Kiến thức của người chăm sóc chính về tư thế đúng trong phục hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 61 - 68)

năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não.

Ở người bệnh TBMMN, một biến chứng thường gặp và ảnh hưởng xấu đến chức năng của người bệnh sau này là chi bên liệt co cứng. Thông thường là co cứng gập ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới. Việc phòng ngừa mẫu co cứng nên được thực hiện sớm trong giai đoạn cấp của bệnh, bằng cách người chăm sóc chính hoặc người nhà người bệnh thường xuyên vận động tay và chân liệt và luôn chú ý đặt người bệnh nằm với bên liệt ra ngoài [28]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 48% người nhà biết rằng phía thân bị liệt của người bệnh cần được hướng ra giữa phòng, con số này sau can thiệp tăng lên thành 66%. Theo kết quả nghiên cứu của

51

Nguyễn Văn Lệ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Đông, có 92% số người bệnh có nhu cầu được chỉ dẫn vị thế nằm đúng trên giường, tuy nhiên chỉ có 10% được điều dưỡng viên chăm sóc hướng dẫn. Cũng theo kết quả Hoàng Ngọc Thắm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắk có 42,3% người bệnh có nhu cầu chăm sóc về vị thế đúng trên giường [25]. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Mai có 56,1% người bệnh có nhu cầu chăm sóc vị thế đúng khi nằm và 19,5% có nhu cầu thay đổi tư thế thường xuyên [17]. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra, người bệnh có nhu cầu được giữ đúng tư thế, tạo cảm giác dễ chịu và rất cần thiết ngay từ giai đoạn sớm của bệnh, cũng như việc này cần được duy trì thường xuyên cho tới khi người bệnh hồi phục, tuy nhiên ở các các đối tượng là điều dưỡng viên, sự hiểu biết về PHCN cho người bệnh sau tai biến mạch máu nãochưa cao [46], [49], [23].

Về tác dụng của việc giữ tư thế đúng cho người bệnh: có 48% NCSC biết rằng

mục đích của tư thế đúng nhằm làm giảm bớt mẫu co cứng, 38% hiểu rằng giữ tư thế đúng cho người bệnh còn giúp đề phòng loét và 28% biết mục đích đề phòng biến dạng khớp cho người bệnh. Tỷ lệ này sau can thiệp tăng lên lần lượt là 54%, 54%, 60%. Co cứng là các cơ bị cứng kể cả khi nghỉ ngơi, cản trở vận động bình thường. Nắn bắp cơ thấy rắn chắc hơn bình thường. Người bệnh liệt nửa người sau một thời gian vài tháng thường bị co cứng cơ. Khi cử động bên liệt thấy cử động bị cứng, bị khó như bị cản lại. Tất cả các người bệnh đều bị co cứng theo một kiểu như nhau nên người ta gọi đây là mẫu co cứng của liệt nửa người. Tác dụng của phục hồi chức năng ở giai đoạn sớm là giúp người bệnh giảm co cứng, biến dạng khớp, do không được vận động và nuôi dưỡng kém [28]. Ngoài ra việc đặt đúng tư thế còn giúp người bệnh phòng chống được loét, một vấn đề khá phổ biến ở người bệnh TBMMN nếu không được chăm sóc đúng cách.

Kiến thức về tư thế đặt người bệnh nằm ngửa: khi đặt người bệnh nằm ngửa,

người chăm sóc chính cần đặt vai và hông bên liệt kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ, cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân. Trước can thiệp có 30% NCSC kể để được đúng > 2/3 các tiêu chí giúp người bệnh TBMMN nằm ngửa, trong đó tiêu chí đặt người bệnh nằm ngửa

52

với khớp gối gập nhẹ chỉ có 24% NCSC trả lời đúng. Sau can thiệp tỷ lệ NCSC trả lời được đúng > 2/3 tiêu chí tăng lên thành 38%. Kết quả này cũng cho thấy hiệu quả của can thiệp còn hạn chế, cần thiết phải có các can thiệp sâu hơn với quy mô rộng hơn nhằm mang lại hiệu quả can thiệp cao hơn.

