Một số nét cơ bản ở các trường THPT huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Một số nét cơ bản ở các trường THPT huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Phú Yên hiện nay

Đảng ta luôn khẳng định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người là mục tiêu hàng đầu của Đảng trong thời kỳ đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển và chịu tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, đòi hỏi ngành giáo dục nước nhà cũng như các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cũng phải phát triển đi lên. Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế và đang chịu tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, nhưng ngành giáo dục nói chung và các trường THPT huyện nhà nói riêng vẫn luôn giữ vững thành quả của thế hệ đi trước, luôn đi đầu trong phong trào thi đua lập nhiều thành tích để đạt được trường chuẩn quốc gia. Điều này tác động to lớn trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo viên trong nhà trường thôi thúc trong thực hiện dân chủ trong nhà trường.

Huyện Đồng Xuân là huyện miền núi của tỉnh nên các trường THPT trên địa bàn huyện có hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tuy nhiên trong thời gian gần đây được Nhà nước đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học ổn định, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% thuận lợi cho công tác giáo dục khối THPT. Bên cạnh đó với sự phát triển về khoa học và sự thay đổi

giáo dục như hiện nay thì cơ sở vật chất như vậy chưa đáp ứng được với tình hình thực tế. Vì vậy đây cũng là khó khăn chung cho các trường THPT trên địa bàn huyện trong chỉ đạo thực hiện dân chủ.

Trên địa bàn huyện Đồng Xuân mỗi trường THPT gồm có 01 Hiệu trưởng, 02-03 Hiệu phó, như vậy các trường THPT trong huyện có 10 người trong ban giám hiệu và có 10 người có trình độ thạc sĩ, 10 người đều qua lớp trung cấp lý luận chính trị và trình độ sơ cấp quản lý nhà nước trở lên. Trong đó thì có 03 Hiệu trưởng đều là nam giới, nhiệt tình, có khả năng nhìn nhận tiếp thu những thay đổi của ngành giáo dục một cách kịp thời, phù hợp để ứng dụng trong công việc của mình. Đây là điểm sáng trong nhận thức thúc đẩy quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường. Trong các nhà trường đều có Đảng bộ và chi bộ Đảng, có Công đoàn, có Đoàn thanh niên, có Ban Thanh tra nhân dân, có các tổ chuyên môn và có đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm, với tâm huyết sẵn sàng hết lòng vì học sinh thân yêu của mình truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho các em, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục các em trở thành những công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Đây là một điểm sáng của các trường để xây dựng tốt cơ chế phối hợp trong thực hiện dân chủ.

Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên Với 03 trường THPT thì có 184 là cán bộ, giáo viên và công nhân viên, đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 22 giáo viên, đạt 11,96%, đảng viên 121 người đạt 65,76%. Hiện nay các trường có đủ cán bộ quản lý để điều hành nhà trường. Học sinh THPT trên toàn huyện năm học 2020-2021 là 2.118 học sinh, đa số học sinh hiền ngon, có cố gắng trong học tập, tỉ lệ học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước. Các trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng được nhu cầu học tập của con dân trong huyện.

Ngoài ra còn kể đến phụ huynh học sinh, do đặc thù khối các trường THPT được giảng dạy phần kiến thức liên quan trực tiếp đến thi tốt nghiệp và đại học của các em. Do đó đại đa số phụ huynh rất quan tâm tới con em mình

từ việc rèn luyện, học tập các hoạt động khác và khoản đóng góp của các em, nên đây cũng là phần thuận lợi cho các nhà trường triển khai thực hiện công khai dân chủ. Về phần học sinh, các em vẫn đang trong độ tuổi chưa thành niên, về tâm sinh lí của các em phát triển chưa hoàn thiện, nhận thức của các em còn non trẻ, một phần muốn làm người lớn nhưng thực tế đôi khi còn trẻ con. Do đó cũng gây khó khăn cho nhà trường và thầy cô giáo trong giảng dạy và giáo dục các em.

2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ trong các trƣờng THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng nhà trường

Quy chế dân chủ cơ sở là hình thức dân chủ thông qua đó Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ của mình để được biết, được bàn, được làm, được giám sát, được kiểm tra và được thụ hưởng. Vậy để quy chế dân chủ đó được thực hiện trong nhà trường, được đến tận tay đội ngũ CBGV- CNV trong nhà trường thì hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật. Nhằm giúp cho họ nắm được văn bản pháp luật để thực hiện tốt về dân chủ. Muốn biết được công tác này như thế nào tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho 184 cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Khi hỏi về Nghị định 04/2015 của Chính Phủ về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan” anh (chị) có được Hiệu trưởng nhà trường phổ biến tuyên truyền hay dán thông báo hay không? Thì được biết là có 113/184 người trả lời là có, chiếm 61,40% người biết tới văn bản này, còn lại là không biết và không quan tâm.

