3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.4. Phương pháp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì
Trước kia, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cân nặng theo tuổi để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì của trẻ tuổi vị thành niên như trẻ dưới 11 tuổi. Một số nghiên cứu khác lại sử dụng chỉ số BMI của người trưởng thành để đánh giá. Do vậy, nhận định kết quả có sự sai lệch rất lớn. Từ năm 1995, theo quy ước của WHO, đối với trẻ vị thành niên, sử dụng chỉ số
BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Do đặc điểm của lứa tuổi này là cơ thể đang phát triển, chiều cao chưa ổn định nên không thể dùng một ngưỡng BMI như người trưởng thành mà BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ.
BMI (Body Mass Index) được tính theo công thức: BMI = W
2
H Trong đó: W – Cân nặng (kg)
H – Chiều cao (m)
Tháng 4 năm 2006, WHO đã đưa ra chuẩn phát triển mới để áp dụng cho đối tượng là trẻ em. Và Z-score là chỉ số đánh giá dinh dưỡng được WHO sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua các thông số chiều cao, cân nặng và độ tuổi (Hình 2.1 và Hình 2.2).
Căn cứ vào chỉ số BMI, tuổi và giới tính, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được xác định theo điểm ngưỡng Z-Score so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics). Từ đó đánh giá mức độ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì theo Bảng 2.2 [66].
Hình 2.2.Biểu đồ BMI của trẻ em trai từ 5 đến 19 tuổi Bảng 2.2. Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi
Chỉ số Z-score Đánh giá
< -3 SD Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng < -2 SD Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa -2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD Bình thường
> 2 SD Thừa cân > 3 SD Béo phì