Thành ngữ có yếu tố chỉ sự vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 41 - 45)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ sự vật

Thành ngữ vốn dĩ rất đa dạng và quan trọng trong kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ. Thành ngữ tiếng Việt là một khối lượng lớn trong giao tiếp đời thường của người Việt. Mỗi thành ngữ đều biểu hiện một khái niệm riêng. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, “Mỗi thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đó là cách nói ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía” (Hồ Chí Minh), “Cách nói hình ảnh và hàm súc của thành ngữ lắm khi phải dùng nhiều trang sách mới minh họa được” (Gorki)

35

[24; tr.40]. Chính vì thế mỗi thành ngữ đều có những từ chỉ sự vật cây cối, con người, hiện tượng tự nhiên, con vật, cảnh vật làm nổi bật lên cách tư duy nhìn nhận của nhân dân ta.

2.1.2.1. Sự vật chỉ cây cối

Cây cối được nhắc đến trong thành ngữ xuất hiện cũng rất đa dạng như: “Ăn cây táo rào cây xoan”, “Cành vàng lá ngọc”, “Ăn cây nào, rào cây ấy”, “Bèo dạt mây trôi”, “Cơm sung cháo dền”, “Cây muốn lặng gió chẳng ngừng”, “Chữa dép vườn dưa”, “Chưa dập miếng trầu”, “Bãi bể nương dâu”, “Ăn mít bỏ xơ”, “Bắn bụi tre đè bụi đóp”, “Bẻ hành bẻ tỏi”, “Bèo hợp mây tan”, “Bới bèo ra bọ”, “Cà chua mắm mặn”, “Cây cao bóng cả”, “Cây nhà lá vườn”, “Chanh chua thì khế cũng chua”, “Cây ngay không sợ chết đứng”, “Chắp cánh liền cành”, “Củi quế gạo châu”, “Dây mơ rễ má”, “Dây mơ rễ muống”, “Dây cà ra dây muống”, “Đạp vỏ dưa sợ quả dừa”, “Đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa mà sợ”, “Đâm quàng bụi rậm”, “Đào tơ liễu yếu”, “Đắm nguyệt say hoa”, “Liễu yếu đào tơ”, “Say hoa đắm nguyệt”, “Đâm chồi mọc rễ”, “Đâm chồi nảy lá”, “Đâm hoa kết quả”, “Đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, “Đổ thóc giống ra mà ăn”, “Đơm đó ngọn tre”, “Ép liễu nài hoa”, “Gạo châu củi quế”, “Già trái non hột”, “Giậu đổ bìm leo”, “Hoa hòe hoa sói”, “Hoa tàn nhị rữa, “Hoa thải hương thừa”, “Hoa thơm đánh cả cụm”… 2.1.2.2. Sự vật chỉ con người

Thành ngữ chỉ con người đa số thể hiện ý nghĩa quan hệ giữa các thành viên trong gia đình xã hội và cách ứng xử ở ngoài xã hội.Các thành ngữ như: “Bằng chị bằng em”, “Bầu đàn thê tử”, “Bố vợ phải đấm”, “Cha căng chú kiết”, “Cha già con cọc”, “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “Cha sinh mẹ đẻ”, “Cha truyền con nối”, “Cha chung không ai khóc”, “Con có khóc mẹ mới cho bú”, “Chị ngã em nâng”, “Chồng cha vợ mẹ”, “Chồng chung vợ chạ”, “Chồng loan vợ phượng”, “Con bế con bồng”, “Con bế con dắt”,

36

“Con bồng con mang”, “Con cha cháu ông”, “Con chị đi con dì nó lớn”, “Con côi vợ góa”, “Con dại cái mang”, “Con đàn cháu đống”, “Con một cha nhà một nóc”, “Con dòng cháu dõi”, “Con nhà lính tính nhà quan”, “Con ông cháu cha”, “Con thơ vợ dại”, “Cô nhi quả phụ”, “Dựng vợ gả chồng”, “Đem con bỏ chợ”, “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, “Giàu đổi bạn sang đổi vợ”, “Huynh đệ tương tàn”,…

2.1.2.3. Sự vật chỉ hiện tượng tự nhiên

Thế giới tự nhiên muôn màu muôn vẻ và rộng lớn bao gồm những gì thuộc về vũ trụ và các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Bên cạnh đó, con người chúng ta là một sinh thể nhỏ bé trong thế giới đó. Thế giới tự nhiên phong phú và đa dạng các loài động thực vật, các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm , chớp, các hiện tượng của vũ trụ đất trời.

