Đánh giá sự thay đổi kiến thức sau can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 53)

Biểu đồ 3.4. Đánh giá sự thay đổi kiến thức trước và sau can thiệp

Trước can thiệp, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt là 16%, kiến thức không đạt là 84%. Sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên đáng kể: số đối tượng có kiến thức đạt chiếm 76%, và số đối tượng có kiến thức chưa đạt là 24%.

43

Sau can thiệp OR

95% CI P Đạt Không đạt Trước can thiệp Đạt 20 16 3,1 ( 0,824 – 11,8) 0,086 Không đạt 4 10

Test: khi bình phương

OR gọi là tỷ số chênh (20 x 10) : (4x16)= 3,1

Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức của người chăm sóc chính trước và sau can thiệp. Điều này cho thấy hiệu quả của can thiệp không phụ thuộc vào kiến thức của người CSC trước can thiệp, hiệu quả của can thiệp không phụ thuộc vào sự hiểu biết của người CSC trước khi can thiệp diễn ra. Hoặc cỡ mẫu 50 của chúng tôi quá nhỏ nên chúng tôi chưa tìm thấy được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.18. Đánh giá sự thay đổi về tổng điểm kiến thức trước và sau can thiệp

Kiến thức

Thông số Trước can thiệp Sau can thiệp

Trung bình ± độ lệch chuẩn 25,3 ± 5,0 36,5 ± 4,8

Min 20 25

Max 39 46

P 0,079

Trước can thiệp trung bình điểm kiến thức của người chăm sóc chính là 25,3 ± 5,0, sau can thiệp trung bình điểm kiến thức tăng lên là 36,5 ± 4,8, trong đó người thấp nhất được 25 điểm và người có số điểm cao nhất là 46 điểm.

44

Bảng 3.19. Đánh giá sự thay đổi về điểm kiến thức cơ bản của người chăm sóc chính về phục hồi chức năng

Kiến thức cơ bản về PHCN

Thông số Trước can thiệp Sau can thiệp

Trung bình ± độ lệch chuẩn 6,3 ± 2,6 7,5 ± 1,7

Min 1 11

Max 3 11

P 0,004

Đối với các kiến thức về một số nguyên tắc trong khi tiến hành PHCN cho người bệnh TBMMN, điểm trung bình kiến thức trước can thiệp là 6,3 ± 2,6 điểm, sau can thiệp điểm trung bình kiến thức tăng lên thành 7,5 ± 1,7 điểm. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 3. 20. Đánh giá sự thay đổi về điểm kiến thức của người chăm sóc chính về hỗ trợ tư thế đúng cho người bệnh

Kiến thức về tư thế

Thông số Trước can thiệp Sau can thiệp

Trung bình ± độ lệch chuẩn 6,7 ± 2,7 10,2 ± 1,9

Min 1 14

Max 6 14

P 0,000

Tổng điểm các câu hỏi về tư thế đúng của người bệnh trước can thiệp là 6,7 ± 2,7 và sau can thiệp là 10,2 ± 1,9. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

45

Bảng 3.21. Đánh giá sự thay đổi về điểm kiến thức của người chăm sóc chính về dụng cụ tập PHCN

Kiến thức về dụng cụ

Thông số Trước can thiệp Sau can thiệp

Trung bình ± độ lệch chuẩn 2,1 ± 1,0 4,0 ± 1,1

Min 0 5

Max 2 7

P 0,000

Tổng điểm các câu hỏi về dụng cụ dùng để hỗ trợ người bệnh tập PHCN trước can thiệp có giá trị trung bình là 2,1 ± 1,0 điểm, sau can thiệp tăng lên là 4,0 ± 1,1 điểm. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 3.22. Đánh giá sự thay đổi về điểm kiến thức của người chăm sóc chính về vận động cho người cho người bệnh tai biến mạch máu não

Kiến thức về vận động

Thông số Trước can thiệp Sau can thiệp

Trung bình ± độ lệch chuẩn 10,1 ± 3,8 14,4 ± 3,2

Min 2 24

Max 8 19

46

Tổng điểm kiến thức của NCSC về vận động trong PHCN cho người bệnh TBMMN trước can thiệp có giá trị trung bình là 10,1 ± 3,8, sau can thiệp là 14,4 ± 3,2 điểm. Sự thay đổi là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

