Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 68 - 98)

Nghiên cứu tiến hành trên một quy mô nhỏ, trong một thời gian ngắn. Chúng tôi chỉ mới tiến hành can thiệp giáo dục sức khoẻ thông qua hình thức phát tờ rơi, tài liệu về PHCN, kèm theo hướng dẫn thực hành. Với mức độ can thiệp như trên thì NCSC chưa thể hiểu và thực hành được đúng, đầy đủ các bước của PHCN cho người bệnh TBMMN.

Do là nghiên cứu đầu tiên tiến hành trên đối tượng người chăm sóc chính và

áp dụng bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên cuốn “phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não”, chúng tôi không tìm thấy các nghiên cứu đi trước tại Việt Nam với

cùng các tiêu chí đánh giá và đối tượng nghiên cứu, nên việc bàn luận về các kết quả nghiên cứu còn gặp nhiều hạn chế.

58

KẾT LUẬN

1. Mô tả kiến thức của người chăm sóc chính về phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não trước và sau can thiệp

Kiến thức về một số nguyên tắc trong PHCN cho người bệnh tai biến mạch máu não:

- Tỷ lệ NCSC trả lời được 2/3 nội dung trước can thiệp là 26%, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên thành 76%.

- Tỷ lệ NCSC trả lời ≥ 3/4 nội dung tập các động tác phục hồi cơ bên liệt trước can thiệp là 26%. Sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên thành 34%.

- Về tần xuất của mỗi động tác, có 56% NCSC trả lời được đúng mỗi động tác nên tập từ 10 – 15 lần, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên thành 70%.

Kiến thức về hỗ trợ tư thế đúng trong PHCN cho người bệnh tai biến mạch máu não:

- Có 18% NCSC trả lời được 2/3 mục đích của việc hỗ trợ tư thế đúng cho người bệnh, tỷ lệ này sau can thiệp tăng lên thành 68%.

- Có 8% NCSC trả lời được ≥ 3/5 thao tác giúp người bệnh nằm nghiêng sang bên liệt, tỷ lệ này sau can thiệp tăng lên thành 66%.

Kiến thức về dụng cụ tập PHCN cho người bệnh tai biến mạch máu não: - Có 18% NCSC trả lời được ≥ 2/4 loại nẹp dùng trong tập PHCN cho người bệnh, sau can thiệp, tỷ lệ này tăng lên thành 84%.

Kiến thức của người chăm sóc chính về tập vận động cho người bệnh tai biến mạch máu não:

- Có 32% NCSC trả lời được ≥ 3/5 các bước tập cho người bệnh ngồi dậy, tỷ lệ này sau can thiệp là 86%.

- Có 28% NCSC trả lời được ≥ 3/4 thao tác tập cho người bệnh di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại. Tỷ lệ này sau can thiệp là 66%.

2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức sau can thiệp

- Trước can thiệp tỷ lê NCSC có kiến thức đạt là 16%, không đạt là 84%. Sau can thiệp tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt là 84% và không đạt là 24%.

59

- Tổng điểm kiến thức trước can thiệp có giá trị trung bình là 25,3 ± 5,0, sau can thiệp tăng lên thành 36,5 ± 4,8.

- Kiến thức cơ bản của người chăm sóc chính tăng từ 6,3 ± 2,6 trước can thiệp lên thành 7,5 ± 1,7 sau can thiệp (p<0,05).

- Kiến thức của người chăm sóc chính về tư thế cho người bệnh TBMMN tăng từ 6,7 ± 2,7 trước can thiệp lên thành 10,2 ± 1,9 sau can thiệp (p<0,05).

- Kiến thức của NCSC về dụng cụ để PHCN cho người bệnh TBMMN tăng từ 2,1 ± 1,0 trước can thiệp lên thành 4,0 ± 1,1 sau can thiệp (p<0,05).

