Phân biệt thành ngữ với quán ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 34 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ

Khi mà để xác định phạm vi rộng hay hẹp của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở đầu: Nói chung thì (nói một cách tổng quát; nhìn chung; đại thể; đại cương mà nói), Nói riêng thì (đi vào chi tiết; nhìn riêng; để cho được rõ ràng: chuyên biệt mà nói). Để khẳng định tính chất của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở đầu: Thành thực mà nói; Nói chí tình; Nói thật với nhau; Nói cho đúng; Nói mà không sợ quá lời..vv. Đây là những nhóm từ quen dùng, các nhà ngữ pháp đã đặt tên cho chúng là “quán ngữ” (những ngữ quen dùng, được dùng lâu ngày thành quen trong ngôn ngữ). Nhưng để phân biệt thành ngữ và quán ngữ ta hãy để ý những điểm này: Thành ngữ thường thì có nội dung so sánh, còn quán ngữ chỉ là một cách nói.

Quán ngữ ra đời sau thành ngữ nếu xét về mặt thời gian. Ở các tác phẩm ra đời cách đây vài ba trăm năm, có thể có những thành ngữ “Đẹp như tiên”, “Đen như cột nhà cháy” nhưng chắc chưa có quán ngữ như: “Nói riêng với nhau mà nghe”, “Nói để bà con dễ thông cảm”.

Những quán ngữ được dùng để mở đầu một câu trong các ví dụ trên, thường được gọi là khởi ngữ (ngữ bắt đầu câu). Nhưng trong thông dụng, quán ngữ không phải luôn luôn là khởi ngữ. Quán ngữ có thể đứng giữa câu, cuối câu. Khi đó quán ngữ sẽ mang tên theo chức năng cú pháp.

Ví dụ: Tình hình văn học hiện đại, nói chung, cũng có nhiều biến đổi. Nằm ở giữa câu ý nghĩa không khác khi nằm ở đầu câu, nhưng quán ngữ “nói chung” không có chức năng mở đầu câu nên không được gọi là “khởi ngữ”. Ở đây nó có phận sự đưa đẩy. Vì thế nó được gọi là chuyển ngữ. Như vậy:

28

người và có thể có người không thích dùng nhưng nghe vẫn hiểu đúng ý. Thành ngữ luôn hàm ý so sánh, nhận xét, nặng về nội dung. Quán ngữ chỉ mở ý, chuyển ý, nặng về hình thức.

Về số lượng thành ngữ nhiều hơn quán ngữ gấp bội. Nhưng tính số lần được dùng thì quán ngữ được dùng nhiều hơn. Kiếm một cuốn sách khoảng 200 trang không chắc đếm được 20 thành ngữ, nhưng có thể đếm được cả trăm quán ngữ mở đầu câu như “thật ra”, “nói cho đúng”, “nhìn chung”.

Dịch một quán ngữ nước ngoài sang tiếng Việt rất dễ, nhưng không dễ gì tìm được những thành ngữ đồng nghĩa trong hai thứ tiếng, thường chỉ có thể dịch theo ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)