7. Kết cấu của luận văn
2.2.7. Đánh giá về việc thực hiện dân chủ trong các trường THPT của huyện
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hiện nay
Ƣu điểm
Có thể nói, muốn phát huy quyền làm chủ của Nhân dân thì cần phải cho Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của họ, để cho họ biết, họ làm, họ bàn, họ giám sát kiểm tra và họ được thụ hưởng. Trên cơ sở đó ngành giáo dục nói chung và trong các trường THPT của huyện Đồng Xuân nói riêng đều thực hiện dân chủ như: Hình thức dân chủ trực tiếp được thể hiện ngay trong mối liên hệ giữa Hiệu trưởng nhà trường với CBGV- CNV, Hiệu trưởng với học sinh, đồng thời giữa CBGV –CNV với học sinh.
Thứ nhất: Giữa Hiệu trưởng với CBGV-CNV thì Hiệu trưởng thông báo công khai minh bạch các thông tin để họ nắm được như tài chính, mua sắm cơ
sở vật chất, tuyển sinh, tuyển dụng giáo viên, tinh giảm biên chế, kiểm tra đánh giá giáo viên, công nhân viên, tăng lương thường xuyên, tăng lương trước thời hạn kịp thời, đúng quy định. Vấn đề đăng kí thi đua Hiệu trưởng cùng với Chủ tịch công đoàn xây dựng kế hoạch và đưa văn bản về các tổ triển khai cụ thể, dân chủ, khách quan, tự nguyện.Tất cả vấn đề đó đều được thông báo trên các cuộc họp như cuộc họp trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức, họp hội đồng, họp tổ chuyên môn bằng văn bản, dán ở bảng tin hoặc đưa lên trang web của trường để mọi người tiện theo dõi và thực hiện tốt hơn. Điều này cho thấy Hiệu trưởng bám sát vào quy chế dân chủ để thực hiện.
Thứ hai: CBGV- CNV với Hiệu trưởng thì CBGV- CNV có quyền được
góp ý trực tiếp trên các cuộc họp của nhà trường về những vấn đề chưa hợp lý như vấn đề thu chi tài chính, xây dựng kế hoạch chuyên môn, công tác giáo dục học sinh, công tác của Đoàn thanh niên, của Công đoàn. Đồng thời CBGV- CNV còn được giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ như việc thực hiện kế hoạch năm học, tài chính, tuyển sinh, khen thưởng, dạy thêm học thêm xem có gì đúng và chưa đúng. Cán bộ giáo viên kiên quyết đấu tranh chống bè phái gây mất đoàn kết nội bộ, chống quan liêu cửa quyền, đồng thời họ đã hiểu được chủ trương chính sách của Nhà nước. Điều này cũng cho thấy cán bộ, giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ ba: Giữa hiệu trưởng với học sinh thì Hiệu trưởng đã thông báo công khai cho học sinh biết quyền và nghĩa vụ của các em như, các em có quyền tới trường được học, được biết về các chính sách của Nhà nước, được có ý kiến về nội quy của nhà trường đó là giờ ra vào lớp, chỉ tiêu thi đua của học sinh, mức khen thưởng, hình thức khen thưởng, ý kiến về thầy cô giáo giảng dạy trên lớp như thế nào, mức đóng góp của các em ra sao. Tuy nhiên các em muốn có ý kiến các em gặp trực tiếp Hiệu trưởng để trình bày nguyện vọng của mình. Bên cạnh đó các em cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà ngành và nhà trường đã quy định.