- Kiến thức của NCSC về vận động cho người bệnh TBMMN tăng từ 10,1 ± 3,8 trước can thiệp lên thành 14,4 ± 3,2 sau can thiệp (p<0,05).

60

KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: cần tăng cường truyền thông cho NCSC về tầm quan trọng của phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông cho NCSC để nâng cao kiến thức và thực hành về các biện pháp, các động tác tập PHCN cho người bệnh TBMMN từ giai đoạn sớm của bệnh. Từ đó tăng cơ hội phục hồi của người bệnh TBMMN, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nên tiến hành truyền thông ở quy mô lớn hơn như tổ chức các khoá học để NCSC/người thân trong gia đình có cơ hội tìm hiểu kiến thức và thực hành về PHCN cho người bệnh TBMMN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Cao Minh Châu, Nguyễn Xuân Nghiên và Trần Văn Chương (2005), Dụng cụ trợ giúp đơn giản trong phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học hội phục hồi chức năng Việt Nam, Nhà xuất bản y học, tr. 28 - 31.

2. Dương Đình Chỉnh và Nguyễn Văn Hương (2011), "Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc người bệnh bị tai biến mạch máu não tại cộng đồng tỉnh Nghệ An", Y học Thực hành. 763(5).

3. Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

4. Dương Đình Chính, Trần Văn Chương (2011), Một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại Nghệ An, Tạp chí Y học thực hành.

5. Trần Văn Chương (2010), Đại cương đột quỵ não, Bộ môn nội Thần kinh, Học

viện quân Y.

6. Hội thần kinh học TP Hồ Chí Minh (2014), Hội nghị về đột quỵ khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2014, TP Hồ Chí Minh.

7. Dương Đình Chỉnh (2011), " Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Nghệ An năm 2011",Y học thực hành số 5/2011. 8. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não- từ yếu tố nguy cơ đến dự

phòng , Trường Đại học Y - Dược Huế, NXB Đại học Huế.

9. Lê Đức Hinh (2009), "Tình hình tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước châu Á, Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não",Hội thảo liên

khoa, khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

10. Lê Đức Hinh và Đặng Thế Chân (2006), "Tử vong do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học thần kinh", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Huệ (2007), "Nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác điều dưỡng - phục hồi chức năng cho người bệnh bị tai biến mạch máu não giai đoạn sớm", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

12. Nguyễn Thuỳ Hương và các cộng sự. (2004), "Tổng kết 5 năm điều trị di chứng do tai biến mạch máu não ở người có tuổi bằng châm cứu và phục hồi chức năng", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,bệnh viện Bạch Mai,

Nhà xuất bản y học.

13. Hoàng Đình Kiệm (2014), "Đại cương phục hồi chức năng", Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Lệ (2015), "Thực trạng và các yếu tố liên quan đến chăm sóc phục hồi chức tại nhà cho người bệnh bị tai biến mạch máu não đã từng điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2014", Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y tế

Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.

15. Trần Thị Mỹ Luật (2008)," Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của người bệnh tai biến mạch máu não tại viện điều dưỡng - phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên", Đại học y dược Thái Nguyên.

16. Nguyễn Văn Lý (2005), "Đánh giá mức độ thiếu sót thần kinh và nhu cầu phục hồi chức năng vận động của người bệnh tai biến mạch máu não", Luận

văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

17. Ngô Thị Nhu (2013), "Một số đặc điểm ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Thái Bình", Tạp chí Y học thực hành số 5-2015

18. Nguyễn Thị Như Mai (2013), "Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương, Luân văn thạc sỹ y tế công cộng", Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng,

19. Nguyễn Thị Như Mai và Trần Thị Thanh Hương (2014), "Nhu cầu chăm sóc, phục hồi chức năng của người bệnh tai biến mạch máu não khi xuất viện tại bệnh viện lão khoa trung ương", Kỷ yếu công trình khoa học 2014 Phần II.

