Giới trong hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 43 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Giới trong hôn nhân

Hôn nhân bắt nguồn từ sự luyến ái giữa trai và gái. Nó là bước đầu nảy sinh chế độ gia đình, làm nền móng cho xã hội, ràng buộc con người vào lẽ sống của tổ chức tập thể có quy củ. Bên cạnh đó hôn nhân cũng chịu ảnh hưởng ngược chiều do lẽ sống con người chi phối. Trong xã hội phụ quyền, con người mặc nhiên đề cao tuyệt đối uy quyền của người chồng và thừa nhận vị thế lệ thuộc của người vợ. Xã hội phụ quyền áp đặt rằng: người phụ nữ khi đã lấy chống là thuộc hẳn về gia đình nhà chồng sống gửi thịt, chết gửi xương, thuyền theo lái, gái theo chồng, phu xướng phụ tuỳ.

Thân phận người phụ nữ gắn với hai vai trò chủ đạo đó chính là làm vợ và làm mẹ. Beauvoir nhận xét có những phát biểu hết sức xác đáng “Theo đấy, hôn nhân truyền thống là địa hạt thiết lập và bảo tồn uy quyền tuyệt đối của nam giới. Phụ nữ trong hôn nhân trở thành thứ kí sinh: một thân phận bị định đoạt, một tài sản tượng trưng truyền đời của những người đàn ông, bị chuyển từ tay người cha sang người chồng”.[31,tr55] Thật vậy khi khép lại

cuộc sống độc thân cũng là lúc cánh cửa đau khổ bủa vây, họ phải đối mặt với cuộc sống hôn nhân với vô vàn trái ngang, nghịch cảnh.

Giới nam trong hôn nhân như một vị vua giữ vai trò của kẻ thống trị, giới nữ chẳng khác nào nô tỳ hằng ngày cung cúc tận tụy chăm sóc. Không ít lần họ trút nỗi thở than vào những câu ca dao đượm mùi cay đắng. Giã từ cuộc sống thiếu nữ giờ đây họ bước vào một trang đời mới, viết tiếp những chuỗi ngày lệ thuộc, khổ đau:

Tôi đã biết tính chồng tôi Cơm no thì nước, nước no thì trầu.

Cơm bưng, nước rót chăm sóc chồng như thể người hầu, họ còn bị chồng xem như con cái, được quyền dạy dỗ, chỉ bày:

Nhân thong thả lựa vần quốc ngữ. Lựa bài ca dạy vợ như con

Lời ăn nết ở cho khôn.

Chớ nên đa quá, đa ngôn chút nào.

Hay như

Dạy con từ thuở hài đề Dạy vợ từ thuở mới về làm dâu.

Bảo ban người khác để họ trở nên tốt đẹp hơn là điều đáng quý, tuy nhiên dạy họ trở nên cam chịu, nhẫn nhịn, để dễ bề cai trị rõ ràng là một luân lí hết sức vô tâm:

Phụ tuỳ, phu xướng ấy là lẽ thường. Anh bảo sao, em nghe vậy cho vẹn đường ái ân.

Một cách nói khác:

Muốn cho trên thuận dưới hoà. Chồng kêu, vợ dạ mới là gái ngoan.

nhân riêng, nhưng người phụ nữ khi lấy chồng, tất cả những cái sự nói trên hoàn toàn bị triệt tiêu, chồng bảo sao thì nghe vậy:

Chàng ơi! Thiếp có lỗi lầm

Xin chàng đóng cửa âm thầm dạy nhau.

Đã đành phận vợ chăm sóc chồng, bị chồng xem như con cái cần được giáo huấn, họ còn còn phải từ bỏ những nếp sống trước đây để thích nghi với gia đình nhà chồng:

Lấy chồng thì phải theo chồng Thôi đừng theo thói cha ông nhà mình.