Thứ tư: Đối với giáo viên và học sinh thì dân chủ được thể hiện ngay trên giờ dạy của mình, giáo viên đã tạo được động lực cho các em có thể trao đổi với mình về bài giảng để đem lại hiệu quả cao nhất phù hợp với đối tượng học sinh, góp ý về việc xử lí học sinh khi vi phạm phù hợp với tâm lí của các em và làm cho các em nghe mình một cách tự nguyện, các em đã tôn trọng và khâm phục cách giải quyết của giáo viên nhằm đem lại không khí vui vẻ cởi mở lắng nghe và dân chủ nhất giữa học trò với thầy cô giáo. Dân chủ còn được thể hiện trong các buổi lao động tập thể với sự tham gia của giáo viên và học sinh nhằm tạo ý thức lao động giữ gìn vệ sinh chung và cảnh quan trong khuôn viên nhà trường, có như vậy thầy cô giáo với học sinh sẽ gần gũi, cởi mở, trò làm thì thầy cô cũng làm. Trong giờ sinh hoạt các em được góp ý để xây dựng nội quy, những hoạt động tập thể của lớp để đem lại hiệu quả cao. Có như vậy học sinh có tâm lí không sợ sệt, không chống đối, mà thực hiện một cách tự nguyện. Bên cạnh đó thì mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá tiết học phải dựa trên năng lực học của học sinh, học sinh được học những gì, đồng thời lắng nghe tâm tư nghiện vọng của học sinh để hiểu các em hơn. Từ đó đưa ra biện pháp giải quyết tốt nhất. Đối với công nhân viên trong trường thì cũng phải cởi mở với các em, hướng dẫn nhẹ nhàng tận tình trong công tác hồ sơ và những việc khác của các em. Đội ngũ bảo vệ thực hiện ra vào đóng cửa phù hợp quy định của nhà trường, lắng nghe chia sẻ của các em khi có trường hợp bất trắc xảy ra.
Quyền dân chủ còn được thực hiện dưới hình thức gián tiếp hay còn gọi là đại diện thì CBGV- CNV và học sinh đã thực hiện quyền dân chủ của mình qua việc góp ý kiến vào hòm thư của nhà trường, trang website của trường hay tại hội nghị giao ban giữa Hiệu trưởng với cán bộ lớp thì cán bộ lớp có thể thay mặt tập thể lớp nói lên ý kiến nguyện vọng của lớp mình. Ngoài ra có thể thông qua các tổ chuyên môn, tổ hành chính, tổ chức chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, trong cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân.
Hạn chế
Thứ nhất: Nhận thức, hiểu biết về dân chủ của cán bộ giáo viên còn hạn chế.
Các trường THPT trên địa bàn huyện hầu hết CBGV-CNV trong trường đã đạt trình độ chuẩn và vượt chuẩn nhưng về hiểu biết về dân chủ còn mơ hồ do chưa chủ động tìm hiểu văn bản pháp luật, và tìm hiểu thông tin, không chịu học hỏi mọi người, nhiều khi qua loa cho xong, cấp trên bảo sao thì nghe vậy. Bản thân họ cũng tự cho rằng dân chủ chỉ là hình thức chứ có nói ra cũng không giải quyết được vấn đề gì, nên không tham gia cho đỡ mất lòng. Vì vậy mà một số CBGV- CNV các trường trong huyện chưa thực sự nhận thức sâu sắc về dân chủ, chưa coi dân chủ là một quyền của mình vì thế mà dân chủ của họ là đại khái, chung chung.
Phần lớn khi đánh giá kết quả cuối năm về phần ưu điểm và hạn chế thì đại đa số ưu điểm nhiều nhưng hạn chế chủ yếu chưa giám nhìn thẳng nhìn thật về vấn đề đó bởi vì mọi người đều ngại và cả nể, sợ mất lòng hoặc với cấp trên thì sợ bị trù dập. Điều đó đã làm cho vấn đề dân chủ bị lắng xuống. Còn số ít cán bộ giáo viên công nhân viên thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, chưa thường xuyên trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm cho uy tín của người giáo viên giảm sút trước học sinh và nhân dân. Ảnh hưởng đến sự thu hút học sinh trong trường. vậy tại sao không đem ra bàn bạc thảo luận, đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao chất lượng dân chủ. Ở một số trường THPT, chưa thấy ai lên tiếng yêu cầu phải thực hiện quy chế dân chủ, để CBGV- CNV nắm được, hiểu được và phát huy dân chủ. Điều này có thể nói họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của dân chủ trong đời sống hàng ngày.
Thứ hai: Vấn đề triển khai dân chủ.
