Một số nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng suy dinh dưỡng, béo phì và năng lực trí tuệ của học sinh THCS huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 29 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Một số nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng

1.3.2.1. Một số nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng trên thế giới

Thời kì trước Công nguyên, danh y Hipocrat đã cho rằng ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị và ông đã viết “Thức ăn cho người bệnh phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều trị của chúng ta phải là các chất dinh dưỡng”.

Năm 1925, J. Boyd Orrda đã phát hiện ra mối liên quan trực tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ.

Năm 1942, Daray Thompson đã đưa ra khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng hai đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức khỏe.

Năm 1979, WHO đã khuyến cáo dùng hai chỉ tiêu về chiều cao và cân nặng để đánh giá sự phát triển về thể lực và tình trạng dinh dưỡng.

1.3.2.2. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở Việt Nam

Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, khoa học dinh dưỡng mới phát triển mạnh mẽ và các nghiên cứu về thể lực và dinh dưỡng mới được triển khai. Từ đó đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng nhưng chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh cấp mầm non và cấp tiểu học.

Năm 1980, Viện Dinh dưỡng được thành lập. Sau khi được thành lập, Viện Dinh dưỡng đã tiến hành các cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng, dịch tễ học các bệnh về dinh dưỡng và hàng năm đưa ra các số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.

Ở Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh, tính chung cả nước mỗi năm trung bình giảm khoảng 1,5%; từ 43,3% trong năm 2000 xuống còn 29,3% vào năm 2010; năm 2010 vẫn còn 28 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao hơn mức trung bình của cả

nước, trong đó 12 tỉnh có tỷ lệ trên 35%.Thành tựu giảm suy dinh dưỡng liên tục và bền vững của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Tuy vậy Việt Nam vẫn còn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao trên phạm vi toàn cầu. Đây là mức rất cao theo xếp loại của WHO [63].

Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 8 năm liên tục từ 2007 – 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 21,2% xuống còn 14,1%. Tỷ lệ thấp còi giảm từ 33,9% xuống còn 24,5%.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Trong 5 năm tính từ 2010, tỷ lệ người thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng lên 38%, chiếm 3,6% dân số. Trước năm 1995, tỉ lệ thừa cân ở trẻ em là không đáng kể, từ năm 1996 trở đi thì những con số này bắt đầu gia tăng. Năm 1996, tỉ lệ béo phì ở trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh là 2%, năm 2001 là 3,3%. Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em hiện nay là 4,8%; ở người lớn là 6,6% [62], [63].

Theo kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng Quốc gia trên 17.213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng theo tuổi, ở nữ giới cao hơn so với nam giới, ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng (tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam giới và nữ giới [64].

Kết quả nghiên cứu trên 5.028 học sinh từ 7 – 17 tuổi ở 75 trường học tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng cho thấy, ở khu vực thành thị, 42% học sinh tiểu học, 30,5% học sinh THCS và 13,5% học sinh trung học phổ thông bị thừa cân, béo phì. Ở khu vực nông thôn, các tỷ lệ này lần lượt là 18%, 11% và 6% [65].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng suy dinh dưỡng, béo phì và năng lực trí tuệ của học sinh THCS huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)