Phức cảm vụng trộm, lén lút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 100 - 110)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Phức cảm vụng trộm, lén lút

Trong Sáng thế ký khi Eva nghe lời đường mật của con rắn ăn trái cấm trong khu vườn địa đàng, Thiên chúa phán: "ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi và nó sẽ thống trị ngươi" [5,tr16]. Hành vi ăn trái cấm của Eva phải trả một cái giá đầy bi thảm bởi nàng chính là ngọn nguồn của mọi tội lỗi. Niềm tin vào sự mặc khải này đã kéo theo hàng loạt kiến tạo trong đời sống loài người.

Nữ giới xem tình yêu là tội lỗi, ngỡ là không chạm đến thứ tội lỗi ấy, nhưng mặt khác lại lén lút hẹn hò. Phức cảm vụng trộm này thể hiện đậm nét ở ca dao:

Trầu này têm tối hôm qua Giấu cha, giấu mẹ đem ra mời chàng.

khởi đầu cho một cuộc chuyện trò “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, cô nàng trong hai câu ca dao trên dùng miếng trầu để tâm tình với chàng trai như một lẽ thường tình. Điều đáng nói miếng trầu têm đêm qua, nàng không cùng ăn cùng cha, mẹ cùng mẹ mà giấu diếm đem mời chàng. Lén lút mời chàng ăn trầu, hay chính là lén lút bắt đầu cho một sự tâm tình, lén lút bày tỏ tâm tư tình cảm. Một sự vụng trộm hết sức đáng yêu của nhân vật nữ.

Phức cảm vụng trộm, lén lút còn là đứa con ngoài dã thú của cấm kị. Có thể ví những phức cảm ấy là tác dụng phụ của liều thuốc cấm kị gây nên. Phàm trong đời sống những gì bị cấm kị đôi khi lại thôi thúc trí tò mò, và đẩy nhanh quá trình vi phạm những cấm kị ấy mà thôi. Tình dục, tình yêu là bản năng của con người nên không dễ dàng gì có thể kiểm soát, chỉ có thể hướng theo chuẩn mực đạo lí chứ không thể áp đặt vào khuôn mẫu nhất định. Vì thế để tránh những cấm kị, những chàng trai, cô gái đành lén lút, hẹn hò:

Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dấu mẹ qua cầu gió bay.

Hoặc là:

Muốn ăn cơm trắng cá kho Dấu cha dấu mẹ xuống đò cùng anh.

Quan niệm xã hội càng khắt khe bao nhiêu thì năng lượng tình dục trong vô thức của con người càng đòi hỏi được giải phóng bấy nhiêu. Trong đạo tam tòng, khi người chồng qua đời người phụ nữ sẽ sống với con mà không được phép tái giá. Sự cấm đoán ấy không thể triệt tiêu được bản năng sinh học của họ, bởi vậy giữa trói buộc và bản năng được giải quyết bằng những vụng trộm, lén lút.

Mẹ ơi con muốn lấy chồng Con ơi mẹ cũng một lòng như con

Con ơi mẹ cũng được vài tháng nay Mẹ ơi con đẻ hôm nay

Con ơi mẹ cũng đẻ ngay bây giờ.

Luân lí cuộc đời, “nam nữ thụ thụ bất thân”, nữ nhi phải gìn giữ tiết hạnh, nhưng có lúc họ đi ngược lại tất cả những áp đặt ấy, há chẳng phải từ những cấm kị mà thành?

Quét nhà long mốt long hai Cha mẹ đi vắng dẫn trai vô nhà.

Mặc dầu che dấu đi những dục vọng, nhưng lại bộc lộ dục vọng, đó chính là cốt lõi của phức cảm vụng trộm lén lút. Những câu ca dao trên là hình ảnh những cô gái phần vì muốn trở thành khuôn mẫu giới mà xã hội tạc nên, phần lại không thể dung hòa được lí trí và những bản năng sinh học của chính mình. Cuối cùng giải pháp mà họ chọn lựa chính là dấu diếm yêu đương.

