Giới trong quan hệ tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 34 - 39)

5. Bố cục của luận văn

2.1.1. Giới trong quan hệ tình yêu

Là tiếng nói của tâm hồn, tình yêu đi vào ca dao như một lẽ tự nhiên. Cũng là những cung bậc, những thanh âm của tình yêu, song những giai điệu ấy lại khác nhau ở nam và nữ. Có thể nói tình yêu không tồn tại một nghĩa giữa giới nam và giới nữ. Chế độ phụ quyền phủ bóng mọi mặt trong đời sống xã hội đến tình yêu vốn là thứ tình cảm muôn đời vẫn ý vị, vậy mà vẫn không tránh khỏi những rào cản của luân lí.

Tình yêu nảy nở trong những buổi bình minh, khi ánh mặt trời bắt đầu ló rạng, khi cỏ cây còn ướt đẫm sương mai, khi chim muông còn ngái ngủ, hay trong những buổi chiều tà khi mặt trời đã gác non đoài… Nói tới tình yêu không thể không nhắc đến lời tỏ tình, bởi một lẽ lời tỏ tình là tiếng đàn đầu tiên ngân lên trong giai điệu bản nhạc tình. Có thể thấy rằng trong quan hệ tình yêu, cất lên lời tỏ tình thường là các chàng trai, hoặc thẳng thắn, hoặc là ỡm ờ “mượn gió bẻ măng”.

Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà

Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

thanh gái lịch. Khung cảnh trữ tình ấy, tín hiệu giao duyên cất lên tình tứ .“Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen” thời gian, không gian xác định, đến cái áo bỏ quên kia cũng xác định. Nhưng trong cái bối cảnh mà ta tin rằng không hề ngụy tạo kia lại đong đưa một cành hoa sen đã khiến ta phải nghi ngờ. Sen vốn dĩ đâu có cành, hoa sen vốn mảnh mai, mềm yếu, có ai lại vắt áo lên đó bao giờ. Hóa ra đó là cái cớ để chàng trai thộ lộ tâm tư. Nhưng cũng có những lời tỏ không vòng vo, không lắt léo ta vẫn thường thấy trong ca dao:

Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi Cô còn cắt nữa hay thôi Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

Hay như:

Gặp đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?

Trong xã hội phong kiến nam giới vốn đặt công danh, sự nghiệp lên hàng đầu, tình yêu chỉ xếp ở vị trí thứ yếu, thì mặc nhiên họ không cần phải ý nhị trong việc tỏ tình, có cũng được, không có cũng chẳng sao. Sắc màu tình yêu ở nam giới là sự chủ động, là “cọc đi tìm trâu” thì nữ giới thường là e dè, kín đáo, ý vị, tinh tế và sâu sắc, lời thổ lộ cũng đầy dịu dàng, nữ tính:

Anh đà có vợ hay chưa Mà anh ăn nói ngọt ngào có duyên

Mẹ già anh ở nơi nao Để em tìm vào hầu hạ thay anh.

Trong tình yêu của cả hai giới, nữ giới thường buộc phải thủy chung bởi luật lệ phụ quyền “trai năm thế bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, cho nên lời thề hẹn thường nguyện một lòng một dạ với người mình yêu. Khi yêu người con gái thường hay nhạy cảm, tình yêu của họ mãnh liệt đến vô

cùng. Cho nên nhu cầu gắn kết hoặc mong muốn một tình yêu bất diệt luôn thường trực trong họ:

Trót lời đã bén duyên chàng Dù cho nát đá phai vàng mới thôi

Hòn đá cách Hàn xếp đổ lò nôi Cạn lòng con sông cái Thì tôi mới quên nghĩa chàng”

Hay:

Một lời thề không duyên thì nợ Hai lời thề không vợ thì chồng

Ba lời thề khơi núi lấp sông Em quyết theo anh đi cho trọn đạo

Kẻo luống công anh chờ.

Có khi thề nguyền một cách quyết liệt dứt khoát như một sự kiên định về tình yêu chung thuỷ suốt đời không đổi thay.

Chừng nào núi Bụt hết cây

Lại Giang hết nước, dạ này hết thương.