Kiến thức về tư thế đặt người bệnh nằm nghiêng: khi đặt người bệnh nằm

nghiêng sang bên liệt, vai bên liệt của người bệnh cần gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối. Tỷ lệ đối tượng trả lời đúng về kiến thức đặt người bệnh nằm nghiêng sang bên liệt tương đối thấp, chỉ có 8% NCSC trả lời được đúng từ 3 ý trở lên. Tuy nhiên sau can thiệp, tỷ lệ này tăng lên đang kể là 66%. Các kết quả trên cho thấy, phần lớn đối tượng đều thiếu kiến thức về tư thế của người bệnh, việc đặt người bệnh ở tư thế đúng giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và quan trọng nhất là giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Việc không nắm được kiến thức cần thiết cơ bản để chăm sóc người bệnh TBMMN có thể là nguyên nhân dẫn đến NCSC không đáp ứng được các nhu cầu của người bệnh. Do người bệnh TBMMN có thể gặp những khó khăn khi phát âm, diễn đạt những mong muốn, nhu cầu của bản thân, nên NCSC cần tự chuẩn bị cho mình một kiến thức tốt để chăm sóc, giúp đỡ và hỗ trợ cho người bệnh.

4.2.3. Kiến thức của người chăm sóc chính về tập vận động cho người bệnh sau tai biến mạch máu não tai biến mạch máu não

Do yếu hoặc bị liệt một nửa bên người, người bệnh sẽ bị khó khăn khi lăn trở ở giường, khó thay đổi tư thế. Kể cả khi nửa người không liệt hẳn thì đi lại vẫn gặp khó khăn do rối loạn thăng bằng hoặc mất cảm giác nửa người bên liệt. người bệnh TBMMN sẽ gặp khó khăn khi lăn sang 2 bên, nhấn là lăn sang bên lành, khó khăn ngồi dậy và ngồi cho vững, khó đứng dậy và đi lại [28]. Ngoài những khó khăn khi di chuyển, người bệnh còn gặp những khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày do cử động tay và thân mình khó. Các hoạt động bao gồm: ăn uống, rửa mặt, đánh răng, thay quần áo. Mục đích tập vận động cho người bệnh giúp người bệnh phục hồi vận động và dần độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, tự

53

chăm sóc và phục vụ được bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lệ về thực trạng và các yếu tố liên quan đến chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh bị tai biến mạch máu não đã từng điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2014, có 13,8% người bệnh có nhu cầu được luyện tập – vận động tay chân hai bên, thế nhưng không có người bệnh nào được các điều dưỡng viên đáp ứng đầy đủ. Có đến 93,1% người bệnh có nhu cầu cần được vận động tay chân liệt, nhưng có đến 70% người bệnh chưa được điều dưỡng viên hướng dẫn/ hỗ trợ tập luyện. Có 43,7% có nhu cầu được hướng dẫn/ hỗ trợ tập ngồi thì có đến 92,1% người bệnh chăm sóc đầy đủ. Có 12,6% người bệnh TBMMN có nhu cầu được tập đứng và 6,9% người bệnh có nhu cầu tập đi, tỷ lệ người bệnh không được điều dưỡng viên đáp ứng đầy đủ lần lượt là 100% và 38% [14].

Kiến thức về tập cho người bệnh lăn sang bên liệt: cách để tập cho người bệnh

lăn nghiêng sang bên liệt bao gồm các bước, cho người bệnh nằm ngửa, người bệnh dùng chân bên lành, gấp gối chân bên liệt, nâng tay và chân lành lên, đưa chân và tay lành về phía bên liệt và xoay thân mình sang bên liệt. Tỷ lệ NCSC có câu trả lời đúng các bước trên lần lượt là 44%, 14%, 30%, 40% và 44%. Tỷ lệ NCSC trả lời được từ 3 bước trở lên chỉ chiếm 20%, tỷ lệ này sau can thiệp đã tăng đáng kể lên 70%.

Kiến thức về tập cho người bệnh lăn sang bên lành: cài tay lành vào tay liệt,

giúp người bệnh gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành, nghiêng bàn chân bên liệt sang bên lành, đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành. Tỷ lệ đối tượng kể tên đúng các thao tác trên lần lượt là 30%, 20%, 26%, 28%,28%. Chỉ có 7 đối tượng trả lời đúng từ 3 ý trở lên chiếm 14%. Tỷ lệ này sau can thiệp tăng nhẹ lên thành 54%. Kết quả nghiên cứu cho thấy NCSC chưa có kiến thức về cách cho người bệnh nghiêng sang bên liệt, bên lành, hoặc biết nhưng không đầy đủ. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn khi NCSC thực hành giúp người bệnh thay đổi tư thế. NCSC có thể không biết cách giúp người bệnh thay đổi tư thế, hoặc thực hiện chưa đúng cách, khiến cho việc này trở nên khó khăn hơn.