Việc triển khai quy chế dân chủ ở các nhà trường còn tồn đọng, lúng túng do cán bộ giáo viên công nhân viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí chiến lược của dân chủ. Công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Trung ương ở một số trường chưa đầy đủ, dẫn đến một số cán bộ, giáo viên công nhân viên nhận thức và thực hiện chưa đúng. Một số trường không thường xuyên rà soát các văn bản do ngành của mình ban hành, chưa sửa đổi bổ sung quy chế làm việc và chưa niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc nên hiệu quả thực hiện quy chế còn thấp.
Thông tin để CBGV- CNV biết theo qui định của nhà trường có lúc chưa kịp thời. Giải quyết kiến nghị của CBGV- CNV còn thiếu tập trung, chưa dứt điểm. Cho nên họ thường không hiểu rõ, hiểu đúng các quy định, có khi những thông tin chưa xây dựng bằng văn bản chỉ nói mồm nên khi làm không thống nhất. Do vậy mà hiệu quả công việc chưa cao và gây ra nhiều tranh luận. Cụ thể hóa những việc CBGV-CNV được biết, được bàn và được quyết định; Bàn để chính quyền quyết định, giám sát thực hiện chưa cụ thể nên khi sơ kết đánh giá không rõ, không rút kinh nghiệm và chưa đưa ra giải pháp khắc phục cho thời gian tới, nên hiệu quả thực hiện thấp hơn.
Một biểu hiện còn yếu nữa là trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ là sự lúng túng về phương pháp và hình thức của một số cán bộ, của các cấp uỷ đảng và lãnh đạo nhà trường. Một số trường có tình trạng cái gì cũng đưa ra CBGV- CNV được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, tuỳ CBGV- CNV quyết định, thiếu sự chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ, hoặc có những vấn đề, những nội dung chỉ cần thực hiện ở vấn đề này thì lại thực hiện ở vấn đề kia, hoặc thực hiện ở tất cả các việc, có khi dân chủ không tuân theo kỷ luật và kỷ cương. Từ đó làm cho tình hình triển khai thực hiện chuyên môn bị ảnh hưởng, hoạt động của nhà trường trì trệ, phức tạp hơn.
Thứ ba: Khả năng thực hiện dân chủ còn yếu ở CBGV- CNV, học sinh và phụ huynh.
Quy chế dân chủ trong nhà trường đã được Hiệu trưởng nhà trường đại diện Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ thông qua tại Hội nghị công nhân
viên chức và các cuộc họp hội đồng, nhưng do CBGV- CNV chưa có nhận thức đánh giá đầy đủ về quyền dân chủ cũng như những việc phải thực hiện trong lĩnh vực dân chủ. Do đó mà trong quá trình thực hiện các quyền dân chủ của mình CBGV- CNV đã vi phạm về mức độ dân chủ, hay nói cách khác là dân chủ quá trớn. Họ lợi dụng vấn đề dân chủ để đòi hỏi quyền dân chủ không chính đáng. Được hưởng quyền dân chủ nhưng phải có nghĩa vụ thực hiện quyền đó đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ hoặc đúng quy trình, đúng kỷ luật, kỷ cương chứ không phải bừa bãi thích thì làm không thích thì bỏ. Có nhiều trường hợp không thỏa mãn quyền dân chủ của mình là dẫn tới bất mãn nên lôi kéo rủ rê người khác ngầm phá đám, chống đối làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường.
Với học sinh và phụ huynh là người thực hiện quyền dân chủ. Mọi thông tin và một số việc mà học sinh và phụ huynh được biết về chế độ chính sách, quyền là lợi ích cũng như nghĩa vụ của người học, do nhận thức có thể còn hạn chế về vấn đề dân chủ hoặc có thể do chưa nghe phổ biến đầy đủ về các thông tin, dẫn tới có cách hành xử không đúng như nói xấu nhà trường, thiếu tôn trọng giáo viên. Nói cách khác là xuất hiện dân chủ quá trớn, thậm chí sẵn sàng đưa thông tin lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và thầy cô giáo. Cũng có trường hợp các em học sinh không thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình, điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập rèn luyện của các em. Có những phụ huynh không quan tâm đến con cái mà coi việc giáo dục các em là việc của nhà trường, đến khi được thông báo về tình hình của con em mình đã vi phạm thì ngay tức khắc đổ lỗi cho nhà trường thậm chí có những phản ứng thiếu văn hóa tới thầy cô giáo trong nhà trường.
