Những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 75 - 79)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thành

tiếng Việt

Từ chỉ hiện tượng của đất trời cũng chính là những hiện tượng tự nhiên mang lại như: mây, gió, trăng, sao, bão, sóng thần, thủy triều, núi, đồi, sa mạc, nước, đất, lạc, hồ,…tất cả đều vốn có sẵn trong tự nhiên trong vũ trụ không do con người tạo ra mới có, con người chúng ta cũng không thể ngăn các hiện tượng tự nhiên mà chỉ có thể dự báo để đề phòng khắc phục hậu quả. Qua đó, người viết sẽ chú trọng đến những hiện tượng tự nhiên phổ biến trong thành ngữ Việt Nam như: gió, mưa, nắng, đất, nước,…

69

Bảng 3.1. Thống kê từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên được phản ánh trong thành ngữ Tiếng Việt.

Stt Tên gọi hiện tượng Số lượng Tỉ lệ %

1 Gió 76 20.59 2 Đất 73 19.78 3 Nước 72 19.51 4 Mưa 42 11.38 5 Nắng 20 5.42 6 Trời 20 5.42 7 Sương 19 5.15 8 Bão 8 2.16 9 Trăng 7 1.89 10 Sông 7 1.89 11 Mây 6 1.63 12 Sao 6 1.63 13 Sấm, sét 6 1.63 14 Chớp 3 0.82 15 Lạch, hồ 2 0.55 16 Núi 2 0.55 Tổng 16 369 100

70

Dựa vào bảng thống kê ta thấy có 16 hiện tượng tự nhiên được đề cập trong thành ngữ Việt Nam. Chiếm ưu thế nhất là hiện tượng “gió” là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn, nó là một hiện tượng tự nhiên trong đời sống của con người chúng ta. Chúng tôi thống kê có 76 thành ngữ chiếm 20.59% sử dụng từ “gió” chẳng hạn: “Khóc như mưa như gió”, “Làm gió làm mưa”, “Lên như diều gặp gió”, “Lời nói gió bay”, “Làm mưa làm gió”, “Trở trời trái gió”, “Trái gió trở trời”, “Trông gió bỏ buồm”, “Thừa gió bẻ măng”, “Thuận buồm xuôi gió”, “Thẹn gió e sương”, “Sợ bóng sợ gió”, “Như lửa được gió”, “Như buồm gặp gió”, “Như cờ gặp gió”, “Ngọn đèn trước gió”, “Mượn gió bẻ măng”, “Nhờ gió bẻ măng”, “Mưa thuận gió hòa”, “Mưa sa gió táp”, “Mưa sầu gió thảm”, “Mưa bom gió đạn”, “Mưa phùn gió bấc”, “Mưa gào gió thét”, “Dày gió dạn sương”, “Dầm sương dãi gió”, “Cây muốn lặng gió chẳng ngừng”, “Gió dập sóng dồn”, “Đội mưa đội gió,…”.

Đứng thứ 2 trong bảng thống kê từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ là từ “đất” chiếm 19.51% trong bảng thống kê. “Đất” là hiện tượng tự nhiên gần gũi với con người được con người sử dụng vào thành ngữ như sự trải nghiệm, vượt qua những khó khăn trong công việc, thường kết hợp với từ “trời”, thể hiện sự than vãn cực nhọc như: “Than trời trách đất”, “Bán lưng cho trời bán mặt cho đất”, “Bán mặt cho đất bán lưng cho trời (giời)”, “Kêu trời trách đất”,”La trời la đất”, “Kêu trời kêu đất”, “Lành như đất”, “Lay trời chuyển đất”, “Long trời chuyển đất”, “Chuyển đất long trời”, ‘Long trời lở đất”, “Đất chuyển trời rung”, “Trời long đất lở”, “Rung trời chuyển đất”, “Trời rung đất chuyển”, “Vang trời dậy đất”, “Màn trời chiếu đất”, “Chiếu đất màn trời”, Mảnh đất cắm dùi”, Miếng đất cắm dùi”, “Tấc đất cắm dùi”, “Nặng như đất”, “Ném đất giấu tay”, Ngang trời dọc đất”, “Nhà tranh vách đất”, “Lều tranh vách đất”, “No trong mo ngoài đất”, “Nói như dao chém

