Khát vọng tự do, bình đẳng và hạnh phúc của phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 58 - 69)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Khát vọng tự do, bình đẳng và hạnh phúc của phụ nữ

2.3.1. Khát vọng tự do, bình đẳng

“Con giun xéo lắm cũng quằn” cũng là một kiếp người nhưng phụ nữ luôn chịu đựng những giam hãm, bó buộc về thể xác lẫn tinh thần, bi phẫn với thực tại nên trong lòng họ luôn dấy lên khát vọng của sự tự do và được đối xử bình đẳng. Cuộc đời của người con gái từ lúc sinh ra, lớn lên và gả chồng là cuộc sống hoàn toàn mất đi tự do. Sợi dây lễ giáo phong kiến buộc chặt họ trong kiếp sống tôi đòi nhưng không kìm hãm được khát khao được sống tự do.

Đạo đức và xã hội phụ quyền kiến tạo nên một không gian sống hoàn toàn đối lập, tự do của nam giới không hạn chế, còn người nữ chẳng khác nào sống trong một nhà tù lớn, sự tự do hoàn toàn bị triệt tiêu.

Nam giới có thể tự do đi lại, tự do yêu đương, tự do trong các hành vi, lối sống. Ngược lại nữ giới bủa vây bởi nhiều tập tục, luật lệ, ràng buộc họ trong nhiều khía cạnh của đời sống. Không thể lay chuyển cả một chế độ xã hội, họ gửi gắm khát khao trả tự do trong những vần ca dao.

"Thân em như con cá rô thia Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

Thân phận nữ giới chẳng khác nào cá rô thia, không được tự do vùng vẫy bởi sự nguy hiểm luôn rình rập quanh họ. Câu ca dao không chỉ là tiếng than tội nghiệp của cô gái mà còn là khát vọng một cuộc sống tự do, tự tại.

Trong tình yêu người nữ luôn giữ thế bị động, không được phép tỏ vì thế không ít lần họ cất cao quyền được tự do trong tình yêu:

Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi

Cái sự ước của cô gái trong bài ca dao bất chấp cả luân thường đạo lí. Một mơ ước cực kì duyên dáng nhưng cũng hết sức táo bạo, thể hiện khát khao tự do trong tình yêu đôi lứa mà bấy lâu nay quan niệm “cọc đi tìm trâu” vẫn ràng buộc họ.

Sống dưới sự sắp đặt của cha mẹ, hôn nhân với họ nụ cười thì ít mà nước mắt, tủi hờn thì nhiều:

Đêm nằm tưởng cái gối bông Giật mình gối phải râu chồng nằm bên

Sụt sùi tủi phận hờn duyên

Trách cha trách mẹ tham tiền bán con.

Mẹ em thấy của thời tham, Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con.

Nói ra thẹn với nước non,

Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.

Bài ca dao trên người con gái trách cha mẹ mình đã vì thấy nhà người tưởng có của “hang vàng” mà gả con vào, ai ngờ lại là “hang hùm” khiến người con gái đau khổ muôn phần. Trách móc cũng là một cung bậc của ca dao than thân, qua đó người con gái than trách mẹ mình, đồng thời qua đó than thân cho nỗi khổ của mình khi bị ép gả về nhà chồng để mình phải khổ cực.

Cũng có những bài tương tự khi cha mẹ trong lễ giáo phong kiến mà không tâm sự với con cái, bố mẹ quyết đặt đâu con ngồi đấy, con cái phải nghe lời cha mẹ nên không lấy được người mình thương lại phải lấy người không yêu:

Mẹ em tham gạo tham gà, Bắt em để bán cho nhà cao sang.

Chồng em thì thấp một gang, Vắt mũi chửa sạch ra đàng đánh nhau.

Nghĩ mình càng tủi càng đau,

Trách cha trách mẹ tham giàu tham sang.

Bài ca dao như tiếng nấc nghẹn ngào, số phận đã định không thể nào lay chuyển, đằng sau những câu từ ấy ẩn chứa một khát khao cháy bỏng về tự do trong hôn nhân của người phụ nữ.

“Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Nhà em nào đâu đòi hỏi mâm cao cỗ đầy gì cho cam. Hình ảnh “cá cắn câu”

“chim vào lồng” được láy lại như là thực trạng khủng khiếp đày đọa cuộc đời người con gái. Lời kêu than thảm thiết đồng thời là những câu hỏi nhức nhối vút lên nhói tận tim can người đọc. Từ nơi sâu thẳm tâm hồn cô gái vang lên lời tố cáo mạnh mẽ về một chế độ phong kiến khắt khe, nghiệt ngã. Đằng sau lời tố cáo ấy ánh lên khát vọng thiết tha chảy bỏng về tự do hôn nhân.