47

Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn về kiến thức kết hợp với can thiệp giáo dục sức khoẻ về phục hồi chức năng cho 50 người chăm sóc chính của người bệnh TBMMN tại Khoa Thần Kinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, trong đó phần lớn là nữ giới chiếm 74% và nam giới chiếm 26%. Tỷ lệ này của chúng tôi gần giống với tỷ lệ của Stein J về kiến thức của thành viên trong gia đình và sự kỳ vọng cho sự phục hồi chức năng của người bệnh sau TBMMN cho kết quả: người chăm sóc người bệnh TBMMN có 72% là nữ giới và 28% là nam giới [45]. Kết quả này cho thấy, đối tượng chăm sóc cho người bệnh TBMMN thường được giao cho người phụ nữ trong gia đình. Điều này cũng phù hợp với vai trò của người phụ nữ trong gia đình và với đặc trưng phụ nữ thường cẩn thận, tỉ mỉ và nhẫn nại hơn nên đây là đối tượng khá phù hợp để chăm sóc người bệnh TBMMN. Độ tuổi của người chăm sóc chính trung bình là 50 ± 12,4 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 26 và lớn nhất là 75 tuổi. Kết quả này thấp hơn so với tuổi trung bình của người chăm sóc trong nghiên cứu của Stein J, độ tuổi trung bình là 56 tuổi, nhỏ nhất là 27 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi. Về khoảng tuổi, phần lớn người chăm sóc chính ≤ 60 tuổi (76%), đây là độ tuổi có sức khoẻ tốt, phù hợp với việc chăm sóc và tiến hành PHCN cho người bệnh. Độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ thấp hơn (24%), qua phỏng vấn cho thấy đây là những đối tượng là vợ/chồng của người bệnh, đối tượng này tuy tuổi cao hơn, nhưng theo văn hoá truyền thống của người Việt Nam “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, họ cũng là đối tượng thích hợp để chăm sóc cho người bạn đời của mình.

Trình độ học vấn của người chăm sóc chính phần lớn là trung học cơ sở chiếm 54%, tiếp đó đến trình độ học vấn là trung học phổ thông chiếm 26%. Trình độ học vấn trên trung học phổ thông và tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 8,0% và 12%, không có đối tượng nào mù chữ. Trình độ học vấn của các đối tượng đã đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn và phù hợp với can thiệp truyền thông, giáo dục sức khoẻ bởi họ đều có khả năng đọc và viết thành thạo.

48

Thái độ của người chăm sóc chính về tầm quan trọng của PHCN cho người bệnh TBMMN: phần lớn đối tượng trước can thiệp cho rằng PHCN cho người bệnh

TBMMN là không quan trọng, chiếm 70% và 26% cho rằng việc PHCN cho người bệnh TBMMN bình thường, chỉ có 2% đánh giá là quan trọng. Điều này cho thấy người chăm sóc chính chưa nhận thức được tầm quan trọng của PHCN ở người bệnh TBMMN. PHCN là cơ hội tốt để người bệnh hồi phục, hoà nhập với cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sau can thiệp, có 96% đánh giá điều này là quan trọng và 4% cho rằng PHCN sau tai biến mạch máu não là bình thường. Tỷ lệ này chỉ ra hiệu quả ban đầu của can thiệp đã góp phần làm thay đổi thái độ, sự đánh giá của người chăm sóc chính về tầm quan trọng của PHCN.

4.2. Kiến thức của người chăm sóc chính về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não trước và sau can thiệp bệnh sau tai biến mạch máu não trước và sau can thiệp

