3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Tổ chức và thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng y tế của 04 trường: THCS Dân tộc nội trú, THCS Trần Quốc Tuấn, THCS & THPT Y Đôn và THCS Chu Văn An. Việc đo đạc chiều cao và cân nặng của học sinh được tiến hành bởi nhân viên y tế của mỗi trường. Học sinh tiến hành làm các test điều tra tại phòng học yên tĩnh, thoáng mát, không giới hạn thời gian.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang (cross – sectional study).
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu của “Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam”. Mẫu cỡ lớn được áp dụng khi điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người như chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, tình trạng dinh dưỡng, tần số tim, huyết áp động mạch.
Công thức chọn cỡ mẫu: n = S .t2 2= S.t 2 2 d d
Trong đó: n – Số cá thể mẫu cần lấy
S – Độ lệch chuẩn, tính theo % giá trị trung bình, còn gọi là hệ số biến thiên CV (có được qua điều tra sơ bộ)
d – Sai số cho phép của trị số trung bình X chọn trước.
- Đối với mẫu cỡ lớn: Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu là 5% của trị số trung bình, độ tin cậy p = 0,01. Làm phép tính ta tính được hệ số biến thiên CV = 20% của giá trị trung bình X thì số cá thể của mẫu tối thiểu cần lấy là: n = 2 20 x 2,58 5 = 107
- Đối với mẫu cỡ nhỏ: với sai số cho phép d = 10% và độ tin cậy p = 0,05 thì số cá thể mẫu tối thiểu cần lấy là:
n = 2 20 x 2,13 10 = 18 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ số hình thái
Chiều cao được xác định bằng thước đo nhân trắc, đơn vị tính là centimet (cm), đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng. Người được đo đi chân không, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, hai tay buông thõng hai bên mình. Đồng thời đảm bảo 4 điểm: gót chân, mông, vai, đầu áp sát vào thước đo. Đọc và ghi kết quả với 1 số lẻ.
Cân nặng được xác định bằng cân sức khỏe có độ sai số thấp, đơn vị tính là kilogam (kg). Người được cân chỉ mặc quần áo mỏng, không đội mũ, không mang giày dép, đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, thời gian đo cách xa bữa ăn. Cân nặng được ghi với 1 số lẻ.
2.3.4. Phương pháp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì
Trước kia, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cân nặng theo tuổi để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì của trẻ tuổi vị thành niên như trẻ dưới 11 tuổi. Một số nghiên cứu khác lại sử dụng chỉ số BMI của người trưởng thành để đánh giá. Do vậy, nhận định kết quả có sự sai lệch rất lớn. Từ năm 1995, theo quy ước của WHO, đối với trẻ vị thành niên, sử dụng chỉ số
BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Do đặc điểm của lứa tuổi này là cơ thể đang phát triển, chiều cao chưa ổn định nên không thể dùng một ngưỡng BMI như người trưởng thành mà BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ.
BMI (Body Mass Index) được tính theo công thức: BMI = W
2
H Trong đó: W – Cân nặng (kg)
H – Chiều cao (m)
Tháng 4 năm 2006, WHO đã đưa ra chuẩn phát triển mới để áp dụng cho đối tượng là trẻ em. Và Z-score là chỉ số đánh giá dinh dưỡng được WHO sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua các thông số chiều cao, cân nặng và độ tuổi (Hình 2.1 và Hình 2.2).
Căn cứ vào chỉ số BMI, tuổi và giới tính, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được xác định theo điểm ngưỡng Z-Score so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics). Từ đó đánh giá mức độ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì theo Bảng 2.2 [66].
Hình 2.2.Biểu đồ BMI của trẻ em trai từ 5 đến 19 tuổi Bảng 2.2. Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi
Chỉ số Z-score Đánh giá
< -3 SD Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng < -2 SD Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa -2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD Bình thường
> 2 SD Thừa cân > 3 SD Béo phì
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ
2.3.5.1. Phương pháp nghiên cứu chỉ số IQ
Chỉ số IQ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test khuôn hình tiếp diễn Raven (test Raven) (Phụ lục 2). Test Raven được mô tả đầu tiên vào năm 1936, sau đó được chuẩn hóa vào các năm 1945, 1956 và đến năm 1960, test này được UNESCO chính thức sử dụng để chẩn đoán trí tuệ của con người [51]. Đây là trắc nghiệm phi ngôn ngữ dùng để đo năng lực
trí tuệ trên bình diện rộng [69]. Những năng lực được trắc nghiệm là năng lực hệ thống hoá, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật và hiện tượng, năng lực không gian, khả năng suy luận. Test Raven được sử dụng rộng rãi cho từng cá nhân, cho các nhóm người từ 6 tuổi đến 65 tuổi.