Tình yêu đích thực là tình yêu không cưỡng cầu, vì sự ép buộc của cha mẹ, nên tương lai của họ hoàn toàn phó thác vào người chồng của mình. Vì thế khát vọng tự do trong việc lựa chọn bạn đời luôn thường trực trong trái tim của mỗi người con gái:

Ước gì tìm được tấm lòng

Chính nhân, quân tử, tơ hồng...em trao...

Đấu tranh chống lại sự cưỡng ép của cả gia đình, họ còn chống lại những vòng cương tỏa của xã hội. Họ sẵn sàng đi ngược lại quan niệm “Phu xướng phụ tùy”

Xưa kia ở với mẹ cha

Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành Từ ngày tôi ở với anh

Anh đánh anh chửi, anh tình phụ tôi Đất xấu nặn chả nên nồi Anh đi lấy vợ, cho tôi lấy chồng.

Người phụ nữ dõng dạc phản kháng và bày tỏ khát vọng tự do thoát khỏi hôn nhân không viên mãn, thoát khỏi người chồng tệ bạc.

Gắn liền với khát vọng tự do, là khát vọng bình đẳng. Xã hội phong kiến quyền uy hoàn toàn thuộc về nam giới, phụ nữ chỉ là “trò chơi, máy đẻ”. Họ xem phụ nữ như một thứ gì “gớm ghiếc”. Quan niệm bình minh bước ra khỏi nhà gặp đàn bà là xui xẻo, ăn sâu vào nếp nghĩ của con người Việt Nam

khó lòng xóa mờ. Thậm chí một số không gian sống phụ nữ không được đặt chân đến như những nơi thờ tự, nhà Rông...

Ta bắt gặp đầy rẫy trong ca dao những giai điệu ngân lên như bản đàn ai oán, chua chát:

“Cũng là con mẹ con cha Cành cao vun xới, cành la bỏ liều”

Cành cao tượng trưng cho địa vị cao quý của người con trai. Cành la tượng trưng cho địa vị thấp hèn của người phụ nữ. Đành rằng là vậy, điều đáng nói hơn cành cao thì được chăm bẵm, vun xới, còn cành la rõ ràng chẳng ai đoái hoài. Đằng sau những lời oán trách số phận ấy đều ẩn chứa những khát vọng được đối xử bình đẳng. Tâm tư kín đáo ấy đôi lúc bộc phát thành những lời giãi bày hết sức đanh thép:

Trai mà chi, gái mà chi Sinh ra có nghĩa, có tình là hơn.

Họ sẵn sàng ném vào xã hội nam quyền những lời lẽ vô cùng thẳng thắn. Không chịu lép vế họ bộc bạch thước đo giá trị con người không nằm ở giới nam hay nữ, mà chính là tình nghĩa. Câu ca dao phảng phất quyền được đối xử công bằng, và xã hội nhìn nhận được giá trị của họ. Đối với xã hội:

Ba đồng một mớ đàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha

Ba trăm một mụ đàn bà Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi

Hết sức táo bạo. Dưới một chế độ mà uy quyền hoàn toàn thuộc về nam giới thì lắm lúc người phụ nữ vẫn coi khinh, rằng đàn ông chỉ đáng giá ba đồng.

Không chỉ chống lại lề thói phong kiến để khẳng định giá trị bản thân, mà người phụ nữ còn lên tiếng chống lại sự ép duyên của cha mẹ, khát khao cháy bỏng về một cuộc sống tự do trong yêu đương và trong hôn nhân:

Bắc thang lên hỏi trăng già,

Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời. May ra gặp được giếng khơi Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.

Chẳng may số phận gian nan, Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai?

Tương lai hạnh phúc hay khổ đau, an nhàn hay cực nhọc họ hoàn toàn không thể định đoạt. Những làn roi của chế độ nam quyền triền miên quất lên thân phận phận những người phụ nữ nhỏ bé, tội nghiệp. Đằng sau những tiếng thở than họ gửi gắm trong ca dao là những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống tự do, bình đẳng.