TBMMN (tai biến mạch máu não) gồm những biểu hiện bệnh lý đột ngột, cấp tính có tính chất khu trú của hệ thần kinh trung ương, do giảm cung cấp máu tới não. Chẳng hạn như liệt nửa người và mặt cùng bên, tê bì hay rối loạn cảm nửa thân, nói khó, hoặc nhìn khó, có thể kèm theo hôn mê hoặc rối loạn tri giác. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có hoặc không có dấu hiệu báo trước như đau đầu, buồn nôn… Trong vài phút hoặc vài giờ, người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn nửa người (gồm cả mặt, tay và chân cùng bên). Liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất, ngoài ra có thể gặp các dấu hiệu khác như nói ngọng, tê bì nửa người, lẫn lộn, đại tiểu tiện không tự chủ [28]. Việc phục hồi chức năng cho người bệnh sau TBMMN là quan trọng, giúp người bệnh dần dần cải thiện được các chức năng, hồi phục phần nào các vận động tối thiểu, từ đó giúp cho đối tượng sinh hoạt hàng ngày một cách dễ dàng hơn, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các thành viên trong gia đình hay người chăm sóc chính đóng vai trò quyết định trong sự sống sót của những người bệnh TBMMN, phòng chống tái TBMMN lần 2 và quyết định hiệu quả của phục hồi chức năng [45], [33], [56], [26], [37].

49

4.2.1. Kiến thức cơ bản của người chăm sóc chính trong phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não người bệnh sau tai biến mạch máu não

Kiến thức về thời điểm tiến hành phục hồi cho người bệnh TBMMN: việc phục

hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay [11], [13], [28], [51], [44]. Khi hỏi NCSC về thời điểm nên tiến hành hồi phục chức năng cho người bệnh TBMMN, có 56% NCSC trả lời đúng về thời điểm tiến hành PHCN là ngay sau khi tình trạng người bệnh đã ổn định. Sau khi can thiệp tỷ lệ này tăng nhẹ thành 60%. Kết quả này cho thấy việc cần thiết hơn phải đẩy mạnh truyền thông để cung cấp và nâng cao kiến thức của NCSC về thời điểm nên băt đầu tiến hành PHCN cho người bệnh. Việc không nắm được chính xác thời điểm để bắt đầu tiến hành PHCN cho người bệnh làm giảm cơ hội phục hồi, giảm khả năng phục hồi do tiến hành PHCN chậm trễ.

Kiến thức về nguyên tắc tập phục hồi các cơ bên liệt: để nửa người bên liệt có

thể cử động và phục hồi trở lại, người bệnh TBMMN cần cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Chú ý rằng, trước khi tập các bài tập cho người bệnh, cần đảm bảo giải phóng họ khỏi tình trạng co cứng trước, đối với các trường hợp liệt cứng và có tăng trương lực cơ [28]. NCSC cần biết các động tác phục hồi đặc biệt dành riêng cho bên liệt bao gồm: kiểm soát trương lực cở ở tay, kiểm soát trương lực cơ chân, tập gấp háng, tập mạnh cơ duỗi gối, tỷ lệ trả lời đúng lần lượt là 56%, 48%, 50%, 30%. Động tác kiểm soát trương lực cơ tay là đặt người bệnh ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng, bàn tay và các ngón tay xoè ra, đặt trên mặt giường, chống tay cạnh thân mình. Giữ tư thế đó 5- 10 phút. Có 56% người chăm sóc chính biết về động tác này. Kiểm soát trương lực cơ chân là để người bệnh ở tư thế ngồi, gối chân liệt vuông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà. Bảo người bệnh bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, cẳng chân bên lành tì đầu gối chân bên liệt xuống. Nếu người bệnh không làm được thì người giúp đỡ có thể dùng tay của mình để tì ấn gối bên liệt của người bệnh xuống. Giữ tư thế đó từ 5 – 10 phút cho đến khi chân liệt của người bệnh không run, giật nữa thì ngừng lại. Việc tập các động tác chân giúp người bệnh có

50

thể đi lại được [28]. Việc tập gấp háng sẽ giúp người bệnh nhấc được chân lên để đi lại, tập mạnh cơ duỗi giúp người bệnh đứng vững. Tỷ lệ đối tượng trả lời được từ 3 ý trở lên chiếm 26% trước can thiệp. Sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên thành 34%. Kết quả này cho thấy kiến thức về các động tác phục hồi các cơ bên liệt của NCSC tương đối thấp. Có thể do những nội dung về PHCN tương đối khó, vì vậy hiệu quả can thiệp chưa rõ ràng. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, không chỉ một lần mà cần thiết tiến hành nhắc lại một số lần, để nâng cao hiệu quả truyền thông.

