Tổng quan về kinh tế, văn hóa và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng suy dinh dưỡng, béo phì và năng lực trí tuệ của học sinh THCS huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 35 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.2. Tổng quan về kinh tế, văn hóa và xã hội

Huyện Đak Pơ có nhiều lợi thế về đất đai, con người, vì vậy phát triển trồng trọt và chăn nuôi được xem là thế mạnh kinh tế của huyện. Trong lĩnh vực trồng trọt, cây trồng chủ lực của huyện là mía, mì, bắp lai và rau xanh. Huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thử nghiệm các mô hình trồng trọt, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Khuyến khích hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh như vùng rau Tân Sơn (Tân An), An Sơn (Cư An); Từng bước tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông

nghiệp, điển hình là cánh đồng lớn để trồng mía ngày càng được mở rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong chăn nuôi, chủ yếu là nuôi bò lai (chiếm 87,7% bò lai trong tổng đàn) theo phương thức chăn thả tự nhiên là chủ yếu.

Sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ được phát huy lợi thế nhờ nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông thông thương với các tỉnh trong khu vực, các vùng kinh tế trọng điểm trong nước. Trong đó, công nghiệp, xây dựng phát triển cả về quy mô và loại hình, đến nay, đã có 60 doanh nghiệp, hợp tác xã đang tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm 11,2%.

Toàn huyện có 22 trường học với 9.481 học sinh các cấp, có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng nâng cao. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm đẩy mạnh, 8/8 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 77,89%, tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,34%.

Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Các thiết chế văn hóa được đầu tư theo hướng xã hội hóa; Công tác tuyên truyền, vận động các làng đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, khôi phục nhà rông và thông qua tổ chức các Hội thi ca múa nhạc dân gian, cồng chiêng làng, xã, huyện góp phần duy trì và phát triển bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, huyện Đak Pơ là một huyện vùng cao, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường; đàn gia súc, gia cầm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương; việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi chưa đồng bộ. Ngành công nghiệp quy mô còn nhỏ, chưa có sản phẩm chủ

lực có sức cạnh tranh trên thị trường. Thương mại, dịch vụ, du lịch chậm phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp. Do đó, đời sống kinh tế của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng suy dinh dưỡng, béo phì và năng lực trí tuệ của học sinh THCS huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)