7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Việc thực hiện dân chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà
trong nhà trường
Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và Bộ Giáo dục & Đào tạo luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống và hoạt động chuyên môn của CBGV- CNV của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần trực tiếp quyết định sự nghiệp giáo dục, cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được xứ mệnh cao cả đó thì CBGV- CNV trong ngành giáo dục nói chung và các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nói riêng đều được quan tâm tạo mọi điều kiện ở mức tốt nhất để thực hiện quyền và trách nhiệm mà Đảng và Nhà nước giao phó. Thông thường vào tháng 7 hàng năm mỗi CBGV- CNV đều được bồi dưỡng thường xuyên như học tập các Nghị quyết do lãnh đạo huyện phụ trách về giảng dạy, ngoài ra CBGV- CNV đầu năm học đều được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin, được rà
soát để tự hoàn thiện chuyên môn của mình. Đầu năm học Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch để hoạt động cho năm học đó, thì mỗi CBGV- CNV có quyền được góp ý kiến để kế hoạch đó được hoàn thiện hơn, nâng cao tính dân chủ và tình đoàn kết trong nhà trường. Công đoàn xây dựng kế hoạch thăm hỏi, hoạt động về ngày thương binh liệt sĩ, tết thiếu nhi, phát động thi đua khen thưởng, hoạt động học tập kinh nghiệm hè hàng năm, … Đều được đưa ra trước tập thể nhà trường để bàn bạc góp ý đem lại sự công bằng bình đẳng cho các thành viên trong nhà trường, đồng thời cũng để cho hoạt động đó được nâng cao chất lượng hơn. Vì vậy mà mỗi CBGV-CNV được phân công nhiệm vụ giảng dạy và kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp, phong trào và hoạt động trong trường một cách phù hợp, giúp họ hoàn thành tốt vai trò, công việc của mình. Cuối năm đều có đánh giá xếp loại viên chức theo quy định của ngành. Do đó CBGV- CNV hơn hết hàng ngày phải tự mình hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ và tự giác thực hiện những buổi tập huấn của ngành, của sở đã đưa ra.
Tuy nhiên vẫn còn một số CBGV- CNV trong nhà trường còn thực hiện chưa nghiêm túc quy chế dân chủ trong nhà trường như chưa để học sinh tham gia góp ý xây dựng hoạt động, phong trào của lớp mà còn tự ý giáo viên chỉ đạo các em làm theo, xây dựng nội quy của lớp chưa thật sự dân chủ, chưa thực sự thân thiện với học sinh để các em có thể trao đổi bài hoặc chia sẻ với thầy cô giáo. Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên Với 03 trường THPT thì có 184 là cán bộ, giáo viên và công nhân viên, đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 22 giáo viên, đạt 11,96%. Hoạt động thi giáo viên dạy giỏi, văn hóa thể dục thể thao được các nhà trường hưởng ứng nhiệt tình. Trong thư gửi ngành Giáo dục ngày 15/10/1968 Bác hồ đã viết: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Hiệu trưởng các trường THPT phát động tích cực xây dựng thực hiện phong trào “dạy thật tốt, học thật tốt” tức là thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, phong trào thi đua quyết định sự sống còn, làm nên “thương hiệu” của mỗi nhà trường. Chỉ thị số 30-CT/TW năm 1998
đã được lấy làm cơ sở để thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan đơn vị và đến nay là hơn 20 năm, sau khi triển khai thực hiện đã đem lại sự đoàn kết của tập thể CBGV- CNV, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học trong các nhà trường THPT. Việc kiểm tra giám sát trong triển khai thực hiện các công việc của nhà trường được CBGV- CNV phát huy trên cơ sở luật pháp, với các hình thức dân chủ dựa vào hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Thanh tra nhân dân.
Trong các cuộc họp ở hội đồng nhà trường hoặc hội nghị giao ban giữa Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm cùng các ban ngành đoàn thể thì các khoản thu và chi của nhà trường, đều được đưa ra để xin ý kiến của CBGV- CNV. Vấn đề xã hội hóa giáo dục trước kia có được phát động thì cũng đưa ra hội đồng thảo luận, nhưng nay Bộ GD&ĐT đã quy định không được lạm thu mà chỉ thu các khoản theo quy định của pháp luật. Hoặc khi xây dựng tài chính để chi cho việc mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất thì chỉ là khoán chi mục này là một khoản tiền nhất định và trong thực tế chi như thế nào thì không công khai, đến cuối không tổng kết, do đó CBGV- CNV không nắm được mức chi cụ thể. Tóm lại đều là chi một cách hợp lí hóa, vì vậy trong thực tế cần có sự kiểm tra giám sát của tập thể nhà trường để phát huy tính dân chủ hơn chứ không phải là hình thức dân chủ trên giấy hoặc qua loa.
Chế độ chính sách của CBGV- CNV đã được công khai, như chế độ thai sản, chế độ nghỉ dưỡng thai và khám thai, chế độ nghỉ phép, hiếu hỷ, tăng lương, chế độ lễ tết, … Cũng được công khai, bước đầu đem lại không khí dân chủ và phần nào đáp ứng được nguyện vọng cho CBGV- CNV trong nhà trường. Tuy nhiên vấn đề được nghỉ hồi phục sức khỏe sau khi hết chế độ thai sản như khi hết chế độ thai sản mà vẫn còn yếu thì được nghỉ thêm dưỡng sức và được chi trả thêm một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nhưng vấn đề này không công khai để CBGV-CNV biết để thực hiện đảm bảo quyền lợi của mình. Việc này khi khảo sát về phổ biến công khai chế độ chính sách như
thế nào thì có 153/184 người chiếm 83,15% trả lời là không biết, còn lại biết lơ mơ hoặc biết được là do tự tìm hiểu 31/184 người chiếm 16,84%. Do đó cũng cần phải được yêu cầu công khai chế độ chính sách của CBGV-CNV khi luật quy định, đặc biệt phổ biến luật mới.