Biểu trưng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 79 - 80)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Biểu trưng hóa

Nhắc đến ca dao, người ta không thể không nói đến cách nói “bóng gió” mang tính chất liên tưởng. Những hình ảnh như cái cò, cái vạc, cái nông, cây đa, bến nước, trăng sao, mây núi, hoa trái… chính là biểu trưng hóa sự cho con người. Những tín hiệu thẩm mỹ ấy, không chỉ góp một gam màu tươi sáng vào khu vườn văn học dân gian mà còn tạo nên sức sống lâu bền cho những vần ca dao ấy.

Theo phân tâm học, các biểu trưng đều do cấm kị mà thành. Xã hội phong kiến đặt ra hàng loạt những cấm kị, những cấm kị ấy làm cho năng lượng tính dục bị kìm nén và dịch chuyển thành những cái khác, cái đại diện để thay thế cho cái bị cấm. Cái thay thế hoặc đại diện ấy suy cho cùng không có sự dịch chuyển về mặt bản chất, chỉ là được sơn trên mình một lớp sơn để che đậy, ngụy trang mà thôi.

“Nghệ sĩ giống như người bị bệnh nhiễu tâm, rút lui khỏi thực tế không thỏa mãn để đi vào thế giới tưởng tượng, song trái lại vẫn phải đặt chân vào thực tế. Những sáng tạo, những tác phẩm nghệ thuật của ông ta là những thỏa mãn tưởng tượng cái ham muốn vô thức, giống như mộng; cũng như mộng, chúng có chung tính cách là sự thỏa hiệp, bởi chúng cũng tránh xung đột không che đậy với sức mạnh dồn nén. Song trái ngược với những sản phẩm của thói tự si mê, phi xã hội của mộng, chúng có thể tin cậy vào thiện cảm của những người khác, bởi chúng có thể làm thức dậy và thỏa mãn những ham muốn vô thức giống như thể ở họ. Hơn nữa chúng là “phần thưởng quyến rũ”, của ham muốn gắn vào tri giác cái đẹp của hình thức” [3, tr.30-31]

Ca dao là tiếng nói bập bẹ của nhân dân, nhưng cũng là sản phẩm của sự sáng tạo trên nền nguyên lý dịch chuyển năng lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong ca dao việt (Trang 79 - 80)