Biểu trưng hóa quan hệ nam nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 80 - 89)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Biểu trưng hóa quan hệ nam nữ

Theo Freud huyền thoại, tôn giáo và văn hóa, nghệ thuật đều là những sáng tạo sinh ra từ nguyên lí dịch chuyển. “Dịch chuyển là khả năng tạo ra một sự thay thế những ham muốn từ bí mật sang công khai, hợp thức hóa những ham muốn bằng cách tạo ra các hình ảnh gián tiếp hay biểu tượng để giải phóng khỏi những cấm kị. Dịch chuyển tâm – sinh lí học có tương quan với các ẩn dụ, biểu trưng nghệ thuật”. [2, tr50]

Xã hội phong kiến đặt ra đầy rẫy những cấm kị ràng buộc họ trong khuôn khổ. Các khát khao trần tục không thể giải thoát bằng con đường nào khác ngoài sự dịch chuyển bằng các thành các biểu tượng, biểu trưng. Những biểu tượng, biểu trưng ấy chính là sản phẩm của quá trình sáng tạo dùng hình thức thẩm mỹ thay thế cho dục vọng tự nhiên theo nguyên lí dịch chuyển. Hiện tượng này xuất hiện với mật độ dày đặc trong nền văn học dân gian, nhất là thể loại ca dao.

Xã hội phong kiến cầm tù nữ giới về thể xác lẫn tinh thần. Họ có thể kêu gọi nơi đạo lí? Lương tâm? Pháp luật? Câu trả lời họ là người nắm rõ nhất. Không thể chống lại một xã hội đầy bất công, phi lí, không thể trực tiếp bộc bạch nỗi lòng, những khao khát thầm kín, họ mượn ca dao thay thế chức năng ấy. Nhưng không phải cách nói trực tiếp mà chuyển dịch thành những kí hiệu, biểu trưng.

Biểu trưng, tượng trưng: Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm ngây thơ dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững [13, tr 145].

Nở giải thích về hai chữ “Biểu trưng” trong cuốn “Biểu trưng trong tục ngữ Người Việt” như sau, “Biểu trưng (symbole: tiếng Pháp; symbol: tiếng Anh) là một khái niệm rất quen thuộc và được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Nó có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus) nghĩa là dấu hiệu. Ở Việt Nam thuật ngữ này được dịch là biểu trưng hoặc biểu tượng. Theo chúng tôi biểu trưng và biểu tượng không đồng nhất. Nghĩa biểu trưng mang tính lâm thời, nghĩa là ở những ngữ cảnh khác nhau nó có thể có nghĩa khác nhau; còn biểu tượng có tính cố định” [14, tr. 41].

Về thuật ngữ biểu trưng, tác giả “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”

cho biết lịch sử của nó như sau: “Khởi nguyên, biểu tượng (symbole) là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai kẻ sắp chia tay lâu dài…Sau này ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Ở người Hi Lạp thời cổ đại, biểu tượng còn là những dấu hiệu để cha mẹ nhận ra con cái bị lưu lạc. Bằng lối loại suy, từ được mở rộng nghĩa, chỉ các tấm thẻ, cầm chúng thì có thể lĩnh lương, phụ cấp hay thực phẩm; chỉ mọi dấu hiệu tập hợp, chỉ các điềm triệu hay quy ước. Biểu tượng chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chia cắt và có thể tái hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra” [10, tr.23].

* Có thể tóm tắt quá trình biểu trưng hóa trong ca dao như sau:

Một là, hệ thống "Ký hiệu học biểu thị" [A] ( ký hiệu - thông thường ) Hai là hệ thống "Ký hiệu học hàm nghĩa" [B] (Biểu trưng – Siêu ký hiệu)

trong hệ thống" - hệ thống biểu trưng. Như vậy, biểu trưng luôn có hai mặt:

"Cái tượng trưng""cái được tượng trưng". Hai mặt này được kết hợp theo tư duy liên tưởng và theo một quan hệ mang tính ước lệ. Theo góc nhìn phân tâm học, cái được tượng trưng, hay cái được biểu đạt ấy chính là sự hợp thức hóa của những cấm kị. Biểu trưng hóa quan hệ nam nữ có nhiều dạng thức, có thể là thế giới thiên nhiên, động vật, đồ vật… mà không khó để người đọc nhận ra những ám thị ấy dành cho giới nào.

