Thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng nhà trường

Quy chế dân chủ cơ sở là hình thức dân chủ thông qua đó Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ của mình để được biết, được bàn, được làm, được giám sát, được kiểm tra và được thụ hưởng. Vậy để quy chế dân chủ đó được thực hiện trong nhà trường, được đến tận tay đội ngũ CBGV- CNV trong nhà trường thì hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật. Nhằm giúp cho họ nắm được văn bản pháp luật để thực hiện tốt về dân chủ. Muốn biết được công tác này như thế nào tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho 184 cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Khi hỏi về Nghị định 04/2015 của Chính Phủ về “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan” anh (chị) có được Hiệu trưởng nhà trường phổ biến tuyên truyền hay dán thông báo hay không? Thì được biết là có 113/184 người trả lời là có, chiếm 61,40% người biết tới văn bản này, còn lại là không biết và không quan tâm.

Tiếp theo, hỏi anh (chị) có được biết được nghe tới Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” và Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng đẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục không? Nhiều người trả lời nghe quen quen nhưng

không rõ lắm, và có 81/184 người là được biết, chiếm 44,01%, còn lại là chưa bao giờ nghe thấy .

Với văn bản chỉ đạo thường xuyên cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh đó là Kế hoạch số 100-KH/BCĐ ngày 13/3/2018 của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2018; Sở GD&ĐT Phú Yên cũng ban hành Công văn số 115/HDLT-SGDDT-CĐN ngày 17/9/2020 hướng dẫn liên tịch về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và hội nghị người lao động. Khi hỏi anh (chị) có được thông báo về văn bản này không thì số người trả lời có 76/184 chiếm 41,30%, số còn lại trả lời chưa nghe thấy bao giờ.Thông qua những số liệu trên cho thấy việc mọi người cập nhật văn bản cũng như tìm hiểu chúng còn mơ màng, ít quan tâm, chưa hứng thú với văn bản vì còn cho rằng tất cả là hình thức.

Trong khi đó về phía Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong các nhà trường gồm có Bí thư Đảng bộ, Chi bộ - Hiệu trưởng làm trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, trưởng Ban Thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ chuyên môn, kế toán của trường, sẽ chỉ đạo thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ. Khi hỏi anh (chị) cho biết ở trường mình Hiệu trưởng nhà trường có thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ hay không? Tất cả 184 người đều trả lời là có chiếm 100%. Tiếp theo anh (chị) đánh giá thế nào về kết quả chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, phiếu thu về có 91/184 người chiếm 49,45 % trả lời là có hiệu quả tốt, còn lại là hình thức và không biết. Qua phần khảo sát trên cho thấy Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ đã thực hiện tốt công tác của mình và phần nào có cố gắng để CBGV- CNV có thể nắm bắt được văn bản. Tuy nhiên hiệu quả chưa được như ý muốn, vẫn còn một số nhược điểm như: Có phổ biến tuyên truyền về các văn bản về dân chủ tuy nhiên đều đó làm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ, có chỉ là hình thức mà thôi, phổ biến sơ sài không cụ thể chi tiết. Chính vì vậy Hiệu trưởng cùng Ban

chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cần tìm cách khắc phục.

Nhìn chung các trường THPT của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cũng như các cơ quan đơi vị khác, sau mỗi năm học đều có tổng kết, báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ trước hội đồng nhà trường. Tuy nhiên báo cáo đó chưa thể hiện rõ tâm tư nguyện vọng của CBGV- CNV nhà trường mà chỉ báo cáo nhanh, ngắn gọn, qua loa có cho xong hoặc miễn là có. Đây là nhược điểm mà các nhà trường cần phải tìm cách tháo gỡ.