Lấy cái vô tận để nói cái vô cùng cây núi Bụt, nước sông Giang thì không thể nào hết và không thể xác định hay cân, đo, đong, đếm được. Và như thế, đem tình cảm của chính mình ra mà thề nguyền là một minh chứng rõ nhất, đáng quý của người con gái. Vì thế:

Trăm năm lòng gắn dạ ghi Dù ai đem bạc đổi chì cũng không

Trăm năm quyết chí một chồng Dầu ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai

Dầu cho đá nát vàng phai

Trăm năm không bỏ người chồng Vải thưa nhuộm lấy màu đen Vải thưa mặc vải màu xinh khen màu

Trăm năm tạc một chữ đồng Dầu ai thêu phụng vẽ rồng cũng không

Trăm năm trăm tuổi một chồng Dầu ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai…

Thủy chung là thế, son sắt là thế nhưng trong tình yêu nữ giới giữ thế bị động nên thường chịu thiệt thòi, và thường nhận về nhiều những nhiều ngang trái, khổ đau.

Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.

Câu ca dao vang lên như một sự van vỉ, xen lẫn sự bẽ bàng chua xót. Họ ví mình tạm bợ như “cơm ngội đỡ khi đói lòng” của nam giới. Chua chát là thế nhưng vẫn chứa đựng một sự cam chịu, một sự nhẫn nhịn, không phán kháng. Họ bị mất tiếng nói trong địa hạt tình yêu. Người phụ nữ trong tình yêu đôi khi là sự khước từ mình. Hạ thấp những giá trị của bản thân, bởi lẽ dầu họ có là tuyệt sắc giai nhân đi chăng nữa cũng là thân phận lệ thuộc.

Trong lối sống của người con gái xưa, không hẳn ai cũng đoan chính, không hẳn ai cũng thủy chung, son sắt. Những lời trách móc đối với “nửa kia” của người con trai không hề hiếm:

Công anh chăm nghé đã lâu Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày”

Hay như

“Công anh đắp đập be bờ Để ai tháo nước để lờ anh trôi”.

phản kháng khi chính đàn ông là kẻ bội bạc. Triết lý của tục ngữ “Ông ăn chả, bà ăn nem” đầu têu vẫn là do “Ông ăn chả” và cũng hàm chứa ở đó sự phản kháng cực đoan của sự đòi hỏi bình đẳng. Và như một mặc định, người con gái trong xã hội xưa nếu trải qua nhiều mối tình, không cần biết lí do chấm dứt những mối tình xuất phát từ nam hay nữ, nhưng cuối cùng điều tiếng vẫn nằm ở người con gái, rằng lẳng lơ, rằng không thủy chung. Họ thậm chí rất khó lập gia đình, vì quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến đôi khi “giết chết” tương lai của họ. Khi lập gia đình, ngỡ yên bề gia thất nhưng người con gái, nếu lỡ trải qua dăm ba mối tình trong quá khứ vẫn bị hiện tại lục lọi đem ra bàn tán, chì chiết.

Trái ngược với bản tính thủy chung, thụ động của giới nữ thì nam giới vốn đa tình thích “trêu hoa ghẹo nguyệt” nên chuyện “có mới nới cũ” âu cũng là lẽ thường tình:

“Có mới thì nới cũ ra

Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân”

Khi những cuộc tình “đứt gánh giữa đường” dòng nước mắt xót xa cứ nối tiếp chảy mãi trong ca dao, những giọt nước mắt ấy nhỏ sâu xuống tận tâm hồn người phụ nữ và lắng lại trong ca dao những xúc cảm trào dâng, mãnh liệt như tiếng vỡ òa trong đau đớn:

Anh nói với em như rìu chém xuống đá Như rạ chém xuống đất

Như mật rót vào tai Bây giờ anh đã nghe ai Bỏ em ở chốn non Đoài bơ vơ.

Rõ ràng xã hội thêu dệt và áp đặt nên mẫu hình lý tưởng về nữ giới với những đức tính thủy chung, giàu lòng hy sinh, sự vị tha… nên đã kéo theo nhiều hệ lụy. Coi tình yêu là tất cả song họ thường bị bỏ rơi, bị phụ bạc, còn

đàn ông đó chỉ là một giá trị bên cạnh những giá trị khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 34 - 39)