3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Cân nặng trung bình
3.1.2.1. Cân nặng của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh nam và nữ từ 11 – 14 tuổi ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai được thể hiện ở Bảng 3.3, Hình 3.4 và Hình 3.5:
Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi Cân nặng (kg) X a - X b p Nam (a) Nữ (b) n X SD Tăng n X SD Tăng 11 126 35,63 ± 5,39 - 155 36,96 ± 5,20 - - 1,33 < 0,05 12 155 39,39 ± 6,41 4,03 152 40,09 ± 4,31 3,13 - 0,70 < 0,05 13 162 43,26 ± 6,51 3,87 164 42,11 ± 4,13 2,02 1,15 < 0,05 14 128 48,95 ± 5,03 5,69 127 45,03 ± 4,87 2,92 3,92 < 0,05
Các số liệu trong Bảng 3.3, Hình 3.4 và Hình 3.5 cho thấy, cân nặng trung bình của học sinh nam và học sinh nữ tăng liên tục từ 11 – 14 tuổi. Cân nặng của học sinh nam ở giai đoạn 11 tuổi là 35,63 ± 5,39 kg. Ở giai đoạn 12 tuổi, cân nặng của học sinh nam là 39,39 ± 6,41 kg. Ở giai đoạn 13 tuổi, cân nặng của học sinh nam là 43,26 ± 6,51 kg và cân nặng của học sinh nam đạt 48,95 ± 5,03 kg khi ở giai đoạn 14 tuổi. Mỗi năm, chiều cao của học sinh nam tăng trung bình là 4,62 kg.
Cân nặng của học sinh nữ ở giai đoạn 11 tuổi là 36,96 ± 5,20 kg. Ở giai đoạn 12 tuổi, cân nặng của học sinh nữ là 40,09 ± 4,31 kg. Lúc 13 tuổi, cân nặng của học sinh nữ là 42,11 ± 4,13 kg và đến giai đoạn 14 tuổi, cân nặng của học sinh nữ là 45,03 ± 4,87. Mỗi năm, chiều cao của học sinh nữ tăng
trung bình là 2,69 kg.
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng theo lứa tuổi và theo giới tính
Tốc độ tăng cân nặng của học sinh không đồng đều ở cả hai giới và ở từng lứa tuổi cũng khác nhau. Tốc độ tăng cân của học sinh nam ở năm 12 tuổi là 4,03 kg, ở năm 13 tuổi là 3,87 kg và ở năm 14 tuổi là 5,69 kg. Tốc độ tăng cân của học sinh nữ ở năm 12 tuổi là 3,13 kg, ở năm 13 tuổi là 2,02 kg và ở năm 14 tuổi là 2,92 kg. Cân nặng trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 14 tuổi (tăng trung bình 5,69 kg) và ở học sinh nữ là giai đoạn 12 tuổi (tăng trung bình 3,13 kg).
có sự khác biệt ở hai giới qua các lứa tuổi. Ở lứa tuổi 11 và 12, cân nặng trung bình của học sinh nữ lớn hơn cân nặng trung bình của học sinh nam. Ở lứa tuổi 13 và 14, cân nặng trung bình của học sinh nam lại lớn hơn cân nặng trung bình của học sinh nữ. Sự chênh lệch về cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất lúc 14 tuổi (3,92 kg) và thấp nhất lúc 12 tuổi (0,70 kg). Những sự khác biệt về cân nặng giữa học sinh nam và học sinh nữ qua các lứa tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này chứng tỏ, cân nặng của học sinh có liên quan tới giới tính và khác nhau ở các lứa tuổi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về cân nặng của học sinh THCS ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai lớn hơn nghiên cứu của các tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992) [8], Trần Thị Loan (2002) [36], Đỗ Hồng Cường (2009) [4]. (Bảng 2, phụ lục 1). Điều này cho thấy rằng, càng về những năm tiếp theo, cân nặng trung bình của học sinh có xu hướng càng tăng. Nguyên nhân là khi điều kiện sống tốt hơn, điều kiện kinh tế gia đình khá giả hơn, chế độ dinh dưỡng được cải thiện hơn, nên chiều cao và cân nặng của học sinh đã có sự gia tăng. Ngoài ra, việc chăm sóc con cái được cha mẹ quan tâm chu đáo hơn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cân nặng của học sinh tăng lên hơn trước.
3.1.2.2. Cân nặng của học sinh theo khu vực nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh THCS ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai theo hai khu vực nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.4 và Hình 3.6.
Qua Bảng 3.4 và Hình 3.6, chúng tôi thấy cân nặng trung bình của học sinh ở hai khu vực nghiên cứu tăng dần theo lứa tuổi và có sự khác nhau. Ở cả bốn lứa tuổi, cân nặng trung bình của học sinh ở vùng trung tâm luôn cao hơn cân nặng trung bình của học sinh ở vùng ven. Tuy nhiên, ở lứa tuổi 13, cân nặng trung bình của học sinh nữ ở vùng trung tâm thấp hơn so với cân nặng của học sinh nữ vùng ven. Ở lứa tuổi 14, mặc dù cân nặng trung bình của học sinh nữ ở vùng trung tâm cao hơn so với cân nặng của học sinh nữ vùng ven nhưng
con số chênh lệch không đáng kể (0,92 kg). Những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.4. Cân nặng (kg) của học sinh theo khu vực nghiên cứu
Gi ới t ính Tuổi Cân nặng (kg) X a - X b p Trung tâm (a) Vùng ven (b)
n X SD n X SD Nam 11 53 36,41 5,63 73 34,85 5,14 1,56 < 0,05 12 69 43,64 6,72 86 35,13 4,80 8,51 < 0,05 13 68 47,57 6,64 94 44,516,47 3,06 < 0,05 14 52 50,36 5,52 76 47,53 4,60 2,83 < 0,05 Nữ 11 72 39,40 5,36 83 34,51 4,23 4,89 < 0,05 12 77 41,06 3,24 75 39,11 4,98 1,95 < 0,05 13 79 41,51 4,46 85 42,71 4,04 - 1,2 < 0,05 14 58 45,49 5,30 69 44,57 3,47 0,92 < 0,05 Chung 11 125 37,915,50 156 34,684,69 3,23 < 0,05 12 146 42,354,98 161 37,124,89 5,23 < 0,05 13 147 43,135,55 179 42,245,26 0,89 < 0,05 14 110 47,935,41 145 46,054,04 1,88 < 0,05
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo khu vực nghiên cứu
Nguyên nhân của sự khác biệt là do điều kiện sống và chế độ dinh dưỡng… của học sinh ở vùng trung tâm tốt hơn so với điều kiện sống và chế
độ dinh dưỡng… của học sinh ở vùng ven. Ở lứa tuổi 13, 14, học sinh nữ ở vùng trung tâm có ý thức về việc giữ vóc dáng hơn học sinh nữ ở vùng ven nên đã chú ý hơn về vấn đề cân nặng sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng vì vậy các em đã giữ cho cân nặng không quá tăng.
Tóm lại, cân nặng của học sinh ở hai khu vực nghiên cứu có sự khác nhau, trong cùng một độ tuổi nhưng cân nặng của học sinh ở vùng trung tâm thường lớn hơn cân nặng của học sinh ở vùng ven.