tế cũng như kết quả các nghiên cứu khác. Chính vì vậy, để người bệnh có thể thực hành tuân thủ tốt thì cần phải cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, thường xuyên và liên tục nhằm mục đích tăng cường hiệu quả điều trị cũng như giảm các biến chứng ảnh hưởng, hạn chế gáng nặng bệnh tật cho ngành y tế.
Ngoài ra nghiên cứu chưa tìm thấy mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ về hoạt động thể lực với các yếu tố tuổi, BMI, tình trạng hôn nhân, thời gian mắc, mức độ hài lòng về thông tin, đường máu và HbA1c hiện tại.
4.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc
Tuân thủ dùng thuốc là một yếu tố bắt buộc trong quá trình điều trị ĐTĐ type 2, vậy nhưng vẫn còn tới 30,8% người bệnh không tuân thủ dùng thuốc. Tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùng thuốc cho thấy, có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ đùng thuốc với các yếu tố tuổi, cụ thể NB có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên có khả năng tuân thủ đùng thuốc gấp 2,1 lần người bệnh dưới 65 tuổi. Điều này có thể giải thích do người bệnh cao tuổi có ít mối quan tâm, ít mối quan hệ xã hội hơn những người trẻ, những người trẻ thường có quá nhiều mối quan tâm, ngoài ra việc còn đi làm, đi công tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh quên uống thuốc, đặc biệt những người lớn tuổi thường nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người thân hơn những người trẻ chính vì vậy việc tuân thủ ít gặp các rào cản hơn.
Trong các yếu tố cá nhân, ngoài tuổi thì trình độ học vấn cũng là một yếu tố có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với việc tuân thủ dùng thuốc. Những người bệnh có trình độ học vấn dưới trung học cơ sở có tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc gấp 3,3 lần so với những NB có học vấn từ THCS trở lên. Điều này có vẻ khá ngược khi mà những người có học vấn thấp hẳn lại có tỷ lệ tuân thủ cao hơn những người có học vấn cao hơn. Điều này có thể giải thích, những người có trình độ học vấn thấp như tiểu học hoặc không biết chữ, việc tiếp cận với các nguồn thông tin không chính thống ít hơn, có thể nguồn thông tin duy nhất họ được tiếp cận là thông tin từ bác sĩ, từ nhân viên y tế, vì vậy họ không bị dao động bởi những thông tin sai lệch mà nhất nhất nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn những người có trình độ cao họ nghĩ mình đã biết hết nên có thể không để tâm đến những dặn dò, tư vấn của bác sĩ. Từ kết quả nghiên cứu này chúng ta có thể thấy không thể chủ quan rằng những người có trình độ cao họ đã hiểu hết là tuân thủ đúng nên không cần tư vấn, ngược lại cần có các biện pháp tăng cường kiến thức về tuân thủ thuốc cho họ.
Nghiên cứu tìm hiểu mối ảnh hưởng giữa việc tuân thủ dùng thuốc với mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT cho thấy NB thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT có khả năng tuân thủ dùng thuốc gấp 2 lần NB không thường xuyên nhân được thông tin từ NVYT. Kết quả này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc thường xuyên tư vấn, cung cấp thông tin về bệnh, về tuân thủ điều trị trong việc thực hành tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2. Chính vì vậy, việc tư vấn, hướng dẫn tuân thủ điều trị cần phải triển với tất cả các NB dù là người bệnh mới mắc hay đã mắc lâu năm. Nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ từ đó giảm biến chứng do ĐTĐ type 2 gây nên.
Mục tiêu của điều trị ĐTĐ type 2 là giữ cho NB có mức đường huyết ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c. Và nghiên cứu này cũng tìm được mối ảnh hưởng giữa chỉ số HbA1c với việc tuân thủ điều trị, NB có chỉ số HbA1c ở mức tốt hoặc chấp nhận được có tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc gấp 2,7 lần so với NB có chỉ số
xuyên, liên lục thì chỉ số HbA1c duy trì ở mức ổn định, ngược lại NB không tuân thủ dùng thuốc thì chỉ số HbA1c tăng cao, dẫn đến các biến chứng không thể lường trước được. Chính vì vậy, cần tuyên truyền cho NB hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc trong điều trị ĐTĐ type 2, đặc biệt thường xuyên kiểm tra chỉ số HbA1c nhằm hiểu rõ tình trạng bệnh tránh dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
4.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và khám định kỳ
Phân tích thống kê tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám định kỳ cho thấy có mối ảnh hưởng có ý thống kê giữa việc tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và khám định kỳ với trình độ học vấn, cụ thể người bệnh có trình độ học vấn trên THPT có khả năng tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và khám định kỳ gấp 2,7 lần người bệnh có trình độ từ THPT trở xuống. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển 2012 và nghiên cứu Shobhana (1999). Kết quả này phù hợp với thực tế khi trình độ học vấn của người bệnh càng cao thì họ càng ý thức được tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà và khám định kỳ, tránh xảy ra các biến chứng của bệnh.
Có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh với việc tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và khám định kỳ. Người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 10 năm có khả năng tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và khám định kỳ gấp 2,1 lần so với người bệnh có thời gian mắc bệnh dưới 10 năm. Như vậy, thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ tuân thủ càng cao, điều này có thể giải thích do những người có thời gian mắc bệnh lâu năm có nhiều cơ hội tiếp cận được thông tin và ngoài ra họ càng dần có ý thức về tầm quan trọng của việc đo đường huyết tại nhà và đi khám định kỳ vì vậy họ thực hành đúng nhiều hơn.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về tuân thủ điều trị với thực hành kiểm tra đường huyết và khám định kỳ,
người bệnh có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị có khả năng tuân thủ điều trị kiểm tra đường huyết và khám định kỳ gấp 2,7 lần so với người bệnh có kiến thức không đạt. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển năm 2012 [16]. Như vậy rõ ràng, có hiểu biết về kiến thức tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết tại nhà bao nhiêu lâu 1 lần là đủ để phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các biến trứng giúp đối tượng tuân thủ điều trị tốt hơn. Để làm tốt bất cứ việc gì người ta cần phải hiểu được mục đích của việc mình làm phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực đó. Cho nên, với những người có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị của họ phải tốt hơn với những người có kiến thức về tuân thủ điều trị chưa đạt.
Ngoài ra nghiên cứu này còn tìm được mối ảnh hưởng giữa mức độ hài lòng về thông tin nhận được với việc tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà và khám định kỳ. Chính vì vậy, việc tăng cường chất lượng thông tin về tuân thủ điều trị cho người bệnh là rất quan trọng, ngoài ra cách tuyên truyền cũng như tư vấn cũng đóng một vai trò quyết định trong việc NB có tuân thủ điều trị hay không.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.
1.1 Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị.
Kiến thức chung của ĐTNC về bệnh và tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2 ở mức tương đối cao: 66,7% NB có kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị đạt. Trong đó:
-100% NB biết về tuân thủ kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ và biết phải tuân thủ dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều.
-76,8% NB có kiến thức đạt về tuân thủ thể lực.
-73,7-98,5% có hiểu biết về các thực phẩm nên ăn với NB mắc ĐTĐ type 2.