Những câu ca dao trên là chỉ là một mảng màu trong cuộc đời người phụ nữ, mà gam màu chủ đạo trong chân dung cuộc đời họ chỉ là tranh tối.

Sẽ là một “địa ngục trần gian” nếu như người hằng ngày “đầu ấp tay gối” là người vũ phu, bạo lực.

Chồng em nó chẳng ra gì Tổ tôm xóc dĩa nó thì chơi hoang.

Nói ra xấu thiếp hổ chàng, Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà.

Nói đây thời có chị em nhà,

Còn năm ba thúng thóc với một vài cân bông Em bán đi trả nợ cho chồng.

Còn ăn hết nhịn cho hả lòng chồng con. Đắng cay ngậm quả bồ hòn…

Hiện tại và cả tương lai ấy thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống của người phụ nữ buộc mình trong hai chữ chịu, cam, đành ngậm bồ hòn làm ngọt:

Có chồng phải lụy theo chồng Nắng mưa phải chịu, mặn nồng phải cam.

Hay như

Xưa kia anh bủng, anh beo

Tay bưng chén thuốc tay đèo múi chanh Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi Có thịt thì anh phụ xôi, Có cam phụ quýt, có người phụ ta.

Có quán tình phụ cây đa, Ba năm quán đỗ, cây đa vẫn còn.

Bài ca dao như một câu chuyện tự sự cuộc đời của người vợ, luôn ân cần chăm sóc người chồng của mình. Những tưởng được bù đắp, trả ơn bằng sự cảm động, bằng tình yêu của người chồng. Trớ trêu thay, con người bủng beo

trước đây trở nên khỏe mạnh lại phụ tình. Chua chát thay, bẽ bàng thay, người phụ nữ ắt hẳn sẽ căm hận, và chọn cho mình một cuộc sống không có người chồng bên cạnh. Ba năm quán đỗ cây đa vẫn còn…

Sự đối lập trong nghĩa vụ hôn nhâncủa cả hai giới chính là căn nguyên đẩy người phụ nữ vốn dĩ đã chịu đựng bao tủi hờn nay càng thấm đẫm nước mắt. Có thể nói trong xã hội phong kiến nghĩa vụ thủy chung trước hết và chủ yếu được đặt ra để dành cho người vợ. Chế độ đa thê được pháp luật và tục lệ công nhận:

“Trai làm nên năm thê bảy thiếp Gái làm nên thủ tiết chờ chồng”

Hay như

“Sông bao nhiêu nước cũng vừa Trai bao nhiêu vợ, cũng chưa bằng lòng”

Và còn

Một ông bảy vợ chẳng chê vợ nào”. Ai bày cho cảnh đa thê

Để cho phụ nữ trăm bề khổ đau

Người đàn ông có thể cưới vợ, nạp thiếp tự do bởi được luật lệ phong kiến bảo vệ chế độ đa thê. Tục đa thê đã gây ra sự bất bình đẳng và bao đau khổ cho người phụ nữ. “Trong cảnh lẽ mọn, phụ nữ Việt Nam thời phong kiến rất khổ cực; trong cảnh góa bụa thời xưa, phụ nữ Việt Nam cũng không kém phần đau khổ. ở nhiều gia đình nông thôn, người ta đã từng thấy người đàn bà góa còn xuân xanh phải đóng vai một kẻ hầu hạ mẹ chồng, và kiêm cả vai lao động chính, trong gia đình nữa, còn riêng mình thì phần hưởng thụ rất là ít ỏi”. [8, tr30]

Người vợ dù là vợ cả hay vợ lẽ thì đều phải chung thủy tuyệt đối với chồng, nếu họ vi phạm nghĩa vụ này thì không những bị coi là một trong bảy nguyên cớ để chồng bắt buộc phải ly hôn mà còn phải chịu hình phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Điều 332 Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ, Quốc triều hình luật, Gia Long ban hành 1815) quy định:

“Chồng có quyền gả bán vợ nếu vợ mắc tội thông gian”.

