Nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 79 - 114)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên

thành ngữ tiếng Việt.

Với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt nam với hai mùa mưa nắng rõ rệt, những hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên của đất trời khá phổ biến, nhưng chúng tôi chỉ đi vào 4 hiện tượng tiêu biểu gắn liền với đời sống nhân dân, sự cần cù, lam lũ, chịu khó thể hiện qua mưa, gió, nắng, sương.

Qua bảng thống kê trên, từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ Việt Nam bao gồm như mây, mưa, sấm, chớp, giông,…được con người đúc

73

kết và nhìn nhận qua cuộc sống hiện thực. Đó là những hiện tượng do tự nhiên mang lại, con người không thể thay đổi được các hiện tượng đó. Tuy nhiên, những gì mà tự nhiên hay thiên nhiên mang lại cũng là một thế giới kì bí mà con người không thể nào khám phá hết được. Để rồi thông qua thiên nhiên con người bộc lộ quan niệm văn hóa của mình về vũ trụ, tình cảm, thái độ ứng xử, giao tiếp. Chính vì thế có thể nói rằng lịch sử phát triển văn hóa xã hội của loài người từ xưa đến nay có quan hệ mật thiết với thiên nhiên.

Mỗi hiện tượng tự nhiên, mỗi thành ngữ chứa những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên đều mang một ý nghĩa mang đậm nét hiện thực. Được nhân dân đúc kết lại qua những trải nghiệm, kinh nghiệm trong cuộc sống đời thực từ xưa đến nay. Chẳng hạn “Ăn tuyết nằm sương” thể hiện vì cuộc sống gian lao, vất vả khổ sở ở ngoài trời. “Xiết bao ăn tuyết nằm sương, Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao” (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)”. “Em ơi, may mà có mai cơm chiều cháo, hơn là người ăn tuyết nằm sương”. (Bùi Hiển, Những đứa con). “Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.” (Nhiều tác giả, Văn thơ cổ và kim) [29, tr. 22]

Thành ngữ “Sóng to gió lớn”, từ ngữ “gió” một hiện tượng tự nhiên thể hiện gió to và sóng lớn ngoài sông biển. “Ngã ba sông Diếu và sông Cái, nơi thuyền bốn phương quen quần tụ về, hàng trăm chiếc vẫn thong dong chèo qua để bắt đầu ngược lên Cam Lộ, các ngã ba một thời sóng to gió cả ấy, bây giờ hẹp hẳn lại, chỉ còn như một cửa hói bình thường, hậu quả hai mươi năm bên bồi bên lở”. (Lê Tri Kỷ, Những tiếng nói thầm). Câu thành ngữ còn sử dụng để thể hiện những khó khăn, thử thách lớn gặp phải trong công việc hoặc trên con đường sự nghiệp. “Con đường khoa học không bao giờ bình lặng mà luôn có sóng to gió cả, ai có trí tuệ ý chí vượt qua, mới đi xa, mới chiếm được đỉnh cao khoa học”. [29, tr. 658]

74

hiện tượng luôn đi đôi với nhau bổ sung nhằm phản ánh hiện thực rõ nét hơn như “nắng, mưa”, “mưa gió”, “nắng, gió”. “Đâu những hồn thân tự thuở xưa, những hồn quen dãi gió dầm mưa”. (Tố Hữu, Từ ấy); “Miễn đặng an toàn cùng lợi nước, chi nài dãi gió lại dầm mưa” (Nhiều tác giả, Thơ văn yêu nước nửa thế kỷ XIX); “Trải mấy lớp tiền vương dựng mở, bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa”. (Phan Bội Châu, Thơ, phú câu đối chữ Hán); Chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm tháng. “Công việc trồng chè, hái chè, chăn cừu tuy phải dãi nắng dầm mưa nhưng rất vui, hấp dẫn” (25 – 08 – 1974); “suốt ngày trèo cao dãi nắng dầm mưa, mình mẩy lấm lem vôi, cát, bùn đất”. (Nhiều tác giả, Hoa mua); vất vả khó nhọc, chịu đựng nhiều khó khăn trong công việc, thường là công việc ngoài trời. “chiếc áo nâu bạc màu dãi nắng dầm mưa”. “Mình không phải là con nít. Mình đã từng dãi nắng dầm mưa ngoài thao trường” (Nguyễn Kiên, Vụ mùa chưa gặt).[49, tr. 246]

Những thành ngữ được các tác giả sử dụng vào các tác tác phẩm của mình như một minh chứng cho ý nghĩa đặc trưng của các từ tữ chỉ hiện tượng tự nhiên. Bỡi lẽ, chúng không đơn thuần là những thành ngữ mà chúng còn thể hiện chiều sâu, cách nhìn của con người trong bối cảnh hiện thực đó.

