Giới trong quan hệ tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 39 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2. Giới trong quan hệ tình dục

Theo Từ điển bách khoa y học do Nguyễn Ngọc Lanh chủ biên thì “Tình dục (sexual appetite) là thuật ngữ chung để chỉ năng lực, kiểu hành vi, xung lực, cảm xúc và các cảm giác gắn liền với việc sinh nở và sử dụng cơ quan sinh dục”

Đó chính là hoạt động của mọi sinh thể sống, nằm trong tứ khoái của người bình dân. Hoạt động tính giao được mặc nhận như một nhu cầu phổ biến, thiết yếu của một con người bất kể sang - hèn, quý - tiện:

Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn

Ngửa nghiêng gối phượng, nhẹ nhàng nương long.

Thời viễn cổ, con người cũng như động vật, sinh hoạt tình dục bầy đàn bất luận cùng huyết thống hay khác huyết thống, gọi là quần hôn tạp hôn. Khi kiến tạo trật tự xã hội, bắt đầu từ luật ngoại hôn (hôn nhân ngoài huyết thống), hoạt động tình dục không còn bừa bãi như trước nữa. Vốn là nhu cầu sinh lí tự nhiên của con người nhưng tình dục hoàn toàn là sản phẩm của sự kiến tạo xã hội. Có thể thấy rằng trong khía cạnh nào của đời sống tất cả quy định thành văn, hay bất thành văn đều có lợi cho nam giới, còn nữ giới luôn nhận về những thiệt thòi, trái ngang. Ngay trong một khía cạnh đời sống những tưởng thuộc về bản năng, vẫn không thoát khỏi vòng cương tỏa của xã hội – hoạt động tình dục.

Nhiều nghiên cứu cho rằng nhu cầu tình dục ở nam và nữ ngang bằng nhau, thậm chí ở nữ giới có nhu cầu lấn lướt nam giới. Tuy nhiên trong xã hội phong kiến, nữ giới sống trong vỏ bọc không phải của chính mình mà bởi xã hội thiết kế nên. Xã hội bạc đãi, trói buộc người phụ nữ, ngay cả những bản năng xác thịt. Chỉ là một cái màng mỏng hình bán nguyệt, nhưng người phụ nữ phải trả giá quá đắt nếu như có những phút chốc “Khôn ba năm, dại một

giờ”. Quan hệ tiền hôn nhân bị cấm cản. Nhưng nếu hệ quả của sự vụng trộm ấy bại lộ bằng một bào thai thì đó ắt hẳn là nỗi nhục của cả dòng tộc. Họ bị bêu rếu, bị lăng mạ, kết cục bi ai ấy là tấm gương mà nữ giới nhìn vào để lánh xa. Xã hội răn dạy đàn bà lấy chữ trinh làm trọng. Nên cả cuộc đời họ quan hệ xác thịt chỉ dành cho người chồng của mình. Âu cũng là một luân lí đẹp đẽ trong các quy chuẩn xã hội. Tuy nhiên sẽ không có gì đáng nói nếu như người chồng của họ mất đi, cái phẩm giá ấy vẫn phải gìn giữ suốt cuộc đời. Họ phải thủ tiết, nuôi con, hoạt động tình dục từ đó khép lại.

Trái với nữ giới xã hội chỉ áp đặt chữ trinh lên thân phận người phụ nữ còn nam giới hành vi tình dục không bị gò ép trong khuôn mẫu. Tục ngữ có câu: "Vợ không bằng thiếp, thiếp không bằng lén lút vụng trộm". Chế độ đa thê cho phép họ có trên một người vợ, cho nên hoạt động tình dục ở nam giới có phần cởi mở hơn rất nhiều. Chính những áp đặt ấy đã điều khiển các hành vi tình dục từ cách thể hiện cho đến tư thế tình dục đều cho thấy sự chủ động đều thiên về nam giới.

Những câu ca dao sau đây rõ ràng là lời của một nam nhân chòng ghẹo gái:

Sáng trăng vằng vặc, Vác cặc đi chơi Gặp con vịt trời, Giương cung định bắn,

Gặp cô yếm thắm Đội gạo lên chùa Giơ tay bóp vú, Khoan khoan tay chú,

Đừng bóp vú tôi Hôm nay ba mươi, Ngày mai mồng một,

Để tôi đội gạo lên chùa cúng Phật

Đức Thích Ca mở miệng cười khì phán: Của tam bảo Để làm gì chẳng... bóp.

Ở một câu ca dao khác:

Vú em như cái chủm cau Cho anh bóp cái có đau anh đền.