Chọn lựa làm vợ lẽ là chọn về những đau khổ cho chính mình. Tình yêu muôn đời vốn ích kỉ, vì vậy vợ cả, vợ lẽ là kẻ thù buộc lòng sống chung trong một mái nhà. Cứ ngỡ chạm tới thiên đường hạnh phúc, hóa ra tất cả đều là những ảo tưởng xa vời:

Thân em làm lẽ chẳng nề

Đâu như chính thất mà lê lên giường. Tối tối chị giữ mất chồng

Cho một manh chiếu nằm suông chuồng bò.

Và còn

Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời. Ai ơi ở vậy cho rồi

Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta.

Bên cạnh nghĩa vụ phải thủy chung, người phụ nữ còn gánh trên đôi vai nhỏ bé của mình bằng những luật lệ hết sức hà khắc, bất công đó chính là nghĩa vụ phải phục tùng chồng. Theo quan niệm Nho giáo, người vợ phải phụ thuộc vào chồng, phải kính phục và nghe lời chồng, không được làm trái ý chồng, không được ghen tuông cậy thế lấn át chồng. Điều 331 Quốc triều hình luật: “những người cậy thế lấn át chồng hay ghen tuông thì bị xử tội đồ làm tang thất phụ”. Sự phục tùng chồng không cho phép người vợ được tố cáo và đánh chồng. Điều 504 Quốc triều hình luật: “hành vi tố cáo chồng bị xử đi lu châu xa, nếu là vu cáo thì xử theo tội đã vu tăng thêm một bậc”, điều 408 Quốc triều hình luật: “Vợ đánh chồng thì bị xử lưu đi châu ngoài”…

Hình phạt đối với tội đánh chồng là rất nghiêm khắc, tuy nhiên trong trường hợp người chồng đánh vợ bị thương hoặc bị chết thì hình phát lại nhẹ hơn ba bậc so với hậu quả tương tự đối với người ngoài. Ngoài ra, sự phục tùng còn buộc người vợ phải thực hiện đầy đủ trọn vẹn cả các nghĩa vụ đối với những thành viên khác trong gia đình chồng cũng như chính người chồng. “Có con gây dựng cho con/ Có chồng gánh vác nước non nhà chồng”. Vất vả là thế, hy sinh là thế, người phụ nữ oằn mình gánh vác bao nhiêu trọng trách trên đôi vai nhỏ bé, nhưng vị thế không gian sống của họ chỉ quẩn quanh nơi bếp núc, chợ búa, nơi ẩm thấp ẩm thấp nhất, cạnh bồ thóc, hòm đồ, là chỗ ở cả người phụ nữ. Trong bữa cơm hàng ngày, người phụ nữ - người vợ bao giờ cũng ngồi đầu nồi, vừa ăn vừa cầm chừng lo phục vụ cho cả nhà.

Sự khập khiễng trong quan hệ hôn nhân còn thể hiện ở việc tự do đi lại. Khi về chung một nhà người chồng có thể đi Nam, về Bắc, họ giã từ gia đình đến chốn đao lửa, hoặc vẫy tay từ biệt mẹ già, vợ trẻ để lên đường tìm kiếm

công danh:

Mẹ trông con qua cầu Ái Tử, Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu.

Một mai bóng xế, trăng lu,

Con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu cho gặp chàng!

Hay như

Ai kêu, ai hú bên sông?

