Khi khảo sát thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng tôi thấy rằng, những tên gọi thân thương thường xuất hiện lên trong các bài thơ. Đó là Vân, là Tuân là Văn, là Thịnh, là Huế, Thi, l à Hiến…là mẹ, là em, là đồng đội, là phương ấy.... Đằng sau những tên gọi ấy là cả một bầu trời “tri nhận” với tất cả những tình yêu và sự sẻ chia. Điều đó đã thể hiện một tâm hồn Hoàng Nhuận Cầm luôn hướng đến sự hoà hợp, luôn khao khát giao cảm; đồng thời cũng thể hiện thơ Hoàng Nhuận Cầm là một tiếng thơ luôn mang đến cho người đọc những tri nhận mới mẻ với người, với đời:
(110)
“Chẳng còn gì để mất nữa,
Vân ơi lọ mực đổ trên trái tim tan nát.”
(Mây cuối trời)
(111)
“Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi Trên hai vai tuổi trẻ - trước chân trời.”
(Phương ấy)
Những cung bậc xúc cảm trong tình yêu, những hình tượng thơ mới mẻ, sống động, muôn hình muôn vẻ trong các thi phẩm của Hoàng Nhuận Cầm luôn tạo được ấn tượng mạnh đối với người thưởng thức. Người đọc thẩm thấu thơ ông bằng cảm xúc, bằng sự đồng điệu gọi mời trên từng câu chữ.
(112)
“Mai đành xa sông Thương thật thương Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng Anh một mình náo động một mình anh”
Ẩn dụ bản thể: “Sông Thương” và “Mây” là vật chứa, chất liệu vật chứa là nước, là chim là người giữa vòm trời mây rộng lớn. Chúng thể hiện được cảm xúc của Hoàng Nhuận Cầm: Từ sự vật, sự việc như vô thường của thiên nhiên nhà thơ luôn suy tư, trầm lặng giữa bốn bề cuộc sống. Hình ảnh xuyên suốt- hình ảnh một dòng sông chảy lặng lẽ, đây là hình tượng thơ chuyển tải những cung điệu xúc cảm, những trạng thái, biến chuyển trong tâm tư của nhân vật trữ tình. Người chỉ có một mà suy tư thì trăm ngả.
Hoàng Nhuận Cầm sử dụng hình ảnh dòng sông để người đọc tri nhận những xúc cảm, những suy tư của mình. Những vần thơ ấy không chỉ được tạo hình bởi một hình ảnh đơn thuần, một chuỗi ngôn từ giàu nhạc điệu mà là kết quả của một quá trình tri nhận, là quá trình đi từ miền ý thức đến việc tạo hình hài cho từng ý niệm cụ thể. Khi đọc câu thơ lên, ta sẽ bắt gặp ngay hình bóng con người: nỗi khát khao, sự khổ đau, niềm trăn trở… của mội con người sôi nổi, mạnh mẽ giữa dòng đời đang lặng trôi. Điều này cũng làm cho độc giả đọc cảm nhận điệu thơ cũng là đang trải nghiệm lại sự nhận thức của bản thân mình một cách tự nhiên nhất.
(113)
“Đất ơi đất sao mà tha thiết thế
Đây bạt ngàn mắt lính có sông Hương.”
(Giữa hai hàng lục bát)
Mỗi vật chứa là một ẩn dụ và trong trường hợp này “đất” và “sông Hương” biểu tượng cho cội nguồn, cho vẻ đẹp, cho tâm hồn khát khao yêu đương là những ẩn dụ vật chứa. “Đất” dung chứa mọi vật, đất và dòng sông là nơi con người sinh ra lớn lên, gắn bó và in hình trong tâm trí, như lòng người dung chứa những khao khát, những xúc cảm vô bến bờ. Với dòng thơ “Đây
bạt ngàn mắt lính có sông Hương”, người đọc sẽ tri nhận được rằng: biểu
thức ngôn ngữ chính là vật chứa đối với ý nghĩa, hình ảnh là vật chứa của những cung bậc tình cảm. Khám phá từng câu chữ, các giác quan của người
đọc lại bung mở để đón nhận những xúc cảm, những nỗi niềm của người chắp bút. Miền không gian tinh thần lại rông cửa để đón nhận những vận động, những tác động của thế giới ngoại cảnh.