Dục vọng và che dấu dục vọng, phức cảm ấy còn được bộc lộ ở bài ca dao:

“Hôm qua em đi hái chè. Gặp thằng phải gió nó đè em ra

Em van mà nó chẳng tha. Nó đem nó đút đầu cha nó vào”.

Cô nàng bị hiếp cảm thấy sợ hãi, đau đớn nhưng lại thấy sung sướng. Sợ hãi đau đớn vì mất trinh tiết, nhưng lại được giải phóng khỏi ức chế dục tính. Bề mặt ngôn từ là chửi “thằng phải gió”, “đầu cha”, nhưng giọng điệu bên trong là mắng yêu, thoả thích. Bởi lẽ nếu cô nàng uất hận, ghê tởm thì hẳn rằng sẽ sống trong cơn ác mộng tâm lí và nỗi đau thể xác nặng nề. Thậm chí kết thúc sẽ là một bản tố cáo dành cho “thằng phải gió”, nhưng ở đây lại cất lên thành những câu ca dao vừa quẫy đạp, bứt phá, lại vừa cam chịu, thích thú. Rõ ràng

cô nàng như đồng lõa với kẻ cưỡng hiếp mình.

Phức cảm vụng trộm lén lút thể hiện ở nhiều những sắc thái khác nhau. Phức cảm ấy nhiều khi đến từ người vợ góa chồng, bị xã hội nghiêm khắc khóa chặt quãng đời còn lại bên di ảnh người chồng.

Vai mang bức tượng thờ chồng

Thấy trai nhan sắc, nước mắt hồng tuôn rơi.

“Giận cá chém thớt” cũng là một trong những biểu hiện của phức cảm vụng trộm lén lút:

Gái đâu có gái lạ lùng

Chồng chẳng nằm cùng, nổi giận đùng đùng, ném chó xuống ao Đến đêm chồng lại lần vào

Vội vàng vác sọt đi chao chó về.

Vì không thỏa mãn được dục vọng, người vợ trong bài ca dao trên không dùng lời nói, hoặc những cử chỉ thân thể để khêu gợi, mời mọc chồng. Vì rằng trong xã hội xưa người chủ động trong chuyện ái ân là nam giới. Cô đành trút nỗi bực tức bằng một việc làm hết sức hài hước “ném chó xuống ao”, khi nhu cầu được đáp ứng lại “chao chó về”. Che dấu đi cái sự ham muốn thể xác nhưng rõ ràng lại bộc lộ bằng một hành động khác.

Lại một lần nữa thân phận nữ giới sống trong cái vỏ bọc không phải của chính mình. Để bảo vệ chế độ phụ quyền, để cố định hóa thân phận nữ giới trong những công thức, xã hội đặt ra vô vàn phép tắc buộc nữ giới bó mình trong khuôn mẫu. “Bằng mặt, nhưng không bằng lòng” đó chính là thái độ đáp trả đối với xã hội. Người phụ nữ không được phép bày tỏ nỗi lòng, những khát khao ái ân. Họ vừa che đi dục vọng ấy nhưng lại để lộ dục vọng ấy, đó chính là phức cảm vụng trộm lén lút thường thấy trong ca dao.

KẾT LUẬN

Giới là sản phẩm của kiến tạo xã hội, những quan niệm về giới không phải là một hằng số bất biến, mà có thể biến thiên theo thời gian. Trong buổi bình minh của loài người nam và nữ không có sự phân biệt đẳng cấp. Mặc dù trải qua những năm dài của thời kì mẫu hệ, nhưng không phải vì thế nam giới mất đi chỗ đứng trong xã hội. Triều đại phong kiến hình thành đánh dấu sự lên ngôi của tư tưởng Nho giáo đã thiết lập nên một trật tự mới trong xã hội. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống trong việc cai trị xã hội và củng cố địa vị của tầng lớp cầm quyền. Nữ giới trước đây vốn được coi trọng bao nhiêu thì bấy giờ vai trò ấy bị phủ mờ, lật ngược. Người phụ nữ Việt Nam vốn có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, có những phẩm chất cao đẹp và là những con người đầy tài năng, sáng tạo. Điều này được lịch sử dân tộc minh chứng, để lại những dấu ấn lịch sử cho đến tận ngày

