Khái quát chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 26 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái quát chung

Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất. Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó. Con người muốn sống và tồn tại được thì cần phải ăn, uống, ở và mặc, đây là yêu cầu tối thiểu nhất mà bất cứ ai cũng phải cần. Không chỉ dừng lại ở đó con người luôn muốn phát triển cao hơn để hoàn thiện bản thân mình. Muốn vậy con người cần phải được học tập và rèn luyện trong môi trường tốt

nhất để con người được trưởng thành hơn đó là trường học.Trường học là nơi có nhiệm vụ giáo dục bồi dưỡng con người phát triển về đức, trí, thể, mĩ. Khi con người hội tụ đủ các yếu tố đó thì con người sẽ là nhân tố sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho con người sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao. Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế lâu dài. Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Đào tạo là yếu tố sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục, đào tạo sẽ làm tăng chất lượng lao động và nguồn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đưa nước ta hội nhập quốc tế.

Đảng ta khẳng định nhiệm vụ của GD&ĐT là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo dục đào tạo ra lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.

V.I.Lê nin rất coi trọng việc học tập, coi việc giáo dục văn hóa như là động lực để phát triển chính trị, thắng lợi về kinh tế: “Việc giáo dục chính trị đòi hỏi chúng ta dù thế nào đi nữa cũng phải nâng cao trình độ văn hóa lên, một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” [55,tr.218]. Bên cạnh đó muốn đạt được kết quả đó phải chú ý tới nâng cao địa vị người giáo viên vì đây là lực lượng chính của văn hóa mới. Thực tế có một số giáo viên giỏi nhưng do việc trả lương còn thấp nên một số người bỏ nghề ở Việt Nam

ra nước ngoài làm. Hiện tượng này chính là chảy máu chất xám mà có thời gian Việt Nam đã xảy ra. V.I.Lê nin cũng phê phán quan điểm của tư sản không thừa nhận vai trò của giáo dục, của nhà trường “Nhà trường đứng ngoài cuộc sống, ngoài chính trị là nói dối và lừa bịp” [51,tr.139]. Như vậy giáo dục gắn liền với chính trị, gắn liền với thể chế Nhà nước, phục vụ Nhà nước đó. Những năm kháng chiến hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Bác nhấn mạnh:“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” [29,tr.36]. Bác đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho Nhân dân. Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành GD&ĐT, ngày 15/10/1968, Bác lại nhấn mạnh yêu cầu của nền GD&ĐT nước ta là phải ra sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” và “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và Nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” [28, tr.402-404]. Trong “Di chúc”, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GD&ĐT đã được thể hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác GD&ĐT trong 76 năm qua, kể từ ngày thành lập nước (1945 -2021). Đặc biệt, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến Đại hội lần thứ XIII (2/2021) của Đảng, cũng

như trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, GD&ĐT luôn luôn được khẳng định là “quốc sách hàng đầu”, là “động lực của sự phát triển đất nước” và “đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển”. Sự quan tâm, chăm lo của Bác cho việc xây dựng và phát triển GD&ĐT đã động viên các thế hệ nhà giáo công tác tốt, trong đó nhiều người đã trở thành những cán bộ giáo viên giỏi, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân; Ngành giáo dục đã đào tạo được những thế hệ công dân hữu ích cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Hiện nay, GD&ĐT đang đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng và trong thời kỳ văn minh nhân loại phát triển rất cao như hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về GD&ĐT cần phải được Đảng và Nhà nước tiếp tục quán triệt, nghiên cứu sâu rộng và vận dụng hiệu quả hơn nữa vào thực tiễn GD&ĐT nước nhà. Hơn lúc nào hết, đất nước ta đang đòi hỏi phải có cuộc cách mạng thật sự khoa học và triệt để về GD&ĐT, để “tái cấu trúc” một cách khoa học và tiên tiến nền GD&ĐT, nhằm “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”, nâng cao chất lượng và tầm vóc đích thực của GD&ĐT, đặc biệt là coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khi bàn về vai trò của GD&ĐT, Bác Hồ có ý tưởng là thực hiện cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam. Vì Bác cho rằng giáo dục chính là con đường hình thành nên những con người có tài và đức, những người chủ của đất nước, nên trong giáo dục của chúng ta cần phải thực sự dân chủ. Bác nói: “Mọi người được tự do hoàn toàn phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng” vì “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”, “Dân chủ thẳng thắn trong dạy học, đòi hỏi người thầy và học sinh phải có tinh thần đoàn kết, kỷ luật” nhưng phải quán triệt nguyên tắc “trò phải kính thầy, thầy phải quý trò” [34, tr.456]. Tức là bình đẳng được thể hiện ai cũng được phát biểu nêu lên ý kiến của mình, được nói lên quan điểm suy nghĩ của mình, cùng nhau bàn bạc thảo luận xem ý kiến nào hay và đúng đắn nhất rồi sẽ quyết định, nhưng khi đã