Xã hội phong kiến “thiết kế” nên một mẫu hình lí tưởng dành cho phụ nữ Việt Nam, không được phép tỏ bày tình yêu, tình dục, họ mượn những hình ảnh tương đồng trong thiên nhiên, vạn vật để giải phóng những kím nén ấy:

Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng có lối ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Cô gái trong bài ca dao trên, không ngần ngại chấp nhận lời tỏ tình của chàng trai nhưng vẫn giữ được vẻ đoan trang, tế nhị. Cũng là một nội dung đó nhưng nếu chàng trai trong câu chuyện trên bộc bạch một cách thẳng thừng, chắc gì cô gái đồng ý. Bởi những rào cản, định kiến của xã hội không cho phép.

Những cấm kị trong xã hội được hợp thức hóa bằng những kí hiệu, biểu trưng, phân tâm học gọi đó là sự ngụy trang nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố tục, dục đã từng bị cấm kị. Khi phụ nữ thốt ra ước muốn, những đam mê thể xác là lúc họ đi ngược lại với truyền thống đạo đức văn hóa, nhưng khi mượn hình ảnh trong đời sống thay thế cho ước muốn ấy lại được xã hội công nhận:

Ước gì anh hóa ra chày Để em là cối giã ngày giã đêm.

thành vật tượng trưng cho khí thực nam và nữ, còn việc giã gạo tượng trưng cho hành động giao phối. Mượn hình ảnh cối chày, để nói hộ lòng mình, giãi bày những mong muốn, những khát khao rất lâu nay vốn bị đè nén, mà không nề hà, lo sợ xã hội lên án là một cách thể hiện hết sức tế nhị.

Một người phụ nữ sẽ trở nên dâm đãng nếu họ thốt ra những lời nói chạm tới chuyện ái ân, nhưng khi mượn hình ảnh khác thay thế cho lời mình muốn nói, mọi chuyện lại hóa giản đơn:

Cất tiếng kêu lão thợ hàn,

Thuyền em chảy nước có hàn được không?

Liệu có phải đây chỉ đơn thuần là hình ảnh chiếc thuyền của cô gái không may bị thủng? hay chính là một ý đồ khác của cô gái. Chiếc thuyền là hình ảnh ẩn dụ của cô gái, hay hiểu một cách trắng trợn đó chính là bộ phận sinh dục. Còn lão thợ hàn kia đích thị là đối tượng có thể chữa lành chiếc thuyền “chảy nước”, mà người lớn nào cũng hiểu được lớp nghĩa ẩn dưới bề mặt ngôn từ.

Lối nói biểu trưng để che đậy những đam mê nhục dục như vậy xuất hiện khá nhiều ở ca dao:

Em với anh như khóa với chìa

Đừng để cho ống liệt, khóa với chìa lìa nhau.

Thoạt nghe tường chừng như đây là ước mong một tình yêu sắt son, chung thủy nhưng xét đến cùng của sự vật, câu chuyện khiến người nghe liên tưởng đến chuyện gối chăn. Khóa là biểu tượng cho người nữ hay chính là bộ phận sinh dục nữ bởi nó có cấu tạo khá giống nhau. Chìa tượng trưng cho nam giới hay cụ thể hơn đó chính là biểu tượng cơ quan sinh dục nam. Cách nói ẩn ý ấy rõ ràng từ cấm tục, cấm dục mà thành.

Giống như một dòng sông, ngăn chặn không cho dòng nước chảy, những sự cấm cản lại tạo thành một dòng chảy khác, sáng tạo hơn, đẹp hơn.

Khi bước chân vào vườn hoa tình ái, là người nữ như chạm tay vào sắc hương nhưng đầy gai góc. Cha mẹ ngăn cấm, xã hội ràng buộc. Để được thổ lộ họ vin vào thế giới đồ vật mà bộc bạch:

Ước gì anh hóa ra hoa Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.

Ước gì anh hóa ra chăn, Để cho em đắp, em lăn, em nằm

Ước gì anh hóa ra gương Để cho em cứ ngày thường em soi

Ước gì anh hóa ra cơi

Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng

Một người phụ nữ đẹp phải đẹp từ cử chỉ, lời nói. Ăn nói mặn mà, có duyên, giữ ý tứ, thật là sỗ sàng nếu cô gái trong bài ca dao trên bộc bạch “muốn có người thương về để ôm ấp”, giao tiếp trong phong kiến sẽ lên án cách nói như vậy. Nhưng vừa thể hiện được khát khao ấy vừa tránh được cấm kị, người nữ sử dụng lối nói khác tinh tế hơn.