Vốn là trung tâm của vũ trụ, con người đi vào văn học nghệ thuật như một ngọn nguồn cảm hứng bất tận. Luân thường đạo lí phong kiến có thể tung hô nam giới, khinh khi người nữ nhưng văn học nghệ thuật thì không. Ở đó có sự đối đãi bình quyền, thậm chí văn học nghệ thuật còn ra sức bảo vệ, chở che, bênh vực cho số phận bé mọn đầy đau khổ của thân phận phụ nữ. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi của văn chương nghệ thuật. Là tiếng nói đầu tiền trong văn đàn văn học nghệ thuật nhưng tiếng nói trữ tình trong ca dao đã phản ảnh sắc nét hồn cốt của con người Việt Nam. Ca dao chính là bầu sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam, là phương thuốc xoa dịu những nỗi đau nơi trần thế. Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người, được gọt giũa bởi hàng vạn nhà thơ dân gian, ca dao Việt Nam đã trở thành những viên ngọc óng ánh trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc. Ca dao Việt Nam là nơi lưu giữ văn hóa và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính

vì vậy ca dao đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc tiếp tục tìm ra cái hay, cái đẹp của ca dao Việt Nam, chúng tôi tiến hành tìm hiểu Vấn đề giới trong ca dao Việt và đạt được những kết quả nhất định. Ở chương I chúng tôi tập trung trình bày cơ sở lí luận chung về giới. Từ diễn ngôn huyền thoại, tôn giáo đến tiếng nói nữ quyền. Giới chính là sản phẩm của kiến tạo xã hội, đặc điểm về giới theo thời gian có thể thay đổi nhưng cũng có thể tồn tại và chuyển hóa thành vô thức. Cơ sở lí luận soi sáng cho vấn đề ở chương II và III trở nên thuyết phục. Tiếp tục chương II chúng tôi làm rõ các chủ đề về giới trong ca dao Việt. Giới trong tình yêu, tình dục, giới trong hôn nhân, để thấy rằng trong khía cạnh nào của cuộc sống nữ giới đều chịu thiệt thòi, bất hạnh. Vì thế ước mơ, khát vọng hoài bão về một cuộc sống tự do, công bằng và hạnh phúc luôn thường trực trong tâm can họ.

Bước sang chương III chúng tôi tập trung làm rõ những cấm kị, biểu trưng và phức cảm theo thuyết phân tâm học. Đây chính là chương quan trọng nhất của toàn văn và cũng là chương tập trung những nét mới khi nghiên cứu về giới theo thuyết phân tâm học, mà trước đây chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập đến. Chính những cấm kị dịch chuyển thành những biểu trưng, đó

cũng chính là ngọn nguồn của sự sáng tạo, nơi cảm xúc thăng hoa thăng hoa. Như vậy một xã hội phong kiến tồn tại đằng đẵng hơn mười thể kỉ đã gieo rắc

biết bao bất công, nỗi thống khổ cho phụ nữ. Tiếng lòng của họ thổn thức và vang vọng mãi trong những câu ca dao. Tiếng nói phản kháng yếu ớt, giọt nước mắt tủi hổ, lời than thân trách phận không đủ mạnh kéo họ thoát ra từ đáy vực.