71

xuống đất”, “Nói như rựa chém xuống đất”, “Nói trời nói đất”, “Phục sát đất”, “Quê cha đất tổ”, “Đất tổ quê cha”, “Quê người đất khách”, “Tai trời ách đất”, “Tai trời vạ đất”, “Tấc đất cắm dùi”, “Mảnh đất cắm dùi”, “Miếng đất cắm dùi”, “Thước đất cắm dùi”, “Tấc đất tấc vàng”, “Than trời trách đất”, “Kêu trời trách đất”, “Trên trời dưới đất”, “Trời che đất chở”, “Trời cao đất dày”, “Trời không dung đất không tha”, “Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, “Trời rung đất chuyển”, “Trời xui đất khiến”, “Trời long đất lở”, “Trời xui đất khiến”, “Vách đất nhà tranh”, “Vang trời dậy đất”, “Vụng múa chê đất lệch”, “Xoay trời chuyển đất”,…

Đứng thứ 3 trong bảng thống kê là hiện tượng “nước” với tần số xuất hiện là 72 trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như: “Ao trời nước vũng”, “Ao tù nước đọng”, “Ăn cổ trước lội nước theo sau”, “Cắm sào đợi nước”, “Chọc trời khuấy nước”, “Đồng trắng nước trong”, “Đường đi nước bước”, “Gạo trắng nước trong”, “Hết nước hết cái”, “Chết đuối bám phải bọt nước”, “Chịu nước lép”,… Ngoài ra còn có cặp từ “mưa”, “nắng” hay xuất hiện cùng nhau trong một thành ngữ, một mặt phản ánh nhân dân ta phải chịu thời tiết hai mùa rõ rệt. Nhưng mặt khác, nó thể hiện sự chịu đựng, vất vả trong cuộc sống, gian truân khó nhọc thường nói về người phụ nữ như câu ca dao “Thương người dãi nắng dầm mưa”, được đúc kết trong thành ngữ như: “Dãi nắng dầm mưa”, “Dầm mưa dãi nắng”, “Nắng dãi mưa dầu” hoặc cặp từ“gió”, “mưa” như “Dầm mưa dãi gió”, “Dãi gió dầm mưa”, “Gội gió tắm mưa”, “Trải gió dầm mưa”,…

Các hiện tượng sương, bão, trăng, sông, mây, sao, sấm sét, chớp, lạch hồ với tần số xuất hiện thấp trong thành ngữ tiếng Việt. Nhưng mặt khác, chúng bổ sung cho vốn từ ngữ của thành ngữ ngày càng phong phú và đa dạng. Mỗi sự hiện diện của các hiện tượng đều mang một nét riêng, phản ánh hiện thực theo chiều hướng riêng trong bối cảnh nhất định. Chẳng hạn, cũng

72

là “sương” nhưng thể hiện sự từng trải, dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống, biểu thị sự cần cù như “Dạn gió dày sương”, “Dầm sương dãi gió”, “Dãi gió dầm sương”, “Gội gió dầm sương”, “Ăn tuyết nằm sương”…Nhưng mặt khác nó lại thể hiện bản chất không muốn vất vả như “Ngại gió e sương”, “Thẹn gió e sương”,…

Hiện tượng “bão” nó thuộc phạm trù thiên tai nó là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 – 6 cơn bão bắt đầu từ tháng 6 và cuối tháng 11 nửa đầu tháng 12. Chính vì thế, thiên tai là điều không thể tránh khỏi và con người cũng không thê ngăn cản được chúng đó chính là quy luật của tự nhiên. Do đó, hiện tượng “bão” đi vào đời sống nhân dân, trong thành ngữ thể hiện sự khó khăn, vật lộn với thiên nhiên. “Cuộc sống của người ngư dân với con thuyền lênh đênh trên mặt nước không quản bão táp phong ba ngày đêm vật lộn với hà bá, thủy tề, bọn cướp bể, địch ngụy” (Nguyễn Khánh Toàn, xung quanh một vấn đề về văn học và giáo dục) [49, tr. 61]. Mặt khác, trong dân gian, người ta hay nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để ngụ ý rằng ngữ pháp tiếng Việt rất khó, chẳng biết đâu mà lần. Về mặt ý nghĩa nó là sự khó khăn, gian khổ như “Bão táp phong ba”, “Mưa bom bão đạn”, “Gieo gió gặt bão”, “Góp gió thành bão”…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)