Nắng, mưa, sương, gió những từ ngữ mang bản chất của sự trải nghiệm, bươn chải trong đời sống, sự chịu thương chịu khó trong cuộc sống lao động hàng ngày, điều này được thể hiện rõ qua các câu thành ngữ như: “Ăn tuyết nằm sương”, “Dãi nắng dầm mưa”, “Dãi gió dầm sương”, ‘Dãi dầu nắng mưa”, “Dầm sương dãi gió”, “Dầm mưa dãi nắng”…

Bên cạnh những hiện tượng tự nhiên như chúng tôi đã nêu trên thì còn có những hiện tượng như sét núi lửa, băng trôi, rồng lửa, cực quang, núi lửa, động đất,… hầu hết các hiện tượng này không xuất hiện trong thành ngữ Việt Nam.

Đối với việc khảo sát các hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ nó là một mảng nhỏ trong tự nhiên, song vẫn không thể không mắc những thiếu sót.

75

Nhưng chúng tôi đã cố gắng khảo sát những hiện tượng nổi bật xuất hiện với tần số cao trong thành ngữ. Một mặt chúng tôi trau dồi thêm kiến thức về thành ngữ, mặt khác góp phần nhỏ vào công trình nghiên cứu về thành ngữ trong tiếng Việt.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Bên cạnh việc xuất hiện các hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ biểu thị những nét biểu hiện chân thực trước những hiện tượng khách quan trong đời sống con người. Chúng tôi đã thống kê được 16 hiện tượng tự nhiên thường xuyên xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt như gió, đất, nước, mưa, nắng, trời, sương, bão, trăng, sông,… với 369 thành ngữ. Mỗi thành ngữ đều biểu thị những đặc trưng riêng, qua đó chúng tôi cho rằng việc sử dụng các thành ngữ vào bối cảnh làm tăng tính biểu đạt và giá trị phản ánh đậm nét hơn và chân thực hơn. Khi đi vào thống kê, chúng tôi nhận thấy được sự đa dạng của thành ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên, những chuyển biến ý nghĩa trên bề mặt câu chữ để diễn đạt những yếu tố cần nói đến trong thực tế thông qua thành ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Việt.

76

KẾT LUẬN

Thành ngữ là một bộ phận trong sáng tác văn học dân gian. Ra đời từ rất lâu và được truyền qua nhiều thế hệ. Thành ngữ là kho tàng văn học phong phú, là kiến thức vô giá, thể hiện nghệ thuật sống đẹp, phong tục tập quán, tín ngưỡng.

Thành ngữ chứa đầy tình nghĩa: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm trai gái, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, tình cảm giữa con người với thiên nhiên, cây cối loài vật. Các hình ảnh quen thuộc từ các hiện tượng tự nhiên, thế giới các loài động vật, thực vật, trong lao động sản xuất hàng ngày. Tất cả đã đi vào thành ngữ một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.

Các sự vật, hiện tượng đời sống hàng ngày trở thành các hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho lối sống của người Việt, nếp sống của nhân dân lao động, đạo đức, nghĩa tình, chính trực. Từ các hình ảnh đó, con người ca ngợi quê hương, thể hiện sự giàu đẹp, niềm tự hào đối với quê hương, đất nước.

Ở đề tài này, người viết đi vào từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ. Trong hoạt động ngôn ngữ, các từ không đơn thuần mang nội dung ngữ nghĩa vốn có của nó nữa. Chúng đã mang những sắc thái mới, sắc thái bổ sung mà trong bối cảnh hiện thực như thế nào các từ này mới có được.