Công cuộc giải thiêng, giải cấu trúc khỏi niềm tin nam giới thống trị toàn xã hội quyết liệt và dai dẳng. Trải qua nhiều làn sóng đấu tranh của những cá nhân, tổ chức sự thống trị của nam giới trong thời hiện đại dường

như đã bị xóa mờ. Tuy nhiên thực chất đó chỉ là những ảo tưởng bề ngoài, vai trò thống trị của nam giới tuy mai một dần, nhưng những ám thị truyền đời vẫn cố hữu trong toàn nhân loại. Nhiệm vụ của chúng ta cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm khắc phục những định kiến giới cố hữu trong tâm thức của con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

[1]. Châu Minh Hùng (2019), “Giải huyền thoại, lý thuyết và ứng dụng”. Mã số: T2018.595.44, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường, tr 119.

[2]. Châu Minh Hùng (2017) “Phân tâm học Freud và văn hóa nghệ thuật”,

Tạp chí Khoa học – Trường ĐH Quy Nhơn

[3]. S. Freud, C.Jung, G. Bachelard, G. Tucci, V. Dundes (Đỗ Lai Thúy biên soạn) (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Văn hóa thông tin. [4]. Hoàng Phê, 1988, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa.

[5]. Kinh Thánh, “Cựu ước và Tân ước”, Nxb Thuận Hoá, 1995, tr.2, 3.

[6]. Lại Nguyên Ân, 2018, Phan Khôi - Vấn đề phụ nữ ở nước ta, Nxb Phụ nữ [7]. Lê Thị Nguyệt, 2008, Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền

người Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn trường Đại học Thái Nguyên.

[8]. Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.

[9]. Nam Phong Tùng Thư, 2020, Khảo vè tiểu thuyết tục ngữ - ca dao, Nxb Văn hóa Văn nghệ

[10]. Nguyễn Đức Tồn (2002), “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ở người Việt”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [11]. Nguyễn Thị Nga, 2017, Triết học nữ quyền Lý thuyết triết học về công

bằng xã hội cho phụ nữ, NXB Chính trị quốc gia sự thật

[12]. Nguyễn Thị Thịnh,(2008) “Định kiến giới trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội [13]. Nguyễn Văn Nở (2009), “So sánh biểu trưng tục ngữ với ca dao”, Văn

[14]. Nguyễn Văn Nở (2009), “Biểu trưng trong tục ngữ người Việt”, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Xuân Kính, 2017, Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia [16]. Nhiều tác giả, Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam [17] Nhiều tác giả, 2013, Quốc triều hình luật, Nxb Tư Pháp

[18] Thuần phong, 2020, Thuần Phong ca dao giảng luận, Nxb Tri thức [19]. Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng, “Định

kiến và phân biệt đối xử theo giới” (Lý thuyết và thực tiễn), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006.

[20]Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ (2005) của Trần Xuân Điệp,

[22]. Vũ Thị Thuyết, Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt, “Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học”, Học viện khoa học xã hội.

[23]Vai trò giới tính và nhận biết giới tính: Nghiên cứu về sự phát triển của con người, tác giả Judith Lober. Jonh C. Cavanaugh, Robert V. Kail, Nguyễn Kiên Trường dịch,(2006) Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

[24]. Từ góc độ định kiến giới, các tác giả Trần Thị Vân Anh (1999), Nguyễn Thị Hòa (2002)[25]. Tuyển tập giới và xã hội, số 2 – 2014, Trường Đại học Hoa Sen Trung tâm nghiên cứu giới và xã hội, Nxb Hồng Đức (2015),[26]. Trong đề tài Giới thiệu nghiên cứu về nam giới và nam tính

của Viện Gia đình và giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam[27] Vũ Ngọc Phan (2010), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Thời đại.

[28]. Jean Cheralier Alain Greerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng.

[29] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, (1977) Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục

Tài liệu nước ngoài

[30] Jacques Lacan, Écrits: A Selection, Alan Sheridan, trans. London: Tavistock Publications Limited, (1977).

[31] Simone De Beauvoir - Le Deuxième Sexe (1949) [32] Pier Bourdieu - Masculine Domination (1998)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 100 - 110)