Con người trong mối quan hệ với tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 71 - 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Con người trong mối quan hệ với tự nhiên

3.1.1.1. Đất nước của hai mùa mưa nắng

Nói đến Việt Nam, từ ngàn xưa Việt nam đã nằm nghiêng mình trước biển cả bao la. Một dáng vẻ thon thả tựa một giọt đàn bầu tha thiết. Việt Nam – một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, có diện tích đất liền khoảng 330.000km2 (trong đó ¾ là diện tích đồi núi) và vùng biển gần một triệu km2 thuộc biển Đông, thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng hai mùa: mưa, khô rõ rệt, thực vật bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú, dồi dào. Nhưng đồng thời, Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai. Hằng năm, nhiều trận mưa lớn, kéo dài ập đến nước ta. Người dân mong mưa để có nguồn nước cung cấp cho cây trồng nhưng nếu lượng mưa lớn quá mức thì gây ra những hậu quả khôn lường như ngập úng làm mùa màng thất thoát. Đồng thời, trung bình mỗi năm, Việt Nam trải qua ít nhất 5 trận bão và nhiều đợt rét đậm, rét hại ở phía Bắc. Không chỉ như vậy, vào mùa khô, người dân còn đối mặt với hạn hán kéo dài dẫn đến thiếu hụt nguồn nước do sinh hoạt và sản xuất.

65

vừa giàu có, vừa khó khăn. Chẳng hạn như, muốn nói đến sự giàu có, tươi đẹp và rộng lớn của đất nước có các thành ngữ như: “Bể bạc rừng vàng”, “Biển lặng gió êm”, “Sóng êm biển lặng”,…Miêu tả thời tiết khắc nghiệt với các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, bão, hạn hán có các thành ngữ như: “Gió táp mưa sa”, “Bão táp phong ba”, “Gió dập mưa dồn”, “Gió dập sóng dồn”, “Gió táp mưa sa”, “Gió thảm mưa sầu”, “Dạn dày gió sương”, “Dạn dày nắng mưa”, “Dạn dày sương gió”, “Hạn hán gặp trời mưa rào”, “Đã mưa thì mưa cho khắp”, “Đồng chua nước mặn”,…

Có những điều kiện thuận lợi của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa mà nông nghiệp nước ta có điều kiện phát triển, phát huy thế mạnh sẵn có do thiên nhiên ban tặng làm nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác, chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên với nhiều thiên tai trong cuộc sống như hạn hán, rét buốt, lũ lụt, bão táp,…đã làm nên tính cách mạnh mẽ, kiên cường của con người.

Đồng thời, trong cuộc sống lao động hàng ngày, người nông dân tiếp xúc với đất, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt nhằm tìm nguồn sống cho cả gia đình nên họ luôn có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên, đem tiềm năng của thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống chính đáng của con người.

Từ đó, trong nhận thức của người Việt hình thành nên tính quân bình, chấp nhận, và khắc phục hoàn cảnh sống từ đó hun đúc nên đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của con người Việt Nam, điểu này thể hiện qua các câu thành ngữ dùng từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên như “sương”, “mưa”, “nắng”, “gió”, đa số người Việt sử dụng hình ảnh tự nhiên để nói đến cần cù chịu khó của người dân lao động như: “Gội gió tắm mưa”, “Dầm sương dãi nắng”, “Gối đất nằm sương”, “Ăn sóng nói gió”, “Dãi gió dầm mưa”, “Dãi dầu mưa nắng”, “Đội mưa đội gió”, “Dãi nắng dầm sương,”… Triết lí sống quân bình của người Việt được hình thành từ lối tư duy âm dương. Lối tư duy

66

là sản phẩm từ ước mơ của người nông dân về sự sinh sản của hoa màu và con người. Cũng chính vì triết lí này mà người Việt luôn có khả năng thích ứng cao với mọi hoàn cảnh, không chấp nhận thất bại.

3.1.1.2. Xứ sở của các loài cây nông nghiệp

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp lâu đời, điển hình là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thuyết loại hình kinh tế - văn hóa cho rằng trong lịch sử từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế - văn hóa: Săn bắt – hái lượm – đánh cá, nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi, nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật. Và các loại hình này đều tồn tại trong nền văn hóa nông nghiệp của người Việt.