54

Kiến thức về nội dung để tập cho người bệnh ngồi dậy: Một trong những nội

dung tập vận động cho người bệnh là giúp người bệnh ngồi dậy và đi lại vững vàng. Đối với kiến thức tập cho người bệnh ngồi dậy, có 40% người chăm sóc chính trả lời đúng bước thứ nhất là người bệnh nằm nghiêng sang bên lành cạnh mép giường, 28% đối tượng trả lời đúng bước thứ 2 chân lành luồn dưới gót chân liệt và đưa chân liệt ra khỏi mép giường. Các bước tiếp theo lần lượt là: thả cả hai chân xuống dưới cạnh giường, chống khuỷu tay lành lên mặt giường, duỗi tay lành để đẩy thân mình ngồi lên, người nhà đỡ vai dưới để hỗ trợ người bệnh ngồi dậy, có các tỷ lệ lần lượt là 40%, 42% và 58%. Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng trả lời được từ 3 ý trở lên có 32%. Sau can thiệp, tỷ lệ này tăng lên khá đáng kể là 86%.

Kiến thức về thứ tự các giai đoạn tập vận động cho người bệnh: Có 72%

người chăm sóc chính trả lời đúng rằng người bệnh cần tập đứng dậy trước, sau đó nâng chân và bước đi. Sau can thiệp có 86% NCSC trả lời đúng nội dung trên. Người bệnh nên tập từ từ các động tác từ dễ tới khó. Sau khi tập ngồi dậy tương đối thành thạo, người bệnh có thể tập bước đi. Hoặc xen kẽ tập ngồi dậy và bước đi với sự giúp đỡ của NCSC. Trong quá trình tập các động tác cho người bệnh cần phải hết sức từ từ và kiên nhẫn, tập đều đặn từ các động tác dễ tới các động tác khó.

Kiến thức về các động tác tập cho người bệnh di chuyển từ giường xe lăn/ghế và ngược lại rất quan trọng, giúp cho người bệnh có thể tự sử dụng xe lăn, từ đó tự

đáp ứng một số nhu cầu của bản thân, di chuyển từ vị trí náy sang vị trí khác. Các bước tập\ cho người bệnh di chuyển từ giường sang ghế lần lượt là: xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt (68%), để người bị liệt ngồi ở mép giường (38%), mặt giường chỉ cao bằng ghế/ xe lăn (44%), giúp người bệnh nâng mông lên khỏi mặt giường, xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoăc ghế (54%). Trước can thiệp có 28% NCSC trả lời được ≥ 3/4 ý, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên thành 66%. Động tác di chuyển từ giường sang xe lăn/ghế là một động tác khó, cần phải thao tác một cách kiên nhẫn, tuỳ theo mức độ chịu đựng của người bệnh. Có thể tự di chuyển sang xe lăn giúp cho người bệnh dễ dàng tự mình hòa nhập vào cuộc sống của gia đình, xã hội, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tỷ lệ kiến thức về lĩnh vực

55

này trước và sau can thiệp đều không cao, cho thấy cần thiết phải có chương trình truyền thông sâu hơn, hoặc mở các lớp học, giúp NCSC hoặc người nhà có cơ hội hiểu sâu hơn các kiến thức về PHCN cho người bệnh TBMMN và có cơ hội thực hành ngay sau khi tiếp thu kiến thức.