Hay tiêu biểu cho các bài ca dao đã thể hiện rõ nỗi than thân của người con gái khi chặng đường tuổi xuân của người con gái cứ thế qua đi do cha mẹ không bằng lòng người con thương mà muốn con mình lấy người không yêu. Kết quả là sự cô đơn, đau khổ của người con gái khi tuổi xuân cứ trôi qua

Nói thương cha mẹ biểu không Nơi chẳng bằng lòng cha mẹ biểu ưng.

Trách lòng cha mẹ vụng toan Bông búp không bán để tàn ai mua.

Như vậy trong xã hội phong kiến với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mà có thể đến nay vẫn còn thì người con gái phải chịu khổ khi phải lấy người mình không yêu. Cha mẹ lại không nghe con nói, vì vậy những bài ca dao hiện lên như bài than trách của con với cha mẹ:

Hai ta là bạn thong dong,

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng. Bởi chưng thầy mẹ nói ngang, Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.

Nhưng không phải cha mẹ muốn vậy mà cha mẹ cũng vì lễ giáo phong kiến muốn được đúng theo trật tự gia đình, xã hội nên mới gàn cản đôi lứa.

Bài ca dao là tiếng hát than thân không phải là sự bi lụy mà là sự phản kháng và giàu tình thương.

Con người tồn tại trên cõi đời hạnh phúc là ước mong, đích đến mà con luôn muốn đạt được. Khi cuộc sống như ý, con người luôn hướng tới một thế giới khác, đôi lúc không phải là hạnh phúc tuyệt đỉnh như mơ ước của tín đồ Ki Tô và Phật giáo về xã hội ở Thiên đường hoặc cõi Niết bàn xa xôi nào đấy. Mà lắm khi là ước mơ dung dị về một cuộc sống không khổ đau, bất hạnh. Lại một lần nữa khát vọng này thường đến từ thân phận người phụ nữ.

2.3.2. Khát vọng hạnh phúc

Những quan niệm xã hội khắt khe đã trở thành vách ngăn người phụ nữ trên hành trình góp nhặt và tìm kiếm hạnh phúc. Cay đắng, bẽ bàng, người phụ nữ luôn đau đáu một khát khao được sống cuộc sống hạnh phúc. Nỗi niềm ấy được gửi gắm vào ca dao khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi nhẹ nhàng, lúc cuộn trào như thác lũ. Sống cuộc đời mất tự do, bất bình đẳng thì đến hạnh phúc là một điều quá xa vời đối với họ. Những tù túng, ngột ngạt của khuôn mẫu lỗi thời đã đẩy người phụ nữ chỉ biết bầu bạn với những đắng cay, tủi hờn. Với họ:

Xin lỗi hạnh phúc thừa

Làm sao có thể gọi ngươi là hạnh phúc? Ngươi nhỏ vào đời ta những giọt cường toan. (Hạnh phúc thừa, Phạm Thị Ngọc Liên)

Xã hội phong kiến tước đoạt biết bao quyền lợi của người phụ nữ. Hạnh phúc là một tính từ hão huyền mà họ khó lòng đạt được. Thân phận từ lúc cất tiếng khóc chào đời đã bị miệt thị, lớn lên chút đỉnh phải nai lưng làm giàu cho mẹ, cho cha. Đến lúc cưới chồng thì bị gả bán như món hàng ngoài

chợ. Đúng như lời thơ Nguyễn Du từng chắp bút trong thiên Truyện Kiều: Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Khổ đau, bất hạnh không còn là lời của một cá nhân trong xã hội phong kiến nữa, mà đó dường như dành cho hết thảy phụ nữ. Nhưng cuộc sống dầu gian truân, đau khổ trong họ vẫn ánh lên niềm hi vọng về hạnh phúc. Hạnh phúc trong đời sống thường nhật, hạnh phúc trong tình yêu, trong hôn nhân… hạnh phúc là mối quan tâm, mục đích mà người nữ luôn hướng tới.

Có thể nói, trong chế độ phong kiến khát vọng hạnh phúc chỉ đến từ giới nữ, còn nam giới chế độ phụ quyền cấp cho họ mọi thứ mà không cần nhọc công kiếm tìm. Xã hội “trọng nam khinh nữ” nên người con gái đau khổ trong chính căn nhà của mình. Họ luôn đau đáu hướng về một cuộc sống hạnh phúc, nhưng đôi khi để có được hạnh phúc ấy họ phải trả giá bằng chính sức lao động của mình:

Mẹ ơi đừng đánh con đau Quay tơ đánh ống, làm giàu mẹ coi.