Nguyên nhân của ƣu điểm
Một là, Nhà nước đã kịp thời ban hành văn bản pháp luật về dân chủ, để các cơ quan dựa vào đó xây dựng quy chế cho mình. Thực hiện quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Sở Giáo dục - Đào tạo Phú Yên cũng ban hành Công văn số 115/HDLT-SGDDT-CĐN ngày 17/9/ 2020 hướng dẫn liên tịch về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ , công chức, viên chức và hội nghị người lao động. Đây là cơ sở pháp lý, nền tảng để các nhà trường triển khai thực hiện quy chế dân chủ cho đơn vị mình. Căn cứ vào đó có thể thấy ngay nhà trường đã thực hiện dân chủ chưa, thực hiện đến đâu. Đây cũng là cơ sở để tập thể nhà trường và học sinh thực hiện quyền dân chủ của mình. Văn bản pháp luật càng cụ thể rõ ràng bao nhiêu thì việc thực hiện dân chủ càng dễ dàng bấy nhiêu.
Hai là, Hiệu trưởng các nhà trường đều thành lập ban chỉ đạo xây dựng thực hiện quy chế dân chủ cho trường mình. Việc làm này bước đầu đã thể hiện rõ trong nhà trường quy chế dân chủ bắt đầu được triển khai và thực hiện. Điều này có thể thấy quy chế dân chủ được phổ biến rộng rãi tới các trường, Ban chỉ đạo này do Hiệu trưởng đứng đầu và có sự kiểm tra giám sát của Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân, và sự giám sát của tập thể CBGV- CNV trong nhà trường.
Ba là, trình độ và năng lực lãnh đạo của các nhà trường đã được nâng lên. Biết lắng nghe ý kiến phản hồi của đội ngũ CBGV- CNV, học sinh. Đặc biệt trong những năm gần đây các nhà trường do có sự cạnh tranh để thu hút học sinh nên việc lắng nghe ý kiến phụ huynh học sinh là điều cần thiết. Ban giám hiệu nhà trường cũng phải thường xuyên đổi mới cách thức quản lý, học tập phương thức của một số trường lớn, và lựa chọn phương thức phù hợp với trường mình để áp dụng.
Bốn là, về bản thân đội ngũ CBGV- CNV và học sinh đã nhận thức về quyền dân chủ của mình. Ở đâu có trình độ dân trí cao thì ở đó dân chủ sẽ phát triển, nơi có trình độ dân trí cao thông thường ở các cơ quan đơn vị hoặc dân cư ở thị trấn, thị xã, thành phố và ở các trường học. CBGV-CNV là lực lượng cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của mỗi nhà trường.
Vì thế khi họ làm chủ được thì mới phát huy tính sáng tạo, năng động tích cực vào quá trình giảng dạy. Do vậy mà đội ngũ này chủ động bàn bạc góp ý vào các công việc của nhà trường, được phê bình và tự phê bình, tạo nên sự đồng thuận nhất trí cao, và xây dựng được tinh thần đoàn kết trong nhà trường, đem lại quy chế dân chủ gần gũi và thiết thực, hiệu quả.
Nguyên nhân của nhƣợc điểm
Đâu đó còn một số lãnh đạo nhà trường còn xem nhẹ những văn bản quy định về quy chế dân chủ nên chưa công khai hết các văn bản. Đối với đội ngũ CBGV- CNV thì ngại va chạm và sợ bị gây khó khăn trong công việc, nên họ thường không quan tâm tới việc chung của nhà trường, việc ai người ấy làm, ai mạnh người ấy đi, không có sự kết nối giữa các thành viên trong nhà trường. Thái độ vô cảm trước diễn biến của nhà trường và những hệ lụy đã xảy ra. Điều đó là do họ không có nhiều niềm tin vào cơ chế của xã hội và không có niềm tin ở chi ủy, chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng, tổ chức Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân. Vấn đề này được minh chứng ở khâu khảo sát của CBGV- CNV vẫn còn không quan tâm, không biết, hoặc là