Tiếp theo, hỏi anh (chị) có được biết được nghe tới Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” và Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng đẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục không? Nhiều người trả lời nghe quen quen nhưng

không rõ lắm, và có 81/184 người là được biết, chiếm 44,01%, còn lại là chưa bao giờ nghe thấy .

Với văn bản chỉ đạo thường xuyên cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh đó là Kế hoạch số 100-KH/BCĐ ngày 13/3/2018 của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2018; Sở GD&ĐT Phú Yên cũng ban hành Công văn số 115/HDLT-SGDDT-CĐN ngày 17/9/2020 hướng dẫn liên tịch về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và hội nghị người lao động. Khi hỏi anh (chị) có được thông báo về văn bản này không thì số người trả lời có 76/184 chiếm 41,30%, số còn lại trả lời chưa nghe thấy bao giờ.Thông qua những số liệu trên cho thấy việc mọi người cập nhật văn bản cũng như tìm hiểu chúng còn mơ màng, ít quan tâm, chưa hứng thú với văn bản vì còn cho rằng tất cả là hình thức.

Trong khi đó về phía Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong các nhà trường gồm có Bí thư Đảng bộ, Chi bộ - Hiệu trưởng làm trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, trưởng Ban Thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ chuyên môn, kế toán của trường, sẽ chỉ đạo thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ. Khi hỏi anh (chị) cho biết ở trường mình Hiệu trưởng nhà trường có thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ hay không? Tất cả 184 người đều trả lời là có chiếm 100%. Tiếp theo anh (chị) đánh giá thế nào về kết quả chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, phiếu thu về có 91/184 người chiếm 49,45 % trả lời là có hiệu quả tốt, còn lại là hình thức và không biết. Qua phần khảo sát trên cho thấy Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ đã thực hiện tốt công tác của mình và phần nào có cố gắng để CBGV- CNV có thể nắm bắt được văn bản. Tuy nhiên hiệu quả chưa được như ý muốn, vẫn còn một số nhược điểm như: Có phổ biến tuyên truyền về các văn bản về dân chủ tuy nhiên đều đó làm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ, có chỉ là hình thức mà thôi, phổ biến sơ sài không cụ thể chi tiết. Chính vì vậy Hiệu trưởng cùng Ban

chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cần tìm cách khắc phục.

Nhìn chung các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cũng như các cơ quan đơi vị khác, sau mỗi năm học đều có tổng kết, báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ trước hội đồng nhà trường. Tuy nhiên báo cáo đó chưa thể hiện rõ tâm tư nguyện vọng của CBGV- CNV nhà trường mà chỉ báo cáo nhanh, ngắn gọn, qua loa có cho xong hoặc miễn là có. Đây là nhược điểm mà các nhà trường cần phải tìm cách tháo gỡ.

Khi thành lập được Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, thì Hiệu trưởng là người giữ nhiệm vụ làm trưởng ban. Trong các nhà trường đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đối với Hiệu trưởng là người đứng đầu trong các nhà trường đã làm tốt việc của mình trước Hội đồng sư phạm. Là người thực hiện nhiệm vụ làm quản lý, đi đầu và lãnh đạo nhà trường đúng với những quy định của pháp luật. Trong xây dựng kế hoạch năm học, nhiều hoạt động luôn xem xét những ý kiến góp ý, phản hồi của tập thể nhà trường và học sinh, phụ huynh. Hiệu trưởng thông báo việc xây dựng ý kiến có thể qua phát biểu tại cuộc họp hội đồng, gặp trực tiếp hoặc viết thư tay, tin nhắn, hòm thư, trên cổng thông tin điện tử của trường hoặc trên mạng, nhóm zalo, facebook của trường. Có như vậy thì mới biết được những việc làm nào đúng đắn, phù hợp, những việc nào chưa phù hợp để phát huy mặt tốt và khắc phục mặt hạn chế. Đồng thời cũng phải đưa ra cách giải quyết phù hợp với quy định của Nhà nước, phù hợp nội quy và quy chế của trường đã xây dựng. Trong thực tiễn thực hiện công việc, mỗi khi CBGV- CNV có đưa ra nguyện vọng của mình như muốn đi học để nâng cao trình độ, hoạt động chuyên môn, vấn đề thi đua khen thưởng hoặc đề xuất biện pháp khắc phục cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường. Nếu phù hợp sẽ được lãnh đạo nhà trường đồng ý, còn chưa phù hợp thì cần phải đưa ra lãnh đạo mở rộng thậm chí đưa ra tập thể nhà trường bàn bạc xem xét đồng ý rồi mới quyết định.

Kế hoạch năm học, kế hoạch theo kỳ, kế hoạch tháng và tuần, những hoạt động chi tiêu tài chính, nguồn tài chính được nhà nước cấp hàng năm, cấp bổ sung, chi lương, chi thường xuyên vào từng hoạt động nào cũng đều phải có kế hoạch và cụ thể công khai minh bạch, hàng tháng đều phải có công khai tài chính kịp thời và dán trên bảng tin của trường để mọi người xem và góp ý. Cứ hàng năm đều phải có quyết toán ngân sách xem chi đủ hay thừa thiếu để nhà trường biết và có biện pháp giải quyết. Vấn đề này đã được đưa ra trước hội nghị cán bộ viên chức của nhà trường cho tập thể nhà trường bàn bạc xem xét và cho ý kiến biểu quyết.