Một lời van lơn đến nghẹn lòng, thế nhưng nỗi bất hạnh ấy chưa là gì khi họ bước chân về nhà chồng. Những cuộc hôn nhân sắp đặt không hề hiếm đã khiến người phụ nữ chơi một trò chơi cá cược với vận mệnh.

Với họ cuộc hôn nhân cưỡng cầu chỉ đem lại tương lai mịt mù mà thôi:

Cha mẹ đòi ăn cá thu

Gả con xuống biển mù mù tăm tăm.

Vì thế giàu có không phải là đích đến của họ, mà hạnh phúc với họ thật giản đơn:

Ước gì em lấy được anh

Để ta trồng đậu trồng hành với nhau.

đời bên vườn đậu, nương hành với họ đó chính là định nghĩa của hạnh phúc. Bạc vàng, lụa là, gấm vóc không thể định đoạt được giá trị hạnh phúc. Hạnh phúc đến với họ từ những điều rất đỗi bình dị mà muôn đời họ vẫn khát khao:

Chẳng tham nhà ngói rung rinh Tham về một nỗi anh xinh miệng cười

Miệng cười anh đáng mấy mươi, Chân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm.

Mơ ước dung dị ấy thật đáng trân trọng. Hạnh phúc với họ còn là sống bên cạnh người mình thương suốt đời, suốt kiếp:

Người ta thích lấy nhiều chồng Tôi đây chỉ thích một ông thật bền

Thật bền như tượng đồng đen Trăm năm cùng với quyết em một lòng.

Chung thủy là đức tính quý giá của người phụ nữ Việt Nam được gìn giữ qua hàng ngàn thế hệ. Thủy chung khiến cho người phụ nữ trở nên lấp lánh hơn mà không là sợi dây ràng buộc người chồng suốt đời chỉ yêu thương mình. Vì thế những người phụ nữ thường bảo ban nhau:

Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng.

Bởi vì họ ngộ ra kiếp chồng chung là những chuỗi ngày cơm chan nước mắt. Ở đó có sự hành hạ và bóc lột sức lao động của vợ cả:

Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy đi cày chị chẳng kể công

Đến tối chị giữ lấy chồng

Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.

Chế độ đa thê đã đẩy người phụ nữ vốn bất hạnh, nay càng trở nên hờn tủi, khổ đau, càng đau khổ bao nhiêu khát vọng hạnh phúc cành cháy bỏng

bấy nhiêu. Họ khát khao hạnh phúc, một cuộc sống viên mãn bên người chồng thương mình. Họ vẽ ra một viễn cảnh tương lai tốt đẹp, ở đó chỉ có tiếng cười và niềm hạnh phúc.

Ước gì chàng được làm chồng Em được làm vợ tơ hồng cùng se.

Họ còn ước mong một cuộc sống không có tiếng chì, tiếng bấc của mẹ chồng. Hạnh phúc với họ chỉ giản đơn có thể dung hòa các mối quan hệ. Bước chân về nhà chồng, họ làm lụng vất vả để vun đắp cho hạnh phúc gia đình, nhưng có những mỗi quan hệ gieo rắc cho người phụ nữ vốn quá nhiều thiệt thòi nay càng trở nên cay đắng:“Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng”, hay mẹ chồng cay nghiệt đã giết chết hạnh phúc của người phụ nữ. Ở đây xuất hiện một nhân tố thú vị, đó là mẹ chồng, cô bên chồng. Cũng là phụ nữ nhưng tại sao lại khắt khe với chính phụ nữ. Đó chính là vô thức nô lệ do phụ nữ bị nhiễm độc bởi diễn ngôn nam quyền, kể cả dịch chuyển đối kháng lẽ ra đối với nam giới thì lại trút xả vào kẻ thấp hơn.

Vì thế họ luôn khát khao:

Chẳng tham nhà ngói ba tòa Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.

Người phụ nữ khi bước chân về với nhà chồng chịu trăm vàn cay đắng. Nếu bị gả vào chốn xa xôi, thì sự buồn tủi không đếm đong cho đủ:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Tiếng chim chiều khoan nhặt, càng khiến cho tâm hồn người con buồn rười rượi, hướng về nơi chôn rau cắt rốn. Cảnh chồng xa xem như mất đi người thân ruột thịt, nên họ từng hi vọng, ước ao được sống gần mẹ cha để những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 58 - 69)