Phức cảm bị thiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 96 - 100)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Phức cảm bị thiến

Phức cảm bị thiến xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ. Theo S. Freud trong thuyết phân tâm với tên gọi phức cảm Oedipus bé trai sẽ trải nghiệm một cảm giác mà ông gọi là “nỗi lo sợ bị thiến” – nỗi sợ bị cắt dương vật nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng cũng theo Freud, khi trẻ ý thức được sự khác biệt về cơ thể giữa nam và nữ, trẻ sẽ mặc định dương vật của nữ bị loại bỏ và rằng cha có thể sẽ cắt luôn như một hình phạt vì thèm muốn mẹ. Còn bé gái dựa trên phức cảm Electra lại khát khao được trở thành con trai. Khi phát hiện mình không có dương vật bé gái xuất hiện cảm giác “thèm muốn” dương vật và hình thành sự oán giận với mẹ vì “đưa chúng đến thế gian này trong hình hài không đầy đủ.” Cuối cùng sự oán giận này cũng nhường đường cho sự chấp nhận và hòa hợp với mẹ, tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận những đặc điểm và thuộc tính từ người mẹ của mình. Trạng thái phức cảm này dần bị chế ngự khi trẻ lớn dần lên. Cảm giác mãnh liệt ấy bị đè nén lại một phần ở cái siêu ngã, những luân lí đạo đức bên trong con người. Những khát khao ấy rỉ mòn theo năm tháng một phần cũng bởi những điều răn dạy của tôn giáo và các quy chuẩn xã hội. Mặc dù bị đè nén nhưng những phức cảm này vẫn âm

thầm tác động tới ý thức của con người nhất là khi cuộc sống không như ý. Vì thế phức cảm thiến/ hoạn xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Chế độ phụ quyền như một thành trì vững chãi, luôn xem phụ nữ là bất toàn, khiếm khuyết dẫn đến phụ nữ ngộ nhận mình khiếm khuyết, thấp hèn.

Ngược dòng tìm đến những điệu ca dao, ta mới thấm tháp sự mặc cảm, tự ti của người phụ nữ xuất hiện với mật độ hết sức dày đặc. Mặc cảm thân phận hay chính là phức cảm thiến hoạn khiến người phụ nữ chưa bao giờ nhìn nhận đúng giá trị của chính bản thân mình. Người phụ nữ tự bao đời luôn đóng vai trò quan trọng trong gia đình cũng như trong sản xuất và chiến đấu. Sinh con đẻ cái, chăm bẵm, nội trợ, chu toàn việc nhà lại thêm việc đồng áng. Nhưng xã hội hoàn toàn phớt lờ những vai trò ấy, đẩy họ đến một chỗ đứng đầy bất trắc trong cuộc sống.

Chính sự nhồi nhét của chế độ phụ quyền thấm vào máu thịt của người phụ nữ. Mặc cảm thân phận, khiến họ luôn tự ti, cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt.

Ví mình như cánh hồng, sớm nở chiều tàn trôi nổi trong cõi không gian mênh mông rộng lớn, họ dường như chỉ biết thở ngắn, than dài, ngậm ngùi chấp nhận thân phận mà tạo hóa đã định:

Thân em như một cánh hồng

Nổi trôi giữa cảnh mênh mông đất trời.

Xã hội phong kiến ban phát cho người đàn ông đặc quyền làm chủ cuộc đời người phụ nữ. Mà đàn ông trong cuộc đời thì lắm kẻ, người quân tử, kẻ trăng hoa vũ phu. Thân phận người con gái độ xuân thì tưởng chừng như đẹp nhất lại hóa chơi vơi, vô định:

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Ý thức được vẻ đẹp của bản thân mình như tấm lụa màu hoa đào nhưng rút cuộc cũng đứng giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, rút cuộc cũng

chỉ là món hàng chưa biết thuộc về người thanh hay kẻ tục.