Khi thành lập được Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, thì Hiệu trưởng là người giữ nhiệm vụ làm trưởng ban. Trong các nhà trường đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đối với Hiệu trưởng là người đứng đầu trong các nhà trường đã làm tốt việc của mình trước Hội đồng sư phạm. Là người thực hiện nhiệm vụ làm quản lý, đi đầu và lãnh đạo nhà trường đúng với những quy định của pháp luật. Trong xây dựng kế hoạch năm học, nhiều hoạt động luôn xem xét những ý kiến góp ý, phản hồi của tập thể nhà trường và học sinh, phụ huynh. Hiệu trưởng thông báo việc xây dựng ý kiến có thể qua phát biểu tại cuộc họp hội đồng, gặp trực tiếp hoặc viết thư tay, tin nhắn, hòm thư, trên cổng thông tin điện tử của trường hoặc trên mạng, nhóm zalo, facebook của trường. Có như vậy thì mới biết được những việc làm nào đúng đắn, phù hợp, những việc nào chưa phù hợp để phát huy mặt tốt và khắc phục mặt hạn chế. Đồng thời cũng phải đưa ra cách giải quyết phù hợp với quy định của Nhà nước, phù hợp nội quy và quy chế của trường đã xây dựng. Trong thực tiễn thực hiện công việc, mỗi khi CBGV- CNV có đưa ra nguyện vọng của mình như muốn đi học để nâng cao trình độ, hoạt động chuyên môn, vấn đề thi đua khen thưởng hoặc đề xuất biện pháp khắc phục cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường. Nếu phù hợp sẽ được lãnh đạo nhà trường đồng ý, còn chưa phù hợp thì cần phải đưa ra lãnh đạo mở rộng thậm chí đưa ra tập thể nhà trường bàn bạc xem xét đồng ý rồi mới quyết định.

Kế hoạch năm học, kế hoạch theo kỳ, kế hoạch tháng và tuần, những hoạt động chi tiêu tài chính, nguồn tài chính được nhà nước cấp hàng năm, cấp bổ sung, chi lương, chi thường xuyên vào từng hoạt động nào cũng đều phải có kế hoạch và cụ thể công khai minh bạch, hàng tháng đều phải có công khai tài chính kịp thời và dán trên bảng tin của trường để mọi người xem và góp ý. Cứ hàng năm đều phải có quyết toán ngân sách xem chi đủ hay thừa thiếu để nhà trường biết và có biện pháp giải quyết. Vấn đề này đã được đưa ra trước hội nghị cán bộ viên chức của nhà trường cho tập thể nhà trường bàn bạc xem xét và cho ý kiến biểu quyết.

Trong các nhà trường đều có các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên. Hiệu trưởng luôn luôn có sự phối kết hợp với tổ chức đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình như xây dựng nội quy nhà trường, thực hiện khen thưởng kỷ luật, may đồng phục, tuyển dụng, tuyển giáo viên hợp đồng, tăng lương trước thời hạn, thường xuyên, học tập kinh nghiệm và các hoạt động khác đều thông qua hội đồng sư phạm, quan tâm tới CBGV- CNV. Sự phối hợp đó thể hiện có xem xét lắng nghe ý kiến của Đoàn trường, Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân để phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế. Thông qua Đoàn trường, Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của giáo viên, học sinh và tìm ra biện pháp giải quyết.

Bên cạnh những mặt đã làm được còn có một số mặt chưa làm được như vấn đề tài chính tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức, mọi người được xem về các khoản chi và có ý kiến tăng thêm nhưng hầu hết không có kết quả vì cho rằng các khoản chi đã lên kế hoạch cụ thể nên không còn tiền, muốn tăng lên thì phải giải trình lấy từ đâu ra. Đồng thời các khoản chi đó cụ thể chi như thế nào cũng không ai biết. Hoặc vấn đề sửa chữa vật chất cũng thế khi công khai kế hoạch chi tiêu cho hoạt động sửa chữa vật chất là một khoản tiền nhất định nhưng không có tổng kết cụ thể chi vào chỗ nào, sửa chữa hết bao

nhiêu, ai là người sửa chữa. Khi được hỏi về vấn đề sửa chữa cơ sở vật chất cụ thể chi như thế nào có 184 phiếu thì có 101 phiếu chiếm 54,89% trả lời không biết, có 83 phiếu trả lời là có biết chiếm 45,1%. Một số các khoản chi còn thanh toán chậm như chế độ thai sản, tiền công tác phí, tiền coi thi, … Khi được hỏi về thanh toán chi trả cho cán bộ, giáo viên nhanh hay chậm có 184 phiếu thì có 91 phiếu chiếm 49,45% trả lời là chậm, 93 phiếu chiếm 50,54% là bình thường.

Vấn đề thiếu dân chủ trong tài chính, điều đó gây nên bức xúc cho mọi người. Khảo sát vấn đề này ở các trường THPT trên địa bàn huyện có 62/184 phiếu trả lời có công khai chiếm 33,69%, có 122 phiếu trả lời không thấy công khai chiếm 66,30%. Qua phần khảo sát trên cho chúng ta thấy sự dân chủ ở một số trường THPT của huyện Đồng Xuân, Phú Yên thì đâu đó còn những điều gì đó còn chưa rõ ràng, chưa cụ thể, do đó còn thiếu dân chủ, gây nghi ngờ, thiếu đoàn kết trong nội bộ nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 47 - 51)