Kiến thức cơ bản của người chăm sóc chính trong phục hồi chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 60 - 61)

người bệnh sau tai biến mạch máu não

Kiến thức về thời điểm tiến hành phục hồi cho người bệnh TBMMN: việc phục

hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay [11], [13], [28], [51], [44]. Khi hỏi NCSC về thời điểm nên tiến hành hồi phục chức năng cho người bệnh TBMMN, có 56% NCSC trả lời đúng về thời điểm tiến hành PHCN là ngay sau khi tình trạng người bệnh đã ổn định. Sau khi can thiệp tỷ lệ này tăng nhẹ thành 60%. Kết quả này cho thấy việc cần thiết hơn phải đẩy mạnh truyền thông để cung cấp và nâng cao kiến thức của NCSC về thời điểm nên băt đầu tiến hành PHCN cho người bệnh. Việc không nắm được chính xác thời điểm để bắt đầu tiến hành PHCN cho người bệnh làm giảm cơ hội phục hồi, giảm khả năng phục hồi do tiến hành PHCN chậm trễ.

Kiến thức về nguyên tắc tập phục hồi các cơ bên liệt: để nửa người bên liệt có

thể cử động và phục hồi trở lại, người bệnh TBMMN cần cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Chú ý rằng, trước khi tập các bài tập cho người bệnh, cần đảm bảo giải phóng họ khỏi tình trạng co cứng trước, đối với các trường hợp liệt cứng và có tăng trương lực cơ [28]. NCSC cần biết các động tác phục hồi đặc biệt dành riêng cho bên liệt bao gồm: kiểm soát trương lực cở ở tay, kiểm soát trương lực cơ chân, tập gấp háng, tập mạnh cơ duỗi gối, tỷ lệ trả lời đúng lần lượt là 56%, 48%, 50%, 30%. Động tác kiểm soát trương lực cơ tay là đặt người bệnh ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng, bàn tay và các ngón tay xoè ra, đặt trên mặt giường, chống tay cạnh thân mình. Giữ tư thế đó 5- 10 phút. Có 56% người chăm sóc chính biết về động tác này. Kiểm soát trương lực cơ chân là để người bệnh ở tư thế ngồi, gối chân liệt vuông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà. Bảo người bệnh bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, cẳng chân bên lành tì đầu gối chân bên liệt xuống. Nếu người bệnh không làm được thì người giúp đỡ có thể dùng tay của mình để tì ấn gối bên liệt của người bệnh xuống. Giữ tư thế đó từ 5 – 10 phút cho đến khi chân liệt của người bệnh không run, giật nữa thì ngừng lại. Việc tập các động tác chân giúp người bệnh có

50

thể đi lại được [28]. Việc tập gấp háng sẽ giúp người bệnh nhấc được chân lên để đi lại, tập mạnh cơ duỗi giúp người bệnh đứng vững. Tỷ lệ đối tượng trả lời được từ 3 ý trở lên chiếm 26% trước can thiệp. Sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên thành 34%. Kết quả này cho thấy kiến thức về các động tác phục hồi các cơ bên liệt của NCSC tương đối thấp. Có thể do những nội dung về PHCN tương đối khó, vì vậy hiệu quả can thiệp chưa rõ ràng. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, không chỉ một lần mà cần thiết tiến hành nhắc lại một số lần, để nâng cao hiệu quả truyền thông.

Kiến thức về tần suất của mỗi động tác: việc thực hiện các động tác đều đặn

và thường xuyên, với cường độ phù hợp giúp người bệnh TBMMN hồi phục dần theo thời gian. Mỗi động tác nên được tập một cách từ từ, và tập từ 10 – 15 lần [28]. Tỷ lệ đối tượng có câu trả lời đúng ở nội dung này là 56% trước can thiệp, sau can thiệp tăng lên thành 70%. Ngoài ra trong khi tập cần thường xuyên quan sát sắc thái người bệnh để điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp. Do việc tập luyện có thể gây đau đớn, quá sức cho người bệnh, tuy nhiên sự giao tiếp về mặt ngôn ngữ của người bệnh hạn chế, và khả năng kiểm soát các cử động của người bệnh sau TBMMN kém, vì vậy trong quá trình tập luyện cho người bệnh, NCSC cần lưu ý luôn luôn quan sát sắc thái người bệnh. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng ở tiêu chí này trước can thiệp là 56%. Sau can thiệp, tỷ lệ này đã được tăng lên thành 72%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não của người chăm sóc chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)