Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng suy dinh dưỡng, béo phì và năng lực trí tuệ của học sinh THCS huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 42 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ

2.3.5.1. Phương pháp nghiên cứu chỉ số IQ

Chỉ số IQ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test khuôn hình tiếp diễn Raven (test Raven) (Phụ lục 2). Test Raven được mô tả đầu tiên vào năm 1936, sau đó được chuẩn hóa vào các năm 1945, 1956 và đến năm 1960, test này được UNESCO chính thức sử dụng để chẩn đoán trí tuệ của con người [51]. Đây là trắc nghiệm phi ngôn ngữ dùng để đo năng lực

trí tuệ trên bình diện rộng [69]. Những năng lực được trắc nghiệm là năng lực hệ thống hoá, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật và hiện tượng, năng lực không gian, khả năng suy luận. Test Raven được sử dụng rộng rãi cho từng cá nhân, cho các nhóm người từ 6 tuổi đến 65 tuổi.

Test Raven gồm 60 bài tập có hình vẽ rõ ràng, chính xác và ưa nhìn, chia thành 5 bộ (A, B, C, D, E) mỗi bộ gồm 12 bài tập. Mức độ khó của bài tập tăng dần từ bài 1 đến bài 12 trong mỗi bộ và tăng dần theo mỗi bộ. Năm bộ có cấu tạo theo nguyên tắc nhất định. Bộ A cho thấy tính liên tục, tính trọn vẹn của cấu trúc. Bộ B thể hiện sự giống nhau giữa các khuôn hình, đảm bảo tính tương đồng, tương tự. Bộ C liên quan đến những thay đổi tiếp diễn trong các khuôn hình. Bộ D thể hiện sự đổi chỗ giữa các hình trong khuôn hình theo hướng ngang hoặc dọc. Bộ E thể hiện sự phân giải các hình, các bộ phận cấu thành [51].

Test Raven có ưu điểm là có tính khách quan và khả năng loại trừ những khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, xã hội của đối tượng nghiên cứu. Kỹ thuật sử dụng đơn giản, ít tốn kém, có thể nghiên cứu trên nhiều đối tượng cùng một lúc. Tuy nhiên, nhược điểm của trắc nghiệm này là chỉ cho biết kết quả mà không cho biết quá trình đi đến kết quả nên không phản ánh được xu hướng phát triển của trí tuệ. Mặt khác, trắc nghiệm này đòi hỏi tư duy cao, nên khi sử dụng cho các đối tượng có tư duy kém sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên cứu [12]. Chính vì vậy, khi sử dụng test Raven cần phải có sự kết hợp các phương pháp khác như quan sát, thực nghiệm hay các trắc nghiệm khác. Tuy nhiên, với ưu điểm nổi trội, phương pháp trắc nghiệm này vẫn được sử dụng rộng rãi để đánh giá trí tuệ của học sinh trên thế giới và ở Việt Nam [1].

Các đối tượng nghiên cứu được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 30 đến 40 học sinh. Mỗi học sinh được phát một quyển test Raven

và một phiếu trả lời trắc nghiệm. Sau khi nghe hướng dẫn cách thực hiện test Raven, mỗi học sinh sẽ thực hiện test một cách độc lập, theo khả năng của mình, không hạn chế thời gian trong phòng học yên tĩnh. Trên thực tế thì không có học sinh nào làm test quá 60 phút. Mỗi bài tập trả lời đúng sẽ được 1 điểm, mỗi phần tối đa 12 điểm, điểm tối đa là 60 điểm. Cộng tổng điểm của cả 5 phần được điểm thực, lấy điểm thực trừ đi điểm chuẩn kỳ vọng, nếu hiệu số giao động trong khoảng ± 2 thì được sử dụng kết quả, nếu vượt quá thì loại bỏ và phải làm lại. Tổng số của tất cả các phần phải ≤ 6. Sau khi xử lý số liệu, căn cứ vào điểm test Raven, chỉ số IQ được tính theo công thức:

IQ = .15 100 SD

XX

Trong đó: IQ – Chỉ số thông minh; X – Điểm test Raven của cá nhân

X – Điểm test Raven trung bình của nhóm người cùng độ tuổi SD – Độ lệch chuẩn

Sau đó đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại chỉ số IQ của David Wechsler [71] để xếp loại mức trí tuệ của học sinh theo bảng 2.3:

Bảng 2.3. Phân loại trí tuệ theo chỉ số IQ

STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ

1 I > 130 Rất xuất sắc

2 II 120 – 129 Xuất sắc

3 III 110 – 119 Thông minh

4 IV 90 – 109 Trung bình

5 V 80 – 89 Tầm thường

6 VI 70 – 79 Kém

7 VII < 70 Ngu độn

2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số EQ

Chỉ số EQ được nghiên cứu bằng phương pháp tự đánh giá các chỉ số C, A, H qua hồ sơ EQ (Phụ lục 3). Phiếu trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khỏe, tính tích cực và tâm trạng.

Điều tra viên phát phiếu trắc nghiệm cho học sinh và yêu cầu học sinh đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng thái cảm xúc của mình theo thang điểm từ 1 đến 9 bằng cách khoanh tròn vào các điểm số tương ứng. Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu hiện của các trạng thái cảm xúc:

Nhóm C (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khỏe) gồm các câu 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25, 26.

Nhóm A (thể hiện cảm xúc về tính tích cực) gồm các câu 3, 4, 9, 10, 15, 16, 21, 22, 27, 28.

Nhóm H (thể hiện cảm xúc về tâm trạng) là các câu 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30.

Tổng số điểm của 30 câu dùng để xác định trạng thái cảm xúc chung theo tiêu chuẩn đánh giá. Điểm tối đa là 270 điểm tương ứng với trạng thái rất tốt. Điểm trung bình bằng 150 điểm là mức độ bình thường. Tối thiểu là 30 điểm ứng với cảm xúc rất xấu.

2.3.5.3. Phương pháp nghiên cứu chỉ số AQ

Chỉ số AQ được nghiên cứu bằng phương pháp tự đánh giá các chỉ số C,O, R, E qua hồ sơ AQ (Phụ lục 4). Phiếu trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi, mỗi câu đều có mức độ trả lời khác nhau, đạt từ 1 – 5 điểm. Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi:

Nhóm C (thể hiện khả năng kiểm soát, điều khiển) gồm các câu 1, 7, 13, 15 và 17.

Nhóm O (thể hiện quyền sở hữu) gồm các câu 2, 6, 11, 16 và 18. Nhóm R (thể hiện phạm vi hoạt động) là các câu 3, 5, 9, 12, và 20. Nhóm E (thể hiện khả năng chịu đựng, tính nhẫn nại) là các câu 4, 8, 10, 14 và 19.

đọc kỹ từng tình huống trong bảng và tự đánh giá mức độ vượt qua các tình huống của mình bằng cách khoanh tròn vào các điểm số tương ứng.

Sau khi học sinh làm bài đánh giá xong, điều tra viên cộng tổng các điểm đạt được vào dưới bảng tương ứng với mỗi cột C, O, R, E.

Chỉ số AQ được xác định qua công thức: AQ = (C + O + R + E) x 2 Chỉ số AQ trung bình là 147,5 [68]. Chỉ số này càng cao càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng suy dinh dưỡng, béo phì và năng lực trí tuệ của học sinh THCS huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)