20. Hội phòng chống Tai biến mạch máu não Việt Nam (2011), Tai biến mạch máu não -vấn đề toàn cầu.

21. Nguyễn Văn Nghiêm (2002), Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nhà xuất

bản Y học.

22. Võ Thị Nhu và các cộng sự. (2013), "Đánh giá kiến thức người nuôi bệnh về bệnh tai biến mạch máu não tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang", Khoa nội Thần Kinh bệnh viện An Giang.

23. Đặng Thị Kim Nhung, Hiểu biết về tai biến mạch máu não và nhu cầu tìm kiếm thông tin của người nhà người bệnh tại khoa tâm thần kinh bệnh viện lão khoa năm 2015, Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ vừa học vừa làm, Trường

Đại học Thăng Long.

24. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (2008), Nghiên cứu kết quả bước đầu người tàn tật hội nhập xã hội qua dự án phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng do AIFO tài trợ.

25. Hoàng Ngọc Thắm (2012), "Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu nãogiai đoạn cấp của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012", Luận văn Thạc sỹ Y tế

công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.

26. Mai Thọ Truyền và Ngô Đăng Thục (2010), "Đánh giá thực trạng điều trị và chăm sóc tại nhà của người bệnh tai biến mạch máu não sau ra viện ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ".

27. Lê Văn Thành (2014), Y học phục hồi, Nhà xuất bản y hoc.

28. Nguyễn Thị Xuyên, Trần Trọng Hải và Trần Quý Tường (2008), Tài liệu số 1: Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, 20 tài liệu kỹ thuật về

phục hồi chức năng cho tuyến cộng đồng sử dụng, MCNV - Bộ Y tế. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

29. World Health Organization (WHO) (2008), "World Health Statistics

2008", Geneva, Switzerland, World Health Organization, 2008.

30. Motegi A et al. (2008), "Outcome ofstroke survivors in Yamagata

Prefecture", Nippon - Koshu - Eisei - Zasshi,. 45(9), pp. 846 - 852.

31. Kristeins A.E, Scharffer R.M.B and Havey R.L (2009), "Stroke

rehabilitation. 3, rehabilitation management", Arch Phys MedRehabil. 80(5),

pp. 17 - 20.

32. Kabboord AD1 et al. (2016), "Assessment of Comorbidity Burden and its Association With Functional Rehabilitation Outcome After Stroke or Hip

Fracture: A Systematic Review and Meta-Analysis.", J Am Med Dir Assoc.

17(11), pp. 1066.e13-1066.e21.

33. Victor O. Adika, Nneoma Nzewi and Franco A. Apiyanteide (2011), "Knowledge and Opinion on Stroke Rehabilitation and Outcome among

Stroke Patients in Bayelsa State, Nigeria", International Journal of Tropical Medicine. 6(4).

34. Alfassa.S et al. (2007), "Quality of life in younger adults (17-49) after first

stroke – a two year follow up", Harefuah. 137(7 - 8), pp. 249 - 54.

35. The Stroke Association (2010), Physical effects of stroke. Factsheet 33, The Stroke Association 2010.

36. Eli Carmeli et al. (2010), HandTutor TM Enhanced Hand Rehabilitation after stroke - a pilot study, Physical Therapy Department Sackier Faculty Of

Medicine.

37. Care Quality Commission (2011), "Supporting life after stroke - A review

of services for people who have had a stroke and their carers".

38. A Di Carlo (2009), accessed date 20/10/2016 at http://ageing.oxfordjournals.org/content/38/1/4.long.

39. Coletta E.M and Murphy J.B (2004), "Physical and functional asessment

ofthe elderly stroke patient", American Founly physician. 49(8), pp. 1777 –

40. Gresham G.E et al. (2007), "Residual disability in survivors of stroke - The

Framingham study", N Eng I.J Med. 293, pp. 945 - 956.