Xem xét biểu trưng trong ca dao, những thuộc tính của cái được tượng trưng cho nam giới thường là những sự vật có thuộc tính mạnh mẽ, đại diện cho quyền lực thường hay di chuyển như con thuyền, ong, bướm... còn nữ giới với thân phận lệ thuộc thì thuộc tính của cái được tượng trưng thường mang sự yếu đuối, mỏng manh, dễ tàn phai, gò bó, lệ thuộc, như hoa, cá, chim, cò, bến nước... .Đúng như J. Lacan nhận xét, “bao viền xung quanh đời sống của chúng ta là thế giới của những kí hiệu, biểu trưng mà ta gọi là văn hóa. Thế giới ấy hiện hữu như một sự đại diện, thay thế cho cái vắng mặt là quyền lực và dục vọng. Các kí hiệu biểu trưng điều hành cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sống, hành động và suy nghĩ theo những trật tự đã được sắp đặt từ trước thông qua kí hiệu, biểu trưng”. [ 30, tr20]

Một xã hội uy quyền thuộc về nam giới, những hình ảnh biểu tượng cho giới nam đều là những sự vật gợi lên những gì mạnh mẽ, sôi động trong đời sống của đấng nam nhi. Ngựa, voi là những con vật của chiến trận, của sa trường chính vì thế trong tâm thức người Việt, ngựa voi biểu trưng cho chí khí anh hùng, oai phong, lẫm liệt của người đàn ông.

Ai ơi đứng lại mà coi

Kìa ông quản tượng cưỡi voi đánh cồng Làm nên voi bạch, rồng vàng Chẳng nên voi ở trên ngàn bơ vơ.

Trong nhiều nền văn hóa, sư tử là một bạo chúa, là hiện thân của quyền lực, chân lí. Trong ca dao, hình ảnh con hổ, về cơ bản, là sự dịch chuyển một số nét nghĩa biểu trưng từ bình diện văn hóa chung: vẻ dũng mãnh của con hổ là biểu tượng của đấng nam nhi anh hùng, trượng phu, là quyền uy mạnh mẽ:

Mừng chàng khí khái anh hùng Tiếng tăm hùm hổ, vẫy vùng nước non

Hay là:

Mừng nay hổ đấu long tranh Hùm đua sức mạnh, rồng giành trí khôn

Ngoài ý nghĩa biểu trưng sức mạnh, uy quyền của nam giới thì những vần ca dao ám chỉ nam giới còn là những hình ảnh có tính chất chủ động, di chuyển nhiều:

Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Hoặc là

Thuyền đi để bến đợi chờ, Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.

Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền”.

Chế độ đa thê đã ít nhiều hình thành nên thói trăng hoa ở đàn ông, tác giả dân gian lấy hình ảnh như ong, bướm để tri nhận và chuyển hóa thành nghĩa biểu trưng đặc biệt. Ong, bướm thường xuất hiện như tín hiệu kép thể hiện nỗi mê say trong tình ái nhiều khi vi phạm chuẩn mực đạo đức thông thường. Đó không phải là mối tình tào khang mà mong manh, dễ đến dễ đi như ong, bướm vậy

Chúa xuân còn ở vườn đào Ong qua bướm lại biết bao nhiêu lần.

Hoặc là:

Có xa thì xa cho khuất

Có gần thì gần cho thành thất thành gia Đừng làm như bướm với hoa Lâu lâu tới viếng dạ ta thêm buồn. Hay là

Dang tay bắt bướm đậu hoa

Bướm bay đâu mất, bỏ hoa một mình...

Chuyện hoa tàn bướm bay cũng là câu chuyện quá hiển nhiên, vì thế người ta lại phải dùng nghĩa lý để biện minh cho điều đó:

Hoa tàn bướm chẳng vãng lai Tình nghĩa anh đã phụ, trúc mai sá gì

Vậy chớ bạn mình há chẳng xét suy Anh vì cha mẹ phải chia li bạn vàng.

