7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Những việc cần làm để thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay
hiện nay
Để quyền dân chủ của tập thể các nhà trường được thực hiện có hiệu quả, đem lại niềm tin cho quần chúng, xây dựng nhà trường trong sáng, minh bạch thì yêu cầu nhà trường phải làm tốt những việc cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Mỗi nhà trường cần phải triển khai thành lập ban chỉ đạo thực hiện, giám sát quy chế dân chủ và thực hiện nghiêm túc quy chế đó, dựa trên các văn bản pháp luật mà ngành đã ban hành, đồng thời xử lí nghiêm khắc những hành vi, vi phạm về dân chủ.
Thứ hai: Nhà trường phải phổ biến, tuyên truyền, tới toàn thể CBGV- CNV trong nhà trường về các văn bản quy định về quy chế dân chủ, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về dân chủ cơ sở. Việc phổ biến quy chế dân chủ trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng, bởi việc phổ biến các quy chế dân chủ giúp cho từng thành viên trong nhà trường nắm và hiểu được quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Thứ ba: Hiệu trưởng phải có trách nhiệm công khai, thông báo một cách đầy đủ cho toàn thể CBGV- CNV để họ cùng nhà trường thực hiện các kế hoạch. Như chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục; Các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần; Kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược định hướng phát triển của cơ sở giáo dục; Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; Quyết toán kinh phí hằng năm; Tài sản, trang thiết bị; Kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục; Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; Quyết định bổ nhiệm, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, thăng hạng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; Việc đánh giá, xếp loại, hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc; Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ sở giáo dục đã được kết luận; Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục; Kết quả tiếp thu ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng đưa ra lấy ý kiến nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động quy định tại Điều 11 của Thông tư này; Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ sở giáo dục. Những việc phải công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; Những việc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Tất cả các quy định của cơ sở giáo dục liên quan đến việc học tập của người học theo quy định của pháp luật; Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Thứ tư: Hoạt động của nhà trường diễn ra thường xuyên và thực hiện theo quy chế dân chủ, nhưng sau các hoạt động đó thì CBGV- CNV thường xuyên xem xét, theo dõi, kiểm tra giám sát đôn đốc nhắc nhở tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, để kịp thời khắc phục những thiếu sót trong dân chủ nhằm thúc đẩy nhà trường đi lên.
1.2.3. Tính tất yếu của dân chủ cơ sở trong trường học
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều vì dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” [37, tr.232]. Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ quan điểm về dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam là: Vai trò quyết định của Nhân dân đối với vận mệnh của đất nước, bởi dân là gốc của nước, của cách mạng. Khi quyền làm chủ của người dân được tôn trọng và bảo đảm, sẽ tạo nên nền tảng, cơ sở vững chắc để các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Muốn thực hiện được điều đó, việc dân chủ hóa mọi hoạt động của Đảng và của cả hệ thống chính trị nhằm tập hợp được đông đảo mọi tầng lớp Nhân dân tham gia quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội, đóng góp trí tuệ và vật chất để xây dựng, bảo vệ đất nước sẽ là một quan điểm hết sức đúng đắn, sáng suốt. Phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được thể hiện trong nhiều Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng và được thể chế thành pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII lần đầu tiên đưa thêm hai cụm từ “dân giám sát” và “dân thụ hưởng”
Từ thực trạng yếu kém của hệ thống chính trị ở cơ sở và vấn đề mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây nên tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội ở nhiều địa phương, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT- TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta có một văn bản riêng về vấn đề này. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này của Đảng chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước; Thực hiện tốt phương châm: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thu hút Nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng đang xảy ra ở nhiều nơi trở thành “điểm nóng”. Ở một số nơi Nhân dân ở xã còn kéo lên trụ sở UBND xã, huyện để biểu tình và khiếu kiện. Vì thế nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở; Bởi đó là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nơi thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục đào tạo nói chung và các trường học nói riêng cần thiết phải xây dựng và triển khai quy chế dân chủ trong trường học. Quy chế dân chủ trong trường học có tầm quan trọng rất lớn ở các phương diện sau:
Thứ nhất: Phát huy quy chế dân chủ trong trường học góp phần mở rộng dân chủ đối với tập thể nhà trường, mọi người đều nắm được quyền và nghĩa vụ của mình, được đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường tốt hơn. Bên cạnh đó mọi người hiểu rõ được đường lối chủ trương của nhà trường để thực hiện có
hiệu quả. Phát huy được sự sáng tạo, tích cực, chủ động của CBGV- CNV nhà trường. Thực hiện công việc một cách tự giác, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Có như vậy mới hạn chế được những xích mích, tiêu cực trong trường, khắc phục được sự thiếu dân chủ trong nhà trường, xây dựng nhà trường đoàn kết vững mạnh hơn. Nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Thứ hai: Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học sẽ giúp tập thể nhà trường có tính kỷ luật cao, CBGV-CNV nhà trường tự giác thực hiện nội quy, quy định của ngành và của trường. Học sinh hăng hái trong giờ học, chưa hiểu, chưa biết các em mạnh dạn trao đổi trên tinh thần kính trọng và tôn trọng. Từ đó cũng giúp cho Ban giám hiệu quản lí học sinh và CBGV- CNV cũng như quản lí tài sản nhà trường minh bạch hơn. Đồng thời thực hiện đúng quy chế về tài chính, tuyển dụng, tuyển sinh, thi cử, đánh giá giáo viên và học sinh. Điều đó cho thấy dân chủ trong nhà trường được mở rộng, tăng cường nề nếp kỷ luật góp phần nâng cao tính quản lý của nhà trường, tính kỷ luật của học sinh và CBGV- CNV. Các nhà trường đưa ra tiêu chí thi đua nếu ai thực hiện tốt nề nếp kỷ cương về thời gian làm việc, đeo thẻ khi lên lớp, quản lí học sinh có hiệu quả, ai có sáng kiến về chuyên môn, về quản lý, thì cung cấp cho nhà trường. Sẽ góp phần vào việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
Thứ ba: Phát huy được quy chế dân chủ trong trường học sẽ giúp cho cấp ủy Đảng được hoàn thiện về chủ trương đường lối, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Ban giám hiệu triển khai công việc thuận tiện và đúng quy chế, tạo ra sự đồng thuận đối với tập thể CBGV- CNV và học sinh. Bên cạnh đó CBGV- CNV và học sinh biết được chủ trương đường lối của nhà trường, được tham gia xây dựng bàn bạc phát biểu ý kiến khi thấy việc bất thường, tham gia thực hiện công việc, giám sát quá trình triển khai thực hiện công việc trong trường. Có như vậy mới tránh được thái độ kênh kiệu cửa quyền,
gây khó rễ cho CBGV- CNV và học sinh, phụ huynh. Đây là cơ sở để tạo ra làn sóng về lòng tin đối với nhà trường. Khi có lòng tin của quần chúng thì mọi công việc của nhà trường đưa ra sẽ được đóng góp ý kiến chân thành, sự ủng hộ và tăng cường khối đại đoàn kết trong nhà trường.