Cây lúa, hạt gạo trở thành biểu tượng cao quý về vật chất và tinh thần của người Việt. Khi nhắc đến, mỗi con dân Việt Nam đều nhớ đến như điều quý giá của quê hương dân dã, mộc mạc. Loại cây này trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ cây mạ, cây lúa tạo ra được hạt thóc, hạt gạo. Thành phẩm cuối cùng là bát cơm dẻo thơm và các món ăn độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc như: cốm, xôi, cháo, phở, bún, bánh đa, bánh cuốn, bánh tráng,…

Trong kho tàng thành ngữ Việt nam, “lúa” có lẽ là cây lương thực xuất hiện trong thành ngữ với tần số cao nhất (132 thành ngữ) tạo ra những hình ảnh đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa của dân tộc: “Ăn tro mò trấu”, “Ăn xôi nghe kèn”, “Ăn cơm thiên hạ”, “Ăn mày cướp xôi”, ‘Cắn cơm không bể”, “Cơm bưng nước rót”, “Cơm gà cá gỏi”, “Cơm hẩm cà thiu”, “Gạo châu củi quế”, “Gạo chợ nước sông”, “Đổ thóc giống ra mà ăn”, ‘Cơm nắm cơm đùm”, “Gạo trắng nước trong”, “Cơm cao gạo kém”, “Cơm ăn áo mặc”, “Cơm niêu nước lọ”,…

Trong văn hóa của người Việt, việc “ăn uống” cũng biểu hiện những đặc trưng văn hóa. Đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên với cơ cấu thiên về thực vật. Bữa ăn của người Việt có đầy đủ sản phẩm của một đất

67

nước thuần nông với cơ cấu chủ đạo: cơm – rau – cá – thịt. Theo văn hóa “ăn uống” trong gia đình Việt truyền thống thì lúa gạo đứng đầu bảng, sau đó đến rau quả, đứng thứ ba là các loại thủy hải sản – sản phẩm của vùng sông nước, cuối cùng là sản phẩm chăn nuôi: gà, vịt, lợn, trâu, bò,…

Như vậy, thông qua bữa ăn, ta thấy được tư duy của người Việt có tính tổng hợp, tính gắn kết và tính linh hoạt. Tính tổng hợp được biểu hiện qua sự đa dạng các món ăn gắn liền với đời sống nông nghiệp. Đồng thời, tùy vào mùa vụ, thời tiết mà người Việt có bữa ăn với những món ăn thuộc những loại nông sản khác nhau tuy vẫn theo cơ cấu đó là tính linh hoạt.

Việt Nam là quốc gia đa dạng về nông phẩm nhiệt đới. Và các sản phẩm đa dạng này của nền nông nghiệp được phản ánh rõ nét trong nhiều thành ngữ, góp phần vẽ nên nhiều bức tranh sinh động, đa dạng cho nông phẩm nhiệt đới, mang đến cái nhìn phong phú cho người đọc khắp mọi nơi về nền nông nghiệp quốc gia. Đồng thời, đó còn là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, mỗi khi nhắc đến người ta có thể nhận ran ngay vì chúng mang đậm bóng dáng, cách nhìn của người dân ta. Chẳng hạn, về thực vật có một số loại cây như rau má, rau muống, tỏi, chanh, hành, cây tre, cây mít, cây dâu tằm, cây táo, cây xoan,… ta có thể liệt kê các thành ngữ sau: “Bẻ hành bẻ tỏi”, “Cà chua mắm mặn”, “Dây mơ rễ má”, “Dây mơ rễ muống”, “Đếm củ dưa hành”, “Chanh chua khế cũng chua”, “Dây cà ra dây muống”, “Chưa dập miếng trầu”, “Chữa dép vườn dưa”, “Đạp vỏ dưa sợ vỏ dừa”, “Đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa mà sợ”, “Đơm đó ngọn tre”, “Giậu đổ bìm leo”, Hoa hòe hoa sói”, “Ăn mít bỏ sơ”, “Ăn cây táo rào cây xoan”, “Bãi bể nương dâu”, “Bèo dạt mây trôi”, “Bèo hợp mây tan”, “Bới bèo ra bọ”, “Đào tơ liễu yếu”,…

Như vậy, qua kho tàng thành ngữ cho thấy, ngoài những từ ngữ chỉ sự vật hay hiện tượng tự nhiên, còn xuất hiện những từ ngữ chỉ công cụ lao

68

động, hay những con số, hiện tượng thiên nhiên. Việt Nam là một quốc gia có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và tài nguyên thiên nhiên giàu có. Sự giàu có ấy đã góp phần thúc đẩy đời sống vật chất của con người phát triển. Bên cạnh những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, con người còn đối diện với nhiều thiên tai “Như hạn mong chờ mưa”, “Hạn hán gặp mưa rào”, “Bão táp mưa sa”. Nhưng với tình yêu thiên nhiên và sống thuận hòa với thiên nhiên, người Việt cùng nhau vượt qua những khó khăn ấy, vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình. Qua bao thế hệ, người Việt đã làm nên một cuốn album đa sắc màu về diện mạo văn hóa nông nghiệp của dân tộc. Nhiệm vụ của cuốn album ấy là quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra khắp bè bạn năm châu. Qua những thành ngữ được đúc kết, tạo nên những mảnh ghép về cuộc sống, kinh nghiệm đúc kết bao đời nay của ông cha ta trên đất Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)