4.3. Đánh giá sự thay đổi kiến thức sau can thiệp

Chúng tôi chon điểm cắt 50% để đánh giá kiến thức của NCSC. Kết quả trước can thiệp có 16% NCSC có kiến thức đạt và 84% NCSC có kiến thức không đạt. Sau khi đánh giá kiến thức của NCSC về phục hồi chức năng cho người TBMMN, chúng tôi tiến hành can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ bằng cách phát tờ rơi và hướng dẫn trực tiếp từng nhóm người chăm sóc chính tại khoa phòng. Hiệu quả của can thiệp được đánh giá sau 1 tuần, kết quả thu được có 76% NCSC có kiến thức đạt và 24% NCSC có kiến thức không đạt. Tỷ lệ này cho thấy can thiệp đã thu được một số kết quả nhất định, nâng cao được kiến thức cho NCSC. Tỷ lệ NCSC có kiến thức đạt tăng từ 16% trước can thiệp lên thành 76% sau can thiệp. Tuy nhiên tỷ lệ này về cơ bản là không cao vì chúng tôi chọn điểm cắt là 50% để phân loại kiến thức. Điểm cắt 50% là điểm cắt tương đối thấp so với các nghiên cứu về đánh giá về kiến thức khác, tuy nhiên do kiến thức của người chăm sóc chính trước can thiệp tương đối thấp, và do nội dung đánh giá của chúng tôi khó và đòi hỏi NCSC cần có sự hiểu biết chuyên sâu, qua phân tích thử nghiệm nhận thấy điểm cắt 50% trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp.

Bảng 3.22 cho thấy có sự thay đổi rõ rệt điểm trung bình kiến thức trước và sau can thiệp, cụ thể trước can thiệp trung bình kiến thức là 25,3 ± 5,0, trong đó thấp nhất là 20 điểm và cao nhất là 39 điểm. Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức tăng lên thành 36,5 ± 4,8, điểm thấp nhất là 25 điểm và cao nhất là 46 điểm. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này cho thấy can thiệp đã có hiệu quả đồng đều lên tất cả các đối tượng.

Một số kiến thức cơ bản mà người chăm sóc chính cần nắm được khi tiến hành PHCN cho người bệnh TBMMN (tham khảo phụ lục 1 và phụ lục 2) có điểm đánh giá tương đối thấp trước can thiệp, với điểm trung bình là 6,3 ± 2,6, thấp nhất là 1

56

được tăng lên thành 7,5 ± 1,7, trong đó điểm thấp nhất là 3 điểm và cao nhất là 11 điểm. Điều này cho thấy mảng kiến thức về nguyên tắc khi tiến hành PHCN cho người bệnh TBMMN đã đạt một số hiệu quả can thiệp nhất định.

Kiến thức về tư thế của người bệnh trong PHCN cũng có sự thay đổi tích cực trước và sau can thiệp. Cụ thể, trước can thiệp điểm trung bình của người chăm sóc chính là 6,7 ± 2,7, với giá trị nhỏ nhất là 1 điểm, và cao nhất là 14 điểm, điểm này sau can thiệp tăng lên thành 10,2 ± 1,9, giá trịnh nhỏ nhất là 6 điểm và giá trị cao nhất là 14 điểm. Sự thay đổi về giá trị trung bình của điểm là có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 <0,01.

Người chăm sóc chính cần có kiến thức cơ bản về dụng cụ tập PHCN cho người bệnh TBMMN, từ đó chọn những loại dụng cụ phù hợp, giúp đối tượng tập luyện mang lại hiệu quả cao hơn. Bảng 3.21 cho thấy, kiến thức về các loại dụng cụ được sử dụng trong PHCN cho người bệnh TBMMN của người chăm sóc chính có sự tăng lên từ 2,1 ± 1,0 thành 4,0 ± 1,1sau can thiệp. Sự thay đổi là có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 <0,05.

Kiến thức về vận động là một trong những mảng kiến thức quan trọng, giúp người bệnh TBMMN phục hồi được các chức năng vận động của cơ thể mình. Trước can thiệp, điểm trung bình kiến thức về vận động của người chăm sóc chính tương đối thấp là 10,1 ± 3,8, sau can thiệp điểm trung bình tăng lên thành 14,4 ± 3,2. Sự can thiệp này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000 <0,05.

Nhìn chung, kiến thức sau can thiệp đã có sự tăng lên ở tất cả các khía cạnh, chứng tỏ can thiệp bằng giáo dục sức khỏe đã có hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên hiệu quả thu được chưa cao. Do nguồn lực hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành giáo dục sức khỏe được một lần, sự hướng dẫn thực hành để giúp đối tượng nhớ và hiểu hơn về lý thuyết còn hạn chế, nên kết quả chưa cao. Tuy nhiên can thiệp của chúng tôi cũng mang lại thành quả nhất định trong việc nâng cao kiến thức của NCSC về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)