Người viết đi vào thống kê, khảo sát các từ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ bao gồm thế giới động vật, thế giới thực vật, các hiện tượng của đất trời do tự nhiên mang lại. Tìm hiểu lớp nghĩa của chúng để thấy được sự đa dạng và phong phú của thành ngữ tiếng Việt. Tác giả dân gian mượn các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên để nói lên quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục, bày tỏ tình cảm của mình qua các thành ngữ giàu hình ảnh và biểu thị khía cạnh đời sống hiện thực. Qua việc khảo sát, chúng tôi xin tổng kết lại một số vấn đề sau:

1. Quan niệm về thành ngữ, cách phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác như từ ghép, quán ngữ, cụm từ tự do, tục ngữ. Do đó,

77

thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ - văn hóa quan trọng của mỗi ngôn ngữ. 2. Qua khảo sát hơn 4500 thành ngữ tiếng Việt, trong đó chúng tôi thu thập được từ ngữ chỉ sự vật bao gồm thực vật và động vật là 1099 thành ngữ, từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ là 369 thành ngữ. Từ đó, ta thấy sự đa dạng vốn từ ngữ trong tiếng Việt phổ biến trong đời sống cũng như trong văn chương nghệ thuật.

3. Qua quá trình thực hiện đề tài, người viết đã hiểu biết thêm nhiều về đặc điểm và giá trị của thành ngữ, nếp sống sinh hoạt, những từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên đều bắt nguồn từ qua trình hình thành, sự trải nghiệm đúc kết của dân gian. Qua đó, ta hiểu thêm về truyền thống đạo đức của người bình dân Việt Nam thông qua thành ngữ, đồng thời rèn luyện thêm nhiều kỹ năng trong lối viết cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác cho bản thân. Tuy bên cạnh đó cũng không tránh khỏi sự thiếu sót.

Người viết cũng mong muốn có được nhiều thời gian hơn nữa để đi sâu tìm hiểu hơn, nghiên cứu đề tài ở phạm vi rộng hơn, góp phần nhỏ vào các công trình nghiên cứu về thành ngữ, đặc biệt là ở khía cạnh “từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ”.

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. [2] Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH & THCN, HN. [3] Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, HN. [4] Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục.

[5] Mai Ngọc Chừ (2007), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt, Nxb Giáo dục. [6] Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic ngữ nghĩa-ngữ pháp, Nxb ĐH & TCCN. [7] Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội. [8] Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. [9] Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục HN. [10] Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐH &

THCN,HN (1985).

[11] Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn Ngữ học, Nxb ĐHQG HN. [12] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[13] Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam văn học sử yếu, Hà Nội. [14] Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học Tiếng Việt, Nxb KHXH.

[15] Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1999), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ (Tái bản lần thứ II), Nxb KHXH.

[16] Nguyễn Thái Hòa, Đinh Trọng Lạc (2012), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[17] Trịnh Đức Hiền, “Mấy ý kiến xung quanh việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1.

[18] Đỗ Thị Thu Hương (2017), “Thế giới thực vật trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt, T/c NN & ĐS số 11.

79

Việt”, T/c NN & ĐS số 10 (tr3 – tr9).

[20] Nguyễn Thúy Khanh (1995), “Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có từ chỉ động vật”,Tạp chí ngôn ngữ số 3.

[21] Trọng Khánh (chủ biên), Sổ tay thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục. [22] Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[23] Trịnh Cẩm Lan (2009), “Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật )”, T/c NN & Đs, số 5 (tr.163).

[24] Đinh Trọng Lạc (1999), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[25] Lưu Văn Lăng (1998), Ngôn ngữ và Tiếng Việt, Nxb KHXH.

[26] Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội. [27] Nguyễn Lân (2008), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Tổng

hợp TP. HCM.

[28] Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ Tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, HN. [29] Nguyễn Lực (2001), Thành ngữ Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên.

[30] Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

[31] Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ”, Tạp chí ngôn ngữ số 3.

[32] Nguyễn Văn Mệnh (1986), “Vài suy nghĩ góp phần xác định thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ số 3.

[33] Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. [34] Vũ Ngọc Phan (1997), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KHXH. [35] Hoàng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[36] Phan Văn Quế (1995), “Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành

80

ngữ tiếng Việt”,Tạp chí ngôn ngữ số 4.

[37] Trương Đông San (1974), “Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ số 3.

[38] Phan Phương Thanh (2018), Đối sánh thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường ĐHKH, Đại học Huế.

[39] Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

[40] Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[41] Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. HCM.