Tôi đang sắm sửa cho chồng xuống ghe, Chồng xuống ghe quạt che tay ngoắt,

Cất mái chèo, ruột thắt từng cơn

Còn người phụ nữ khi giã từ cuộc sống độc thân, cũng chính là lúc tự do mất đi:

Có chồng chẳng được đi đâu Có chồng chẳng được đứng lâu một giờ

Khổ đau là thế người phụ nữ còn phải sống trong sự chì chiết của mẹ chồng:

Thật thà cũng thể lái trâu

Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Lời phẫn uất có khi cất lên thành lời:

Mẹ anh cay nghiệt lắm anh ơi. Biết rằng có được ở đời với nhau

“Xuất giá tòng phu” đó chính là kim chỉ nam của cuộc đời người phụ nữ khi đặt chân lên ngưỡng cửa hôn nhân. Trong hôn nhân họ phải thủy chung, phục tùng chồng. Khi chồng chết họ còn mang nghĩa vụ để tang. Nghĩa vụ này cũng được đặt ra trước hết đối với người vợ. Thời gian để tang chồng là ba năm, trong thời gian để tang chồng vợ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Sự kiện vợ hay chồng chết là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn làm chấm dứt hôn nhân và làm phát sinh những hậu

quả pháp lý đặc biệt. Lúc này, quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng chấm dứt song chỉ được coi là chấm dứt đối với người vợ khi đã thực hiện xong việc để tang chồng. Trong thời gian để tang, người vợ không được kết hôn với người khác mà vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với gia đình nhà chồng như cũ. Trái lại, quan hệ nhân thân đối với người chồng chấm dứt hoàn toàn và tuyệt đối ngay sau khi vợ chết:

Người thác thì đã yên rồi Để cho người sống ở đời bơ vơ.

Ba năm nhang khói phụng thờ Đầu đội chữ hiếu, tay sơ chữ tình.

Hay như

Thiếp vì chàng mới lênh đênh nơi biển ái Chàng vì thiếp mới lỗi đạo tâm can.

Em đây thủ tiết buồng lan,

Dẫu hồn về chín suối, hãy còn mang tượng chồng.

Họ rỉ mòn trong kiếp góa bụa:

Gió đưa cây trúc ngã quỳ Ba năm chực tiết còn gì là xuân.

Đàn bà không được phép tái giá, còn đàn ông lại được phép để vợ. Sự bất bình ấy luân lí học đời nay gọi bằng “nhị trùng đạo đức”(double morale). Dưới quyền thống trị một luân lí mà có hai thứ luật khoan nghiêm khác nhau, mới thấy được nỗi thống khổ của nữ giới. Đã đành là thế, người vợ còn phải đau nỗi đau của chồng “xấu chàng, hổ ai”. Người chồng là căn nguyên của xấu xa, tội lỗi, lẽ rằng xã hội phải cười chính cái con người gây nên tội ấy. Nhưng không, người vợ hứng chịu mọi thứ trong sự bủa vây của dư luận.

Nỗi đau trùng điệp nỗi đau, sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến thể hiện rõ nét trong việc hôn nhân và những phong

tục về hôn nhân. Con cái nói chung và người con gái nói riêng không có quyền tự do đối với việc hôn nhân của mình mà hoàn toàn do cha mẹ sắp đặt: cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Trong quan hệ hôn nhân, xã hội cũng ít chấp nhận việc ly dị, nhất là khi phụ nữ là người chủ động. Dư luận xã hội luôn có ác cảm đối với những người phụ nữ gặp phải điều bất hạnh này trong hôn nhân, dù trong nhiều trường hợp họ không phải là người có lỗi. Nhiều người phụ nữ đã phải cam chịu một cuộc hôn nhân không có hạnh phúc trong suốt cả cuộc đời. Lệ tục làng xã còn cư xử đầy nghiệt ngã đối với những phụ nữ không chồng mà chửa, ngoài ra còn tước đi quyền làm mẹ chính đáng của nhiều phụ nữ không may mắn có được một mái ấm gia đình, buộc họ phải suốt đời sống trong cảnh cô đơn. Nhiều người đã phải bỏ làng ra đi để giữ lấy thanh danh của gia đình, dòng họ. Chính nguyên tắc này đã gây nên nhiều đau khổ, thiệt thòi cho người phụ nữ trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 43 - 51)