Trong các nhà trường đều có các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên. Hiệu trưởng luôn luôn có sự phối kết hợp với tổ chức đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình như xây dựng nội quy nhà trường, thực hiện khen thưởng kỷ luật, may đồng phục, tuyển dụng, tuyển giáo viên hợp đồng, tăng lương trước thời hạn, thường xuyên, học tập kinh nghiệm và các hoạt động khác đều thông qua hội đồng sư phạm, quan tâm tới CBGV- CNV. Sự phối hợp đó thể hiện có xem xét lắng nghe ý kiến của Đoàn trường, Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân để phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế. Thông qua Đoàn trường, Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của giáo viên, học sinh và tìm ra biện pháp giải quyết.

Bên cạnh những mặt đã làm được còn có một số mặt chưa làm được như vấn đề tài chính tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức, mọi người được xem về các khoản chi và có ý kiến tăng thêm nhưng hầu hết không có kết quả vì cho rằng các khoản chi đã lên kế hoạch cụ thể nên không còn tiền, muốn tăng lên thì phải giải trình lấy từ đâu ra. Đồng thời các khoản chi đó cụ thể chi như thế nào cũng không ai biết. Hoặc vấn đề sửa chữa vật chất cũng thế khi công khai kế hoạch chi tiêu cho hoạt động sửa chữa vật chất là một khoản tiền nhất định nhưng không có tổng kết cụ thể chi vào chỗ nào, sửa chữa hết bao

nhiêu, ai là người sửa chữa. Khi được hỏi về vấn đề sửa chữa cơ sở vật chất cụ thể chi như thế nào có 184 phiếu thì có 101 phiếu chiếm 54,89% trả lời không biết, có 83 phiếu trả lời là có biết chiếm 45,1%. Một số các khoản chi còn thanh toán chậm như chế độ thai sản, tiền công tác phí, tiền coi thi, … Khi được hỏi về thanh toán chi trả cho cán bộ, giáo viên nhanh hay chậm có 184 phiếu thì có 91 phiếu chiếm 49,45% trả lời là chậm, 93 phiếu chiếm 50,54% là bình thường.

Vấn đề thiếu dân chủ trong tài chính, điều đó gây nên bức xúc cho mọi người. Khảo sát vấn đề này ở các trường THPT trên địa bàn huyện có 62/184 phiếu trả lời có công khai chiếm 33,69%, có 122 phiếu trả lời không thấy công khai chiếm 66,30%. Qua phần khảo sát trên cho chúng ta thấy sự dân chủ ở một số trường THPT của huyện Đồng Xuân, Phú Yên thì đâu đó còn những điều gì đó còn chưa rõ ràng, chưa cụ thể, do đó còn thiếu dân chủ, gây nghi ngờ, thiếu đoàn kết trong nội bộ nhà trường.

2.2.2. Việc thực hiện dân chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường trong nhà trường

Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và Bộ Giáo dục & Đào tạo luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống và hoạt động chuyên môn của CBGV- CNV của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần trực tiếp quyết định sự nghiệp giáo dục, cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được xứ mệnh cao cả đó thì CBGV- CNV trong ngành giáo dục nói chung và các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nói riêng đều được quan tâm tạo mọi điều kiện ở mức tốt nhất để thực hiện quyền và trách nhiệm mà Đảng và Nhà nước giao phó. Thông thường vào tháng 7 hàng năm mỗi CBGV- CNV đều được bồi dưỡng thường xuyên như học tập các Nghị quyết do lãnh đạo huyện phụ trách về giảng dạy, ngoài ra CBGV- CNV đầu năm học đều được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin, được rà

soát để tự hoàn thiện chuyên môn của mình. Đầu năm học Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch để hoạt động cho năm học đó, thì mỗi CBGV- CNV có quyền được góp ý kiến để kế hoạch đó được hoàn thiện hơn, nâng cao tính dân chủ và tình đoàn kết trong nhà trường. Công đoàn xây dựng kế hoạch thăm hỏi, hoạt động về ngày thương binh liệt sĩ, tết thiếu nhi, phát động thi đua khen thưởng, hoạt động học tập kinh nghiệm hè hàng năm, … Đều được đưa ra trước tập thể nhà trường để bàn bạc góp ý đem lại sự công bằng bình đẳng cho các thành viên trong nhà trường, đồng thời cũng để cho hoạt động đó được nâng cao chất lượng hơn. Vì vậy mà mỗi CBGV-CNV được phân công nhiệm vụ giảng dạy và kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp, phong trào và hoạt động trong trường một cách phù hợp, giúp họ hoàn thành tốt vai trò, công việc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 45)