7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tăng cường dân chủ của các tổ chức trong nhà trường
Thứ nhất: Phát huy vai trò Công đoàn trong thực hiện dân chủ trong nhà trường.
Để thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở tổ chức Công đoàn cơ sở ở các trường học phải là một khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, đội ngũ cán bộ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phải nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phải có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng làm cho mọi công đoàn viên “hiểu thấu nội dung cơ bản của quy chế dân chủ”. Ban chấp hành Công đoàn quan tâm tổ chức, triển khai cho công đoàn viên học tập nghiêm túc, bàn bạc dân chủ để xây dựng, quy chế hoạt động cho phù hợp với đơn vị mình. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng” không phải là khẩu hiệu tuyên truyền, để trưng bày mà đây chính là mệnh lệnh của cuộc sống. Để cho quy chế dân chủ đi vào cuộc sống, đòi hỏi sự năng động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cán bộ đảng viên, chính quyền, Công đoàn và đoàn thể phải cùng nhau bàn bạc để xây dựng, thực hiện quy chế phù hợp với đơn vị trường học. Công đoàn nhà trường là tổ chức có vai trò chăm lo đời sống của CBGV- CNV trong nhà trường và phụ trách phong trào thi đua, nhưng trong thực tế vai trò này chưa phát huy hết khả năng của mình mà hoạt động theo kiểu dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường là chính. Mọi sự góp ý của CBGV- CNV tới Công đoàn thì đều nghe ngóng dựa theo ý của Ban giám hiệu nhà trường rồi mới quyết định, chưa chủ động xem xét xem CBGV- CNV đang gặp khó khăn gì cần giúp đỡ, chưa chủ động nêu lên ý kiến của mình về chủ trương chính sách, kế hoạch của nhà trường như thu chi tài chính, tuyển sinh, tuyển dụng, … Điều này đã cho thấy
sự thụ động của tổ chức Công đoàn nên chưa phát huy tốt quyền dân chủ trong nhà trường. Trước vấn đề đó đòi hỏi Công đoàn phải đổi mới tư duy, đổi mới cách thức hoạt động bằng cách chủ động giám sát các chủ trương kế hoạch và các hoạt động của nhà trường nếu có gì không hợp lí cần gặp ngay Ban giám hiệu nhà trường để góp ý. Đồng thời chủ động quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho công đoàn viên trong cuộc sống cũng như trong công việc của nhà trường.
Thứ hai: Hoàn thiện Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường
Theo hướng dẫn số 02/HD-CĐN, ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Công đoàn giáo dục Việt Nam về việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành giáo dục, quy định: “Ban thanh tra nhân dân phải do hội nghị cán bộ công chức bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Người được bầu là thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm.Trong nhà trường Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn là theo dõi và giám sát các hoạt động trong nhà trường”. Tuy nhiên hoạt động của Ban chưa thực sự hiệu quả, nên trong các trường THPT hiện nay cần hoàn thiện về nghiệp vụ thanh tra, được học tập tìm hiểu các văn bản pháp luật như Luật Viên chức, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đấu thầu, Luật Thanh tra, … Ngoài ra cần hoàn thiện số lượng, thông thường là có 03 hoặc 07 người tùy vào số lượng CBGV- CNV trong trường, nhiệm kỳ 02 năm, cần thực hiện đúng quy trình do tổ chức Công đoàn chỉ đạo, được bầu vào dịp Hội nghị cán bộ công nhân viên chức hoặc vào dịp Đại hội Công đoàn. Thành viên Ban Thanh tra phải là người trung thực, công tâm, nhiệt tình, có uy tín và phát huy trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động thu chi của nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất đặc biệt khi có nhà thầu, giám sát các chủ trương chính sách, chế độ của CBGV- CNV. Thường xuyên Ban Thanh tra phải họp và rút kinh nghiệm việc làm được và chưa làm được,
lấy ý kiến của các tổ chuyên môn về các vấn đề như cơ sở vật chất, chuyên môn, thu chi, lắng nghe ý kiến của quần chúng để đề nghị Ban giám hiệu giải quyết. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân phải luôn khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, đúng pháp luật. Không được có hành vi đe dọa, trả thù, lợi dụng tín nhiệm, quyền hạn của Ban Thanh tra mà kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và có hành vi trái pháp luật. Có như vậy Ban Thanh tra mới làm tốt công việc của mình.