[42] Lê Thị Thuận (2011), Lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao người Việt, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

[43] Nguyễn Đức Tồn (2009), “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ”, Tạp chí ngôn ngữ số 1.

[44] Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục. [45] Cù Đình Tú (1976), “Góp ý về việc phân biệt thành ngữ với tục ngữ”,

Tạp chí ngôn ngữ số 1.

[46] Hoàng Tuệ (1997), “Tín hiệu và biểu trưng”, (văn nghệ 12/3/1997).

[47] Bùi Khắc Việt (1981), Thành ngữ đối trong tiếng Việt trong gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt, Nxb KHXH.

[48] Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc.

[49] Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hoàng Văn Hành, LêXuân Thại, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1995), Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt, Nxb giáo dục.

81

[50] Nguyễn Như Ý, (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin. [51] Nguyễn Như Ý (2002), Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông, Nxb

ĐHQG HN.

[52] Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1994), Từ điển thành ngữ Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.

PL-1

PHỤ LỤC

BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT HIỆN CÁC TỪ CHỈ SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG

THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT A.THẾ GIỚI THỰC VẬT

Nhóm lương thực thực phẩm

Từ “cơm” xuất hiện 59 lần

Stt Thành ngữ

1 Ăn cơm chúa múa tối ngày 2 Ăn cơm mới nói chuyện cũ 3 Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng 4 Ăn cơm nhà vác ngà voi

5 Canh cặn cơm thừa 6 Chia cơm sẻ áo 7 Cơm áo gạo tiền 8 Cơm bưng nước rót 9 Cơm cao gạo kém 10 Cơm dẻo canh ngọt 11 Cơm đùm cơm gói 12 Cơm hẩm cà thiu 13 Cơm lành canh ngọt 14 Cơm nắm cơm đùm 15 Cơm đùm cơm nắm 16 Cơm gà cá rói 17 Cơm niêu nước lọ 18 Cơm sung cháo dền 19 Cơm thừa canh cặn 20 Giá áo túi cơm

21 Ăn cơm thiên hạ 22 Ăn cướp cơm chim 23 Bát cơm sẻ nửa 24 Cắn cơm không bể 25 Cơm chấm cơm

26 Cơm treo mèo nhịn đói 27 Hơn cơm rẻ gạo

28 Cơm đen vận túng 29 Cơm vua ngày trời

PL-2

30 No cơm ấm áo 31 No cơm áo ấm 32 Canh cặn cơm thừa 33 Cơm no rượu say 34 Cơm no bò cưỡi 35 Nước lọ cơm niêu 36 Cơm nhà việc người 37 Cơm nhà má vợ 38 Cơm nặng áo dày 39 Cơm ngang khách tạm 40 Cơm ngon canh ngọt 41 Cơm nắm cơm gói 42 Cơm nắm chực đầu bờ 43 Cơm hàng cháo chợ 44 Cơm hẩm cà thiu 45 Cơm hẩm mắm chườm

46 Cơm không lành canh không ngọt 47 Cơm ăn cơm dỡ

48 Cơm đùm xôi bới 49 Cơm gà cá gỏi

50 Ăn cơm nắm nằm gầm giường 51 Liệu cơm gắp mắm

52 Nên cơm nên cháo 53 Thành cơm thành cháo 54 Như ăn cơm bữa

55 No cơm ấm cật

56 No cơm tấm ấm ổ rơm 57 Túi cơm giá áo

58 Giá áo túi cơm

59 Nhường cơm sẻ áo

Từ “gạo” xuất hiện 21 lần

1 Cơm cao gạo kém 2 Củi quế gạo châu

3 Đâm bị thóc chọc bị gạo

4 Gạo châu củi quế 5 Gạo chợ nước sông 6 Gạo trắng nước trong 7 Chuột sa chĩnh gạo

PL-3

8 Hạt gạo cắn làm đôi 9 Hơn cơm rẻ gạo

10 Gạo chợ nước sông 11 Nước sông gạo chợ 12 Gạo châu củi quế 13 Gạo bồ thóc đống

14 Chuyện nở như gạo rang 15 Bắc nước chờ gạo người 16 Mạnh vì gạo bạo vì tiền 17 Thóc cao gạo kém 18 Cơm cao gạo kém 19 Tiền hết gạo không 20 Tiền không gạo hết 21 Tiền lưng gạo bị

Từ “thóc” xuất hiện 12 lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 79 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)