Test Raven gồm 60 bài tập có hình vẽ rõ ràng, chính xác và ưa nhìn, chia thành 5 bộ (A, B, C, D, E) mỗi bộ gồm 12 bài tập. Mức độ khó của bài tập tăng dần từ bài 1 đến bài 12 trong mỗi bộ và tăng dần theo mỗi bộ. Năm bộ có cấu tạo theo nguyên tắc nhất định. Bộ A cho thấy tính liên tục, tính trọn vẹn của cấu trúc. Bộ B thể hiện sự giống nhau giữa các khuôn hình, đảm bảo tính tương đồng, tương tự. Bộ C liên quan đến những thay đổi tiếp diễn trong các khuôn hình. Bộ D thể hiện sự đổi chỗ giữa các hình trong khuôn hình theo hướng ngang hoặc dọc. Bộ E thể hiện sự phân giải các hình, các bộ phận cấu thành [51].
Test Raven có ưu điểm là có tính khách quan và khả năng loại trừ những khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, xã hội của đối tượng nghiên cứu. Kỹ thuật sử dụng đơn giản, ít tốn kém, có thể nghiên cứu trên nhiều đối tượng cùng một lúc. Tuy nhiên, nhược điểm của trắc nghiệm này là chỉ cho biết kết quả mà không cho biết quá trình đi đến kết quả nên không phản ánh được xu hướng phát triển của trí tuệ. Mặt khác, trắc nghiệm này đòi hỏi tư duy cao, nên khi sử dụng cho các đối tượng có tư duy kém sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên cứu [12]. Chính vì vậy, khi sử dụng test Raven cần phải có sự kết hợp các phương pháp khác như quan sát, thực nghiệm hay các trắc nghiệm khác. Tuy nhiên, với ưu điểm nổi trội, phương pháp trắc nghiệm này vẫn được sử dụng rộng rãi để đánh giá trí tuệ của học sinh trên thế giới và ở Việt Nam [1].
Các đối tượng nghiên cứu được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 30 đến 40 học sinh. Mỗi học sinh được phát một quyển test Raven
và một phiếu trả lời trắc nghiệm. Sau khi nghe hướng dẫn cách thực hiện test Raven, mỗi học sinh sẽ thực hiện test một cách độc lập, theo khả năng của mình, không hạn chế thời gian trong phòng học yên tĩnh. Trên thực tế thì không có học sinh nào làm test quá 60 phút. Mỗi bài tập trả lời đúng sẽ được 1 điểm, mỗi phần tối đa 12 điểm, điểm tối đa là 60 điểm. Cộng tổng điểm của cả 5 phần được điểm thực, lấy điểm thực trừ đi điểm chuẩn kỳ vọng, nếu hiệu số giao động trong khoảng ± 2 thì được sử dụng kết quả, nếu vượt quá thì loại bỏ và phải làm lại. Tổng số của tất cả các phần phải ≤ 6. Sau khi xử lý số liệu, căn cứ vào điểm test Raven, chỉ số IQ được tính theo công thức:
IQ = .15 100 SD
X X
Trong đó: IQ – Chỉ số thông minh; X – Điểm test Raven của cá nhân
X – Điểm test Raven trung bình của nhóm người cùng độ tuổi SD – Độ lệch chuẩn
Sau đó đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại chỉ số IQ của David Wechsler [71] để xếp loại mức trí tuệ của học sinh theo bảng 2.3:
Bảng 2.3. Phân loại trí tuệ theo chỉ số IQ
STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ
1 I > 130 Rất xuất sắc
2 II 120 – 129 Xuất sắc
3 III 110 – 119 Thông minh
4 IV 90 – 109 Trung bình
5 V 80 – 89 Tầm thường
6 VI 70 – 79 Kém
7 VII < 70 Ngu độn
2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số EQ
Chỉ số EQ được nghiên cứu bằng phương pháp tự đánh giá các chỉ số C, A, H qua hồ sơ EQ (Phụ lục 3). Phiếu trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khỏe, tính tích cực và tâm trạng.
Điều tra viên phát phiếu trắc nghiệm cho học sinh và yêu cầu học sinh đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng thái cảm xúc của mình theo thang điểm từ 1 đến 9 bằng cách khoanh tròn vào các điểm số tương ứng. Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu hiện của các trạng thái cảm xúc:
Nhóm C (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khỏe) gồm các câu 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25, 26.
Nhóm A (thể hiện cảm xúc về tính tích cực) gồm các câu 3, 4, 9, 10, 15, 16, 21, 22, 27, 28.
Nhóm H (thể hiện cảm xúc về tâm trạng) là các câu 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30.
Tổng số điểm của 30 câu dùng để xác định trạng thái cảm xúc chung theo tiêu chuẩn đánh giá. Điểm tối đa là 270 điểm tương ứng với trạng thái rất tốt. Điểm trung bình bằng 150 điểm là mức độ bình thường. Tối thiểu là 30 điểm ứng với cảm xúc rất xấu.
2.3.5.3. Phương pháp nghiên cứu chỉ số AQ
Chỉ số AQ được nghiên cứu bằng phương pháp tự đánh giá các chỉ số C,O, R, E qua hồ sơ AQ (Phụ lục 4). Phiếu trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi, mỗi câu đều có mức độ trả lời khác nhau, đạt từ 1 – 5 điểm. Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi:
Nhóm C (thể hiện khả năng kiểm soát, điều khiển) gồm các câu 1, 7, 13, 15 và 17.