Từ những hình ảnh tự nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, sông núi, mây trời, đến những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt gây ra cho con người như bão lũ, hạn hán, mưa giông hay những hiện tượng thiên văn…đều được phản ánh trong thành ngữ Việt nam như : “Ăn đất nằm sương”, “Ăn gió nằm sương”, “Ăn sấm nói gió”, “Ăn tuyết nằm sương”, “Bão táp mưa sa”, “Bão táp phong ba”, “Bạo thiên nghịch địa”, “Băng ngàn vượt bể”, “Băng rừng vượt bể”, “Bể bạc rừng vàng”, “Biển lặng gió êm”, “Cây muốn lặng gió chẳng ngừng”, “Chân trời góc bể”, “Chiếu đất màn trời”, “Màn trời chiếu đất”, “Lở đất long trời”, “Long trời lở đất”, “Dãi gió dầm mưa”, “Dãi nắng dầm sương”, “Dày gió dạn sương”, “Dầm mưa dãi gió”, “Dầm mưa dãi nắng”, “Dầu mưa dãi nắng”, “Đầu sóng ngọn gió”, “Đi mây về gió”, “Đội mưa đội gió”, “Đội mưa đội nắng”, “Đồng chua nước mặn”, “Đồng trắng nước trong”, “Gieo gió gặt bão”, “Gió dập mưa dồn”, “Gió dập sóng dồn”, “Gió táp mưa sa”, “Gió thảm mưa sầu”, “Góc bể chân trời”, “Gối đất nằm sương”, “Gội gió tắm mưa”, “Dãi dầu mưa nắng”, “Dãi dầu nắng mưa”,

37

“Dạn dày gió sương’, “Dạn dày nắng mưa”, “Đã mưa thì mưa cho khắp”, “Hạn hán gặp trời mưa rào”,…

2.1.2.4. Sự vật chỉ con vật

Thành ngữ mang yếu tố chỉ sự vật con vật chiếm một số lượng lớn, các hình ảnh về động vật phong phú, đa dạng về sinh học của Việt Nam. Từ những loài động vật to lớn sống trong tự nhiên hoang dã như hổ, sói, báo, voi,…đến những con vật nuôi lấy thịt hoặc sức kéo trong lao động sản xuất như ngựa, trâu, bò, lợn, gà, vịt,…hoặc những con vật gần gũi với đời sống con người, làm bạn với con người trong cuộc sống hàng ngày như chó, mèo, chim,…đến những con vật nhỏ bé tầm thường như cá, muỗi, ong, bướm, ve,..từ loài trên rừng đến loài nuôi ở nhà, từ loài trên cạn đến loài dưới nước…Tất cả đều có mặt trong thành ngữ Việt Nam như: “Ba hoa chích chòe”, “Châu chấu đá voi”, “Bỏ con săn sắt bắt con cá rô”, “Bắt cóc bỏ dĩa”, “Bắt cua bỏ giỏ”, “Bạo hổ hằng hà”, “Bọ chó múa bấc”, “Bò thấy nhà tán”, “Bút sa gà chết”, “Bướm chán ong chường”, “Bướm lả ong lơi”, “Cá biển chim trời”, “Cáo mượn oai hùm”, “Cáy vào hang cua”, “Châu chấu đá voi”, “Châu chấu đá xe”, “Chim lồng cá chậu”, “Chim sa cá lặn”, Chim chích ghẹo bồ nông”, “Chó ăn đá gà ăn sỏi”, “Chó càn bứt dậu”, “Chó cắn áo rách”, “Chuồn chuồn đạp nước”, “Chuột chạy cùng sào”, “Chuột chạy hở đuôi”, “Chuột chù lại có xạ hương”, “Chuột gặm chân mèo”, “Chuyện hươu chuyện vượn”, “Con rô cũng tiếc con riết cũng muốn”, “Con ong cái kiến”, “Cóc mò cò xơi”, “Cò bay thẳng cánh”, “Cóc lại mở miệng”, “Con chấy cắn đôi”, “Con sâu làm rầu nồi canh”, “Con cà con kê”, “Cõng rắn cắn gà nhà”, “Cú dòm nhà bệnh”, “Cú đội lốt công”, “Cưa sừng làm nghé”, “Dòi từ trong xương”, “Dạy khỉ leo cây”, “Dở hơi dở chuột”, “Đá gà đá vịt”, “Đàn gảy tai trâu”, “Điều ong tiếng ve”, “Đợi thỏ ôm cây”, “Đười ươi giữ ống”, “Đứt đuôi con nòng nọc”, “Đầu cua tai nheo”, “Đuổi hùm cửa

38

trước rước sói cửa sau”, “Chó treo mèo đậy”, “Trâu buộc ghét trâu ăn”, “Cà kê dê ngỗng”, “Cháy nhà ra mặt chuột”, “Khỏe như trâu”, “Lí lắt như khỉ”, “Nhát như thỏ”,…

2.1.2.5. Sự vật chỉ cảnh vật

Thành ngữ mang yếu tố chỉ cảnh vật thiên nhiên, như hòn đá, thác, núi, sông, ghềnh,…xuất hiện trong thành ngữ rất hạn chế chẳng hạn: “Đứng núi này trông núi nọ”, “Mèo mã gà đồng”, “Ao sâu nước lã”, “Cả nước sông nước đồng cũng giãy”, “Cao như núi”,” Trăm núi nghìn sông”, “Trăm sông nghìn núi.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)