quyết định rồi thì không bàn tán. Tuy nhiên trong trao đổi ý kiến mọi người phải nghiêm túc, công bằng và khách quan không được “cá mè một lứa”. Dân chủ nhưng phải gắn liền với pháp luật và kỷ cương, không được dân chủ quá trớn, hay dân chủ bừa bãi.

Bên cạnh đó, Bác còn đưa ra quan điểm muốn dân chủ trong nhà trường, thì phải xác định rõ mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là lực lượng cơ bản nhất, quan trọng nhất. Mối quan hệ này thể hiện được trách nhiệm của cả toàn xã hội đối với sự giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển. Bác nói: “Giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội thì kết quả cũng không được hoàn toàn” [27,tr. 394].

Vậy việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường là một yêu cầu khách quan, cấp bách để xây dựng nhà trường trong sạch vững mạnh. Muốn vậy thì mỗi nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch, đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, khách quan, phù hợp, kịp thời. Đem lại lợi ích cho học sinh và toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Quan điểm của Bác đưa ra là muốn thực hiện dân chủ trong giáo dục, phát huy hiệu quả phải quan tâm xây dựng người làm công tác giáo dục, đó là đội ngũ thầy cô giáo, người lái đò qua sông. Do vậy mỗi người thầy giáo, cô giáo cần phải thường xuyên học tập, không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bác chỉ rõ: Chế độ ta là chế độ dân chủ, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Nói cách khác, trong nhà trường cần có dân chủ. Các em học sinh cần phải được tự do thể hiện tư tưởng của mình, tự do trao đổi, thảo luận để tìm ra chân lý. Tư tưởng đó của Bác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục nước ta hiện nay. Khi mà tình trạng “bệnh thành tích”, kiến thức một cách quá tải vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với phụ huynh và học sinh. Học sinh vẫn chưa trở thành chủ thể thực sự trong quá trình học tập. Thậm chí, học không phải để lấy kiến thức mà lấy

bằng cấp, chạy theo yêu cầu xã hội. Vậy nên thời gian qua đã có tình trạng làm bằng giả, chứng chỉ giả, học giả, mua bằng cấp đã diễn ra làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục.

Ngày nay đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh như tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng dường như các em đã quên đi đạo lý "tôn sư trọng đạo" đối với các thầy cô giáo. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội, người làm chủ vận mệnh đất nước đòi hỏi yếu tố năng lực. Năng lực làm chủ đó chỉ có thể được tạo ra trước hết trong môi trường giáo dục thực sự dân chủ ở nhà trường để hướng đến xây dựng phát triển dân chủ xã hội.Trong nhà trường dân chủ còn được thể hiện vấn đề quyền cơ bản của con người trong giáo dục đó là: Ai cũng có quyền được học không hạn chế; Quyền được học thường xuyên, học suốt đời; Có quyền học bất cứ ngành nghề gì theo sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của mình; Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Quyền và nghĩa vụ được tham gia vào quản lí, hưởng thụ cả vật chất lẫn tinh thần. Mỗi CBGV- CNV có quyền được thực hiện quyền dân chủ theo phương châm dân chủ cơ sở là: “Dân biết, dân bàn, dân là, dân kiểm tra, dân giám sát và dân hưởng thụ”. Tuy nhiên quyền này vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 26 - 31)