Nhóm O (thể hiện quyền sở hữu) gồm các câu 2, 6, 11, 16 và 18. Nhóm R (thể hiện phạm vi hoạt động) là các câu 3, 5, 9, 12, và 20. Nhóm E (thể hiện khả năng chịu đựng, tính nhẫn nại) là các câu 4, 8, 10, 14 và 19.
đọc kỹ từng tình huống trong bảng và tự đánh giá mức độ vượt qua các tình huống của mình bằng cách khoanh tròn vào các điểm số tương ứng.
Sau khi học sinh làm bài đánh giá xong, điều tra viên cộng tổng các điểm đạt được vào dưới bảng tương ứng với mỗi cột C, O, R, E.
Chỉ số AQ được xác định qua công thức: AQ = (C + O + R + E) x 2 Chỉ số AQ trung bình là 147,5 [68]. Chỉ số này càng cao càng tốt.
2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu
2. 3.6. 1. Xử lí thô
- Kiểm tra các phiếu trả lời của học sinh về chỉ số IQ, EQ, AQ. Những phiếu nào không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test thì loại bỏ và yêu cầu học sinh đó làm lại
- Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá các loại test được sử dụng để chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tượng.
2.3.6.2. Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất ứng dụng trong Sinh học
- Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.
- Tính toán các thông số theo thuật toán thống kê xác suất để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Xử lí số liệu trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel. - Sử dụng các công thức toán học:
+ Giá trị trung bình: X n X i =1 i
(i = 1, 2,…n) Trong đó: X – Giá trị trung bình của mỗi công thức
Xi – Giá trị từng mẫu n – Số mẫu quan sát + Độ lệch chuẩn: SD = n X X i =1 i n
+ Sai số trung bình: m = SD
n
- Sự sai khác giữa hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau được kiểm định bằng phép thử “t – test” theo phương pháp Student – Fisher. t = XA XB 2 2 m m B A
Trong đó: XA – Giá trị trung bình nhóm A X
B – Giá trị trung bình nhóm B
mA – Sai số trung bình của nhóm mẫu A mB – Sai số trung bình của nhóm mẫu B Sau khi tính toán được giá trị t ta tính được xác suất p:
+ Nếu t > 1,96 thì p < 0,05 → Sự sai khác giữa hai giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê.
+ t 1,96 thì p > 0,05 → Sự sai khác giữa hai giá trị trung bình không có ý nghĩa thống kê.
- Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bằng chương trình tools - data
Analysis - regression theo công thức: r =
n X - X Y - Y i =1 i i 2 2 n X - X n Y - Y i =1 i i =1 i
Trong đó: r – Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X, Y Xi – Từng giá trị đại lượng X
Yi – Từng giá trị đại lượng Y n – Số mẫu.
+ r = 1 → X và Y có quan hệ tuyến tính + 0 < r < 0,3 → X và Y có quan hệ yếu
+ 0,3 < r < 0,5 → X và Y có quan hệ trung bình + 0,5 < r < 0,7 → X và Y có quan hệ tương đối chặt + 0,7 < r < 0,9 → X và Y có quan hệ chặt
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI CỦA HỌC SINH HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI TỈNH GIA LAI
3.1.1. Chiều cao đứng trung bình
3.1.1.1. Chiều cao đứng của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính
Kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng của học sinh nam và nữ có độ tuổi từ 11 – 14 ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai được thể hiện qua Bảng 3.1, Hình 3.1 và Hình 3.2:
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi Chiều cao đứng (cm) X a - X b p Nam (a) Nữ (b) n X SD Tăng n X SD Tăng 11 126 140,83 ± 6,70 - 155 144,02 ± 7,04 - - 3,19 < 0,05 12 155 146,42 ± 8,12 5,59 152 147,79 ± 7,12 3,77 - 1,37 > 0,05 13 162 151,69 ± 9,13 5,27 164 151,94 ± 4,13 4,15 - 0,25 > 0,05 14 128 161,34 ± 6,07 9,65 127 154,03 ± 4,87 2,09 7,31 < 0,05
Các số liệu nghiên cứu trong Bảng 3.1, Hình 3.1 và Hình 3.2 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục qua các lứa tuổi. Chiều cao đứng của học sinh nam ở giai đoạn 11 tuổi là 140,83 ± 6,70 cm, ở giai đoạn 12 tuổi là 146,42 ± 8,12 cm, ở giai đoạn 13 tuổi là 151,69 ± 9,13 cm đến khi 14 tuổi là 161,34 ± 6,07 cm, mỗi năm tăng trung bình là 6,84 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ lúc 11 tuổi là 144,02 ± 7,04 cm, năm 12 tuổi là 147,79 ± 7,12 cm, năm 13 tuổi là 151,94 ± 4,13 cm và đến 14 tuổi là 154,03 ± 4,87 cm, mỗi năm tăng trung bình là 3,34 cm.
Xét theo giới tính, trong cùng một lứa tuổi, chiều cao đứng trung bình của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Ở lứa tuổi 11, 12 và 13
tuổi, chiều cao đứng trung bình của học sinh nam thấp hơn của học sinh nữ. Đến