Nhưng rồi sự thật đơn giản và tàn nhẫn là điều không thể che giấu. Chẳng có bài học đạo lí nào có thể níu kéo những bản năng tự nhiên – tính trăng hoa của người đàn ông. Để rồi, thay cho niềm đắm say tình ái là tiếng oán than của đóa hoa tàn

Mồ cha con bướm khôn ngoan Hoa thơm bướm đậu, hoa tàn bướm bay.

Trong những điệu ca dao, hình ảnh cái cò, cái vạc là sự ví von cho thân phận nữ giới, tuy nhiên đôi khi đó lại là hình ảnh nam giới, tuy nhiên không hề mang nét nghĩa của sự lặn lội chịu thương, chịu khó

Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ tối nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai

Đừng đánh chập tối chẳng ai cho nằm.

Cò quăm là các loài chim bay khỏe và một cách đáng ngạc nhiên, Cơ thể chúng nói chung thuôn dài, cổ thuôn dài, kích thước khá lớn. Tác giả dân gian mượn hình ảnh cò quăm để chỉ người chồng vũ phu, tàn bạo là hết sức hợp lí. Như vậy, với nhiều những hình ảnh biểu trưng đa dạng ngoài những nét nghĩa biểu tượng hằng tại đã đi vào ký tích văn hóa và tâm thức dân tộc, nó còn biểu trưng cho một xã hội nam quyền.

Có thể nói lối trò chuyện bằng biểu trưng đã tạo nên một phong cách rất riêng cho ca dao, trong đó có phần đóng góp của các biểu trưng hoa. Với số lượng biểu trưng và biến thể phong phú, nhóm tín hiệu thẩm mỹ dân gian này đã có điều kiện để tham gia vào nhiều đơn vị ca dao trong quá trình sáng tác của người bình dân xưa.Trong ca dao hoa không chỉ mang nghĩa đen, thuần túy mà còn được tác giả dân gian khoác cho lớp nghĩa biểu trưng. Hoa là hiện thân cho cái đẹp, cho những gì thiêng liêng cao quý, đặc biệt hoa còn là biểu trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ.

Tồn tại hằng ngàn năm, nơi đầm lầy tanh hôi lại bung nở một loài hoa thanh khiết, được xem là biểu trưng văn hóa bén rễ sâu trong tâm thức người Việt. Hoa sen không chỉ biểu trưng cho cốt cách thanh cao của con người mà còn là biểu trưng cho vẻ đẹp của người thiếu nữ. Búp sen, hoa sen thường

được ví với gương mặt thanh tú, hồng hào của người con gái:

Búp hoa sen lai láng giữa hồ Anh đưa tay bẻ sợ trong chùa có sư.

Có sư thì mặc có sư Giơ tay anh bẻ có hư anh đền.

Hay là:

Đào tơ sen ngó xanh xanh

Ngọc lành còn đợi, giá lành đẹp duyên.

Bên cạnh hoa sen cha ông ta còn ca tụng người con gái như loài hoa lan, hoa huệ

Hôm nay lan huệ sánh bày Đào đông ướm hỏi liễu tây một lời.

Hoặc là

Nhớ con nguyệt đổi sao tàn Cùng nhau thu cúc xuân lan sánh bày.

Không chỉ trắng trong tinh khiết như lan, đào, huệ mà họ còn có những vẻ đẹp kiêu sa, tao nhã, yêu kiều như đóa hồng. Tác giả dân gian đã lấy bộ phận của hoa hồng (cành hoa), hình dáng của hoa (búp hoa) hay màu sắc của loài hoa để chỉ vẻ đẹp của người thiếu nữ. Tự hào vì mình như búp hoa hồng, người thiếu nữ tự ý thức về vẻ đẹp xuân sắc của mình:

Em như cái búp hoa hồng

Anh như ngòi bút họa đồ trong tranh.

Lối nói biểu trưng trong ca dao không chỉ điểm tô cho khu vườn văn học trở nên đa sắc màu, đa thanh âm mà còn cho chúng ta thấy đó chính là kết tinh của sự sáng tạo. Lối nói biểu trưng xuất phát từ một xã hội có vô vàn cấm đoán. Để hợp thức hóa những cấm kị ấy nhờ những tín hiệu thẩm mỹ. Và qua lối biểu trưng trong ca dao chúng ta thấy rằng để biểu trưng nam giới tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 80 - 89)