41. Grimby.G, Finnstam J and Jette.A (2008), "On the application of the

WHO handicap classification in rehabilitation", Scand J Rehabil Med. 20(3),

pp. 93 - 98.

42. Nakayama H et al. (2004), "The influence of age on stroke outcome - The

copenhagen stroke study", Stroke. 25, pp. 808 - 813.

43. Govement of Western Australia Department of Health (2012), Model of stroke care 2012.

44. Treger I1 et al. (2008), "Hospital disposition after stroke in a national

survey of acute cerebrovascular diseases in Israel", Arch - Phys - Med Rehabil. 89(3), pp. 435.

45. Stein J et al. (2003), "Family member knowledge and expectations for

functional recovery after stroke", Am. J. Phys. Med. Rehabil. 82(3), pp. 169 -

174.

46. Stein J et al. (2003), "Patient knowledge and expectations for functional

recovery after stroke.", Am. J. Phys. Med. Rehabil. 82(8), pp. 591 - 596.

47. Chopra J.S et al. (2008), "Progress in cerebrovacular disease", Elsevier science, pp. 4 - 14.

48. Hong K, Bang O and Stroke statistics in in Ko- rea. Part I. Epidemiology and risk factors: Kang D (2013), journal of Stroke (2013), "Stroke statistics in in Ko- rea. Part I. Epidemiology and risk factors. Report from the Korean

Stroke Society and Clinical Research Center for Stroke", Journal of Stroke 15(1), pp. 2 - 20.

49. Dr David Clarke Lecturer and Senior Research Fellow (2012),

Systematic Review: Understanding Stroke Rehabilitation Nursing, RCN

international Research Conference London, Lon don.

50. Samuelsson M, Soderfeldt B and Olsson G.B (2006), "Functinal outcome

51. Clark MS and Smith DS (1998), "Knowledge of stroke in rehabilitation and

community samples.", Disanbil Rehabil. 20(3), pp. 90 - 90.

52. Pedersen P.M et al. (2016), "Orientation in the acute and chronic stroke

patient: Impact on ADL andsocial activities-The copenhagen stroke study", Arch - Phys - Med Rehabil. 77(4), pp. 336 - 339.

53. Federal Idenity Program (2012), Pathways of care for people with stroke in Ontario, Candian Institue for health information and Institut canadien d'

information sur la santé

54. US Agency for Healthcare research and quality (2015), Recovering after a stroke a patient and family guide, Agency for health care policy and

research publications clearinghouse.

55. Ishikawa R et al. (2006), "Factors related to ADL of stroke patients three

months after discharge", Nippon - Koshu -Eisei - Zasshi. 43(5), pp. 354 -

363.

56. Lai SM1 et al. (2008), "Disposition after acute stroke: who is not sent home

from hospital?", Neuroepidemiology. 17(1), pp. 21 - 29.

57. Okamusa T and Nakagawa Y (2005), "Characteristics of participant in community based rehabilitation program and their lavels of indepedence in

activities of daily living", Nippon - Koshu - Eisei - Zasshi. 42(10), pp. 887.

58. Schutee T, Summa J.D and Platt D (2004), "Rehabilitative treatment of cerebral apoplatic insults in advanced age and evaluatong its effectiveness -

results of a model project", Gerontol. 17(4), pp. 214 - 222.

59. Wyller T.B et al. (2007), "Are there gender differences in functional

outcome after stroke?", Clin Rehabil. 11(2), pp. 171 - 179.

60. Sveen U et al. (2009), "Association between impairments, self - care ability

and social activities 1 year after stroke", Disanbil - Rehabil. 21(8), pp. 372 -

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN

Trong quá trình điều trị và chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não, việc PHCN cho người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe cho họ, giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu:

“Thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định”

với mục tiêu:

1. Mô tả kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính trước và sau can thiệp giáo dục tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.

2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục.

Với mục tiêu đó, chúng tôi xin phỏng vấn ông / bà một số nội dung sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 68 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)