Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 28 - 30)

Theo tác giả Nguyễn Văn Lệ nghiên cứu tại Hà Đông năm 2015 kiến thức của NCSC còn hạn chế trong một số nội dung khác như kiến thức về xoay trở người cho người bệnh chỉ chiếm 37,5%, điều này có thể là do sau khi ra viện thì sức khỏe của người bệnh đã ổn định hơn, do đó người chăm sóc chính cho rằng người bệnh có thể không cần xoay trở người, vì thế kiến thức của người chăm sóc chính về việc xoay trở người cho người bệnh là thấp. Thêm vào đó, trong nội dung về chăm sóc tư thế đúng cho người bệnh thì kiến thức của NCSC về việc người bệnh cần có tư thế nằm đúng trên giường tương đối thấp. Điều này cho thấy việc tăng cường kiến thức cho NCSC về chăm sóc tư thế đúng của người bệnh là rất cần thiết, đặc biệt sau khi người bệnh rời khỏi bệnh viện và trở về nhà thì các nhân viên y tế rất cần cung cấp thông tin và hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh và người nhà trong việc chăm sóc PHCN tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe của người bệnh và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra [14].

Bên cạnh đó, trong việc đáp ứng nhu cầu về chăm sóc tư thế đúng cho người bệnh thì chỉ có 22,7% người bệnh được đáp ứng nhu cầu có vị thế nằm đúng trên

18

giường [14]. Trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy, có 10% người bệnh được đáp ứng nhu cầu được chỉ dẫn vị thế nằm đúng trên giường. Điều này có thể là do người chăm sóc chính chưa biết hoặc chưa quan tâm nhiều đến việc cho việc chăm sóc tư thế nằm đúng cho người bệnh, và được giải thích phần nào bởi tỷ lệ NCSC có kiến thức về việc cần cho người bệnh có tư thế nằm đúng chỉ đạt 18,2% [25].

Trong kết quả nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc PHCN cho người bệnh tai biến mạch máu não giai đoạn cấp của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy: 73,1% có kiến thức đạt và 26,9% có kiến thức không đạt. Đặc biệt, chỉ có 67,2% có kiến thức đạt về tổn thương thứ cấp, là những biến chứng mà người bệnh tai biến mạch máu não thường gặp phải nếu không được chăm sóc sớm và đúng [25].

Nguyễn Thuỳ Hương cho biết, di chứng của TBMMN thường là liệt nửa người, do đó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày [16]. Theo Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự với chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có 43,5% người tàn tật hội nhập xã hội [1]. Còn khi tìm hiểu nhận thức nhu cầu và nguyện vọng của người tàn tật qua chương trình PHCN dựa vào cộng đồng tại 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Hà, Hoà Bình thấy rằng sự tiến bộ về mặt tinh thần, xã hội và thể chất là đáng ghi nhận tỉ lệ sức khoẻ của người tàn tật được cải thiện là 75,5%, người tàn tật có thể chăm sóc bản thân nhiều hơn là 54,4% từ khi tham gia vào chương trình PHCN dựa vào cộng đồng [1]. Cao Minh Châu và cộng sự qua nghiên cứu tổng kết 83 trường hợp liệt nửa người tại các huyện triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có sử dụng dụng cụ PHCN thấy rằng chức năng của người tàn tật được cải thiện, để phòng được các di chứng nặng nề , các biến dạng ở cổ tay, cổ chân so với nơi không có chương trình PHCN dựa vào cộng đồng và 81,4% người bệnh liệt nửa người có sử dụng dụng cụ PHCN thì tình trạng tàn tật được cải thiện rõ rệt [1]. Theo Dương Xuân Đạm PHCN vận động cho người sau TBMMN là một quá trình lâu dài, chủ yếu là tại cộng đồng, thời gian khoảng từ 12 - 18 tháng [27] .

19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)