Nam giới có thể nói toạc ra những ý nghĩ những mong muốn của bản thân, bởi xã hội kiến tạo cho họ “Đàn ông nông nổi giếng khơi”, họ được tự do ngôn luận mà không luân lí nào lên án hoặc giễu cợt. Còn giới nữ giới thường dè dặt, ỡm ờ khi đề cập đến vấn đề tế nhị:

Sáng trăng suông em tưởng tối trời, Em ngồi em để cái sự đời em ra:

Sự đời như cái lá đa,

Đen như mõm chó, chém cha sự đời...

Hay như

Anh về sương gió lạnh lùng Ở đây chung gối, chung mùng với em.

Như vậy trong cách biểu đạt những nhu cầu, cảm xúc của bản thân, nam giới hoàn toàn không bị ràng buộc bởi đạo đức xã hội. Còn nữ giới không thể thoát khỏi tấm áo của đức hạnh, nên đành kìm nén trong tâm thức.

Đàn bà thường không dành cho tình dục một ưu tiên cao trong cuộc sống của mình. Bởi những công việc không tên hằng ngày cứ bám riết lấy họ, mặt khác họ phải khoác lên mình tấm áo thiên tính nữ, đoan chính, tiết hạnh. Vì thế khi tay lo bếp núc, tay bồng bế dỗ dành con thơ, lợn ngoài chuồng đang chờ bữa... người chồng đòi chuyện phòng the, nàng đành đáp:

Đương khi bếp tắt cơm sôi, Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem.

Bây giờ cơm đã chín rồi, Lợn no con nín tòm tem thì tòm.

Ngay cả trong động tác giao hợp cũng là sản phẩm kiến tạo xã hội. Nam giới luôn giữ thế chủ động, còn nữ giới là sự thụ động. Câu nói“Trai trên gái dưới” chính là tư thế tình dục thường thấy trong chuyện gối chăn, để minh chứng sức mạnh, uy quyền của nam giới.

Đặc biệt, khi đất nước rơi vào khủng hoảng, luân lý đạo đức suy đồi hay rơi vào nạn ngoại xâm thì hơn ai hết, những người phụ nữ ngoài cảnh bị áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, họ còn bị áp bức giới - nhân phẩm của họ bị chà đạp, thể xác họ bị tổn thương. Lịch sử đã ghi lại biết bao nhiêu áp bức giới đã gây ra cho người phụ nữ: khi thì người phụ nữ bị cống nạp, khi thì trở thành những món hàng trao đổi, khi thì bị cưỡng bức trắng trợn...

Sử cũ chép: “Vua Lê Uy Mục, đêm đêm thường bắt cung nữ hầu rượu, khi rượu say liền giết cung nữ đi. Vua Lê Tương Dực, sai đắp thành chắn ngang sông Tô Lịch và làm chiến thuyền để đi chơi Hồ Tây, thường bắt phụ nữ cởi trần bơi chèo để vui chơi thoả thích. Quận Mã Đặng Lân, em vợ chúa Trịnh, mỗi khi ra đường đều đem theo một bày thủ túc, gặp phụ nữ có nhan sắc thì bắt lấy, quây màn ngay giữa đường, giữa chợ để cưỡng dâm, xong lại cắt tai, cắt vú người ta...” [8, tr.149].

Sự áp bức, cưỡng hiếp trắng trợn được ca dao, tục ngữ truyền khẩu như một minh chứng rõ nét:

Tai nghe quan huyện đòi hầu Mua chanh cùng khế gội đầu cho trơn.

Quan lại, cường hào có nhiệm vụ trấn an, bảo vệ cuộc sống của người dân, nhưng chính họ đi ngược lại những nhiệm vụ cao cả ấy. Những cô thôn nữ đến tuổi xuân thì, trở thành nô lệ tình dục cho những tên quan lại hám sắc mà không thể chống chế. Chính cái quyền cưỡng hiếp ấy mới có chuyện nhà thơ

có nhân cách như Nguyễn Công Trứ từng dám khoe đã hiếp một cô gái quê giữa đồng: “Giang sơn một gánh giữa đồng/Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ chăng?”. Còn đây, khi ca dao phê phán về chính trị, nhưng vẫn có ẩn dụ bằng chuyện hiếp dâm:

Bộ binh, bộ hộ, bộ hình Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi.

Như vậy trong địa hạt tình yêu, tình dục nữ giới hoàn toàn mất đi tiếng nói của mình. Họ sống theo khuôn mẫu giới của xã hội định sẵn. Đời sống hôn nhân cũng trượt theo đà ấy. Có thể khẳng định đời sống hôn nhân là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ở đó họ gánh chịu trăm đắng nghìn cay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)