Thứ ba: Phát huy chức năng của Đoàn thanh niên trong thực hiện dân chủ trong nhà trường
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc mở rộng các hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên. Đoàn trường là một tổ chức đoàn thanh niên ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường là chiếc cầu nối giữa Hiệu trưởng với học sinh và giữa học sinh với các thầy cô giáo. Trong nhà trường tất cả các hoạt động của học sinh đều có liên quan tới Đoàn trường phụ trách cùng với CBGV- CNV. Để phát huy sức sáng tạo, tích cực, sự tự giác của học sinh thì Đoàn trường cần phải xây dựng và thực hiện dựa trên dân chủ. Những vấn đề Đoàn trường cần làm như, nội quy, quy chế thi đua học sinh, trang phục cần phải trao đổi với Ban giám hiệu, học sinh, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp để lấy ý kiến, góp ý của cán bộ giáo viên và học sinh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương một cách khách quan.Tổ chức các hoạt động nhân dịp 20/11, 26/3 hay các hoạt động khác liên quan đến học sinh cũng cần dân chủ khách quan như đưa ra để bàn
bạc tại cuộc họp, từ đó tìm ra hình thức tổ chức phù hợp. Ngoài ra việc thực hiện dân chủ còn phải được diễn ra ngay trong Đại hội Đoàn trường và sự thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chấp hành Đoàn.
Đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường thường xây dựng kế hoạch năm học cho Đoàn trường hoạt động thì Ban chấp hành Đoàn trường đứng đầu là bí thư cần phải xem xét, phân tích một cách khách quan kế hoạch của Hiệu trưởng có phù hợp không, hoạt động thu chi ra sao, việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nếu thấy nội dung nào chưa phù hợp cần kịp thời có ý kiến để khắc phục. Chính vì vậy mà tổ chức Đoàn trường cũng cần thay đổi tư duy, linh hoạt, mềm dẻo để thể hiện được dân chủ trong nhà trường làm cho Đoàn trường ngày càng vững mạnh.
Thứ tư: Phát huy vai trò của CBGV- CNV trong thực hiện dân chủ trong nhà trường
Cán bộ là linh hồn của phong trào, là “gốc của mọi công việc''. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, thống nhất trong nhận thức, hành động thì thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả cao. Thực tế ở cơ sở, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, xuất hiện tình trạng ''bằng mặt mà không bằng lòng'' nên hiệu quả công việc đạt thấp, hạn chế đến việc phát huy tính tích cực của quần chúng vào thực hiện nhiệm vụ chung. Thái độ thờ ơ của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường với công việc làm cho nhân tố mới rất khó tồn tại và phát huy, tất yếu dẫn đến sự chống đối ngầm, nguy cơ tiềm ẩn của các xung đột lớn. Muốn quy chế dân chủ trong nhà trường được hoàn thiện và triển khai có hiệu quả thì phải chú ý tới vai trò của CBGV- CNV. CBGV- CNV có thể đóng góp ý kiến cho việc xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chi tiêu nội bộ, vấn đề tuyển sinh, tuyển dụng, cơ sở vật chất, các hoạt động khác của nhà trường nhằm góp phần phát huy dân chủ một cách hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay một số CBGV- CNV thờ ơ với vấn đề dân chủ, ít quan tâm mà chỉ quan tâm tới việc hoàn thành tốt nhiệm vụ vì đời sống của họ còn nhiều
khó khăn, thu nhập thấp nên họ còn tranh thủ làm thêm ở bên ngoài. Vì vậy cần phải quan tâm tới đời sống của CBGV- CNV để họ có thu nhập ổn định yên tâm công tác, từ đó họ mới thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của