Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 36 - 41)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Trong giới ngôn ngữ học có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ, các ý kiến và quan niệm ấy xuất phát từ sự phân loại khác nhau:

Và người đầu tiên đi tìm sự khác nhau giữa hai đơn vị này là nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1943), ông cho rằng: “Một câu tục ngữ tự nó có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răng hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng để diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè”. [13, tr.15]

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan đã đưa ra quan niệm của mình: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt một ý trọn vẹn, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là thành phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh”. [34, tr.31]

Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1972 có bài “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ:” của tác giả Nguyễn Văn Mệnh. Tác giả bài báo có nhận xét rằng “giữa thành ngữ và tục ngữ có thể tìm ra những điểm khu biệt rõ ràng có ở cả hai phương diện nội dung và hình thức”. Từ nhận xét “về nội dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái

30

độ”, còn tục ngữ “đi đến một nhận định cụ thể, một kết cấu chắc chắn, mộ kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học tư tưởng về đạo đức” tác giả rút ra kết luận: “Có thể có nội dung của tục ngữ nói chung chỉ mang tính quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản nội dung đến sự khác nhau cơ bản về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn, mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu”.[31]

Trên tạp chí Ngôn ngữ số 1/1973 trong bài báo: “Góp ý về sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ”, nhà ngôn ngữ học Cù Đình Tú đưa ra quan niệm riêng của mình là: “Thành ngữ là một hiện tượng của ngôn ngữ. Tục ngữ xét về mặt nào đó cũng là một hiện tượng ngôn ngữ. Giải quyết được các hiện tượng ngôn ngữ phải dựa vào những căn cứ ngôn ngữ học. Một trong những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại là chỉ ra sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết cấu và chức năng, sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động của thành ngữ là những đơn vị tương đương từ. Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ có chức năng khác hẳn thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là các thông báo. Nó thông báo một nhận định, một phương tiện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng”. [45, tr. 41]

Theo nhà nghiên cứu văn học Chu Xuân Diên, thì cần phải xem xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng của ngôn ngữ khác nhau mà chủ yếu như một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng trong ý thức xã hội. Cho nên tiêu chí gốc cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ là hai tiêu chí về nhận thức luận với tiêu chí đó.

31

Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn ngữ học trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” đã nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ nhưng khác tục ngữ về bản chất. Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu - ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật. Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn, nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán. Về mặt nội dung nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành ngữ, mà biểu thị một tổ hợp khái niệm”. [7, tr.83]

Nhìn chung lại kể cả nhà nghiên cứu văn học lẫn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều đưa ra những cơ sở những tiêu chí khác nhau để phân biệt sự khác nhau thành ngữ và tục ngữ nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Các nhà nghiên cứu văn học thì thiên về tiêu chí nội dung còn các nhà Ngôn ngữ học lại sử dụng tiêu chí chức năng và tiêu chí ý nghĩa để phân biệt. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những hiện tượng trung giữa thành ngữ và tục ngữ (tuy số lượng không nhiều). Ví dụ như một số thành ngữ có cấu tạo theo mô hình câu chủ ngữ-vị ngữ nhưng chỉ là thành ngữ: “Cú đội lốt công”, “Nước mắt chạy quanh” hay có một loại khác do thay đổi chức năng có thể dùng như một thành ngữ hay tục ngữ bằng cách thêm vào một số từ: mà, thì lại, mà lại Ví dụ:

Dầm mưa dãi nắng.Dầm mưa thì dãi nắng (hiện tượng) (quy luật)

Trứng chọi với đáTrứng mà lại chọi với đá (hiện tượng) (quy luật) Một hiện tượng khác cũng có những trường hợp tồn tại dưới hai dạng mà không biết do tục ngữ rút ngắn lại hay tục ngữ triển khai ra, phải chăng đó là sự “chuyển hóa” giữa thành ngữ và tục ngữ. Ví dụ:

32

Khôn nhà dại chợ ↔ Khôn nhà dại chợ Cờ đến tay ai ngưới ấy phất. ↔ Cờ đến tay

Tất cả các trường hợp trên chứng tỏ rằng việc xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là hết sức phức tạp. Tuy nhiên tổng hợp tất cả các ý kiến đã phân tích ở trên lại, chúng tôi thấy thành ngữ và tục ngữ được phân biệt với nhau dựa trên một số tiêu chí tiêu biểu như:

- Về hình thức: Thành ngữ được thể hiện bằng cụm từ cố định (tương đương với từ) còn tục ngữ thể hiện bằng câu.

- Về nội dung: Thành ngữ thể hiện khái niệm còn tục ngữ thể hiện phán đoán

- Về chức năng: Thành ngữ có chức năng định danh còn tục ngữ có chức năng thông báo.

Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ:

- Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố.

- Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát hình ảnh và nghĩa bóng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tuy thành ngữ có nhiều quan niệm khác nhau tùy vào cách phân loại của từng tác giả. Nhưng chung quy lại thành ngữ là những cụm từ cố định được sử dụng tương đương với từ, có chức năng gọi tên một sự vật, hiện tượng nào đó, có tính hình tượng, bóng bẩy về nghĩa hay còn gọi là nghĩa biểu trưng, nó có giá trị biểu cảm nhằm diễn đạt một nội dung, một quan niệm sống hay một thông điệp nào đó.

33

liên quan như tục ngữ, quán ngữ, cụm từ tự do, qua đó ta thấy sự khác biệt và những điểm tương đồng với nhau. Đồng thời, từ sự nghiên cứu khái quát, ta nhận thấy được thành ngữ luôn là đề tài mà các tác giả đưa ra những quan điểm riêng để ngày càng hoàn thiện hơn về thành ngữ. Cách tư duy, nhận thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, lối nói so sánh, ví von muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta trong thành ngữ góp phần làm giàu, làm đẹp thêm cho tiếng Việt.

34

Chương 2

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ tiếng việt (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)