Kiến thức về tần suất của mỗi động tác: việc thực hiện các động tác đều đặn

và thường xuyên, với cường độ phù hợp giúp người bệnh TBMMN hồi phục dần theo thời gian. Mỗi động tác nên được tập một cách từ từ, và tập từ 10 – 15 lần [28]. Tỷ lệ đối tượng có câu trả lời đúng ở nội dung này là 56% trước can thiệp, sau can thiệp tăng lên thành 70%. Ngoài ra trong khi tập cần thường xuyên quan sát sắc thái người bệnh để điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp. Do việc tập luyện có thể gây đau đớn, quá sức cho người bệnh, tuy nhiên sự giao tiếp về mặt ngôn ngữ của người bệnh hạn chế, và khả năng kiểm soát các cử động của người bệnh sau TBMMN kém, vì vậy trong quá trình tập luyện cho người bệnh, NCSC cần lưu ý luôn luôn quan sát sắc thái người bệnh. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng ở tiêu chí này trước can thiệp là 56%. Sau can thiệp, tỷ lệ này đã được tăng lên thành 72%.

4.2.2. Kiến thức của người chăm sóc chính về tư thế đúng trong phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não. năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não.

Ở người bệnh TBMMN, một biến chứng thường gặp và ảnh hưởng xấu đến chức năng của người bệnh sau này là chi bên liệt co cứng. Thông thường là co cứng gập ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới. Việc phòng ngừa mẫu co cứng nên được thực hiện sớm trong giai đoạn cấp của bệnh, bằng cách người chăm sóc chính hoặc người nhà người bệnh thường xuyên vận động tay và chân liệt và luôn chú ý đặt người bệnh nằm với bên liệt ra ngoài [28]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 48% người nhà biết rằng phía thân bị liệt của người bệnh cần được hướng ra giữa phòng, con số này sau can thiệp tăng lên thành 66%. Theo kết quả nghiên cứu của

51

Nguyễn Văn Lệ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Đông, có 92% số người bệnh có nhu cầu được chỉ dẫn vị thế nằm đúng trên giường, tuy nhiên chỉ có 10% được điều dưỡng viên chăm sóc hướng dẫn. Cũng theo kết quả Hoàng Ngọc Thắm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắk có 42,3% người bệnh có nhu cầu chăm sóc về vị thế đúng trên giường [25]. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Mai có 56,1% người bệnh có nhu cầu chăm sóc vị thế đúng khi nằm và 19,5% có nhu cầu thay đổi tư thế thường xuyên [17]. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra, người bệnh có nhu cầu được giữ đúng tư thế, tạo cảm giác dễ chịu và rất cần thiết ngay từ giai đoạn sớm của bệnh, cũng như việc này cần được duy trì thường xuyên cho tới khi người bệnh hồi phục, tuy nhiên ở các các đối tượng là điều dưỡng viên, sự hiểu biết về PHCN cho người bệnh sau tai biến mạch máu nãochưa cao [46], [49], [23].

Về tác dụng của việc giữ tư thế đúng cho người bệnh: có 48% NCSC biết rằng

mục đích của tư thế đúng nhằm làm giảm bớt mẫu co cứng, 38% hiểu rằng giữ tư thế đúng cho người bệnh còn giúp đề phòng loét và 28% biết mục đích đề phòng biến dạng khớp cho người bệnh. Tỷ lệ này sau can thiệp tăng lên lần lượt là 54%, 54%, 60%. Co cứng là các cơ bị cứng kể cả khi nghỉ ngơi, cản trở vận động bình thường. Nắn bắp cơ thấy rắn chắc hơn bình thường. Người bệnh liệt nửa người sau một thời gian vài tháng thường bị co cứng cơ. Khi cử động bên liệt thấy cử động bị cứng, bị khó như bị cản lại. Tất cả các người bệnh đều bị co cứng theo một kiểu như nhau nên người ta gọi đây là mẫu co cứng của liệt nửa người. Tác dụng của phục hồi chức năng ở giai đoạn sớm là giúp người bệnh giảm co cứng, biến dạng khớp, do không được vận động và nuôi dưỡng kém [28]. Ngoài ra việc đặt đúng tư thế còn giúp người bệnh phòng chống được loét, một vấn đề khá phổ biến ở người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)