Tiếng than thân trách phận đôi khi như như một điệu đàn thê lương, càng nghe càng xót xa, ngậm ngùi:

Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Nhận mình như một món hàng không hơn không kém, người phụ nữ so sánh bản thân như trái bần, nhưng điều đặc biệt họ thêm vào danh từ ấy một định ngữ lâm thời “trôi”, càng nhấn mạnh cuộc đời chênh vênh, chìm nổi trong cơn thác lũ.

Mặc cảm thân phận khiến người phụ nữ thường “vật hóa” bản thân, sinh ra phức cảm vừa chịu đựng vừa chấp nhận:

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Giọt nước mát lành nơi giếng làng, không phải ai ai cũng biết trân trọng, thưởng thức. Người khôn đem múc rửa mặt, người bần tiện xổ xuống rửa chân cũng như cuộc đời người phụ nữ, gặp người chồng tốt thì cuộc sống thêm tiếng cười, còn gặp người chồng không ra gì thì một đời bi thương.

Nhưng trạng thái tâm lí cảm xúc của con người vốn bất nhất. Đôi lúc họ khát khao mình mạnh mẽ như nam giới để có thể chống lại sự áp chế của xã hội. Phận đàn bà, nữ nhi, dầu cho làm lụng vất vả sớm hôm, nhưng vẫn bị khinh thường nên họ không ngần ngại bày tỏ sức vóc của mình không thua kém đấng nam nhi:

Em ơi chị bảo em này

Nhất mặn là muối nhất cay là gừng Nhất cao là núi Tam Từng, Chị còn đạp đổ nửa rừng cỏ may.

chấp nhận mình bé mọn, chấp nhận tất thảy những ràng buộc của lễ giáo phong kiến quấn quanh thân phận người phụ nữ.

Vì chồng nên phải gắng công, Nào ai xương sắt, da đồng chi đây.

Nhưng đôi khi họ tỏ ra mình không thua kém gì đàn ông:

Em ơi, chị bảo em này Trứng chọi với đá có ngày vỡ tan.

Câu ca dao toát ra từ người con gái hết sức mạnh bạo, những mong xã hội ngừng định kiến về sức vóc của nữ giới. Đó chính là những phức cảm đan xen trong lòng người phụ nữ.

Một chế độ cường quyền thuộc về nam giới, họ càng phải ra sức bảo vệ ngôi vị ấy. Đã là là nam giới ắt phải là trụ cột, là mạnh mẽ, là chinh phục… họ không cho phép bản thân mình yếu đuối, và chính họ mang trong mình nỗi sợ bị “biến thành đàn bà”. Luôn chứng tỏ mình bản lĩnh, nên nhiều lúc họ trấn an mình bằng cách đề bạt cho bản thân những nguyên tắc:

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan.

Nếu yếu mềm, không tung hoành dọc ngang, làm sao đáng gọi là trai. Vì thế một chàng trai đúng nghĩa phải là:

Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.

Nếu nữ giới mặc cảm tự ti về thân phận, vừa chấp nhận nhưng đồng thời cũng vùng vẫy những mong mạnh mẽ bản lĩnh như đàn ông, thì đàn ông nhiều lúc cũng ngụ cư những ý niệm sợ sệt xã hội dè bỉu, họ nhác trông chẳng ra gì khi đóng vai:

Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.

Hay là:

Chồng người đánh giặc sông Lô Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy nhà.

Đó chính là con sâu trong nồi canh, cần được phục vị. Với họ luôn tâm niệm:

Đã sinh ra kiếp đàn ông

Đèo cao núi thẳm sông cùng quản chi Chồng thấp mà lấy vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Ngai vàng nam quyền không phải luôn luôn vững bền. Xã hội đính lên ngai vàng ấy những quyền uy, thì nam giới cần dày công bảo vệ. Nỗi lo truất vị được xoa dịu bằng những nguyên tắc ngầm. Còn giới nữ với hàng loạt rào cản, trói buộc của xã hội sinh ra những mặc cảm tự ti về thân phận vừa chấp nhận vừa nổi loạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 96 - 100)