Khi bước vào cuộc chiến đấu trường chinh của dân tộc, Trái tim của Hoàng Nhuận Cầm cũng hòa mình vào với cuộc chiến đấu của đất nước để giành độc lập tự do. Chào đón cách mạng ở tuổi đôi mươi, với tâm hồn trong trẻo của những chàng thư sinh nhưng tấm lòng Hoàng Nhuận Cầm đã đến với cách mạng từ phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương
lai”. Chiến tranh gắn với sự mất mát, đẫm máu nên Hoàng Nhuận Cầm đã nói
đến những giọt nước mắt đau thương qua hình ảnh đầy ý nghĩa. (114)
“Sau chiến tranh ...
Con sáo Co một chân
Đứng giữa chiến hào. Bờ ao
Người thương binh Ngồi thổi sáo Chiếc nạng
Cắm trên đất mẹ của mình”
(Tái bút của người lính)
Ẩn dụ bản thể: Đất mẹ, bờ ao, chiến hào là vật chứa có chung một chất liệu vật chứa là nỗi đau, con sáo co một chân càng tô đậm thêm hình ảnh người thương binh không còn lành lặn với đôi nạng gỗ.Hoàng Nhuận Cầm rất khéo khi dùng hình ảnh con sáo một chât và anh thương binh ngồi thổi sáo cũng “một chân”. Ông nhìn thế giới quanh mình như đang bị mất mát đi những thứ quý giá, là sự thổ lộ khoảnh khắc nỗi lòng trong tâm hồn nhà thơ nói riêng và cho nỗi lòng của dân tộc nói chung. Sự việc anh thương binh
ngồi thổi sáo với chiếc nạng gỗ cũng diễn tả tinh thần vượt dậy trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam nói chung, tinh thần ấy soi sáng, dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, tối tăm.
Đi qua cuộc chiến khốc liệt, chịu đựng những hi sinh và mất mát của thế hệ mình, Hoàng Nhuận Cầm biết trân trọng và nâng niu giấc mơ con trẻ trong thời bình. Giữa thời hiện tại bình yên và quá khứ nhiều bão giông là đôi bờ suy tưởng:
(115)
“Ta đã thực vào đời bằng nước mắt Để con ta mơ mộng đến bên đàn Ta đi như mèo trên phố vắng
Gọi tên con như gọi các thiên thần.”
(Nhớ ngày mai)
Ẩn dụ bản thể: Đời, phố vắng là vật chứa, ta, con ta, mèo là chất liệu vật chứa. Những dòng thơ là sự đúc kết của cuộc đời không thiếu niềm vui nhưng cũng nhiều nước mắt. Giữa những dòng thơ hiện lên hình ảnh hai cha con, hai thế hệ khác nhau, gần như đối lập về hạnh phúc và khổ đau nhưng vượt lên trên hết là tình phụ tử. Người cha hi sinh tất cả, nhận về mình tất cả những đau khổ, những đắng cay để cho con được hạnh phúc. Hoàng Nhuận Cầm như thấy mình trẻ lại trong giấc mộng của trẻ thơ.
Hoàng Nhuận Cầm cũng dành cho người vợ của mình những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất:
(116)
“Đường cha bước đúng ngày hoa đỏ thắm Rơi như mưa, như máu đổ bên đường Em đã đến cùng tôi như tín ngưỡng
Cám ơn Người, kinh thánh của tình yêu.”
Một tình yêu thậm chí được cảm nhận như sự tôn sùng, như sự trân trọng tôn thờ điều thiêng liêng nhất. Lời cảm ơn ấy đã gói trong cả một tình yêu son sắt, một sự biết ơn tận đáy lòng của Hoàng Nhuận Cầm đối với người tri kỷ. Không phải là em đã “đến với tôi” mà “đến cùng tôi”, “cùng” mang dấu ấn của sự đồng hành và chia sẻ, mang dấu ấn của sự cam kết cả cuộc đời:
(117)
“Trong một thoáng chợt thấy mình tù tội Em ơi em, em lại trói anh rồi”
(Tháng ba quay lại…)
Hình ảnh người vợ chỉ ít lần thoáng qua trong thơ anh nhưng đã tạo cho thơ anh một sự đủ đầy trong hình ảnh một mái gia đình yên ấm. Hình ảnh ngôi nhà không xuất hiện nhiều trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhưng chỉ bằng đôi lần thoáng hiện cũng đủ khơi dậy những suy tư về tổ ấm:
(118)
“Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ Gió em vào - nếu chán – gió lại ra.”
(Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến)
Ngôi nhà của Hoàng Nhuận Cầm chẳng bao giờ khép cửa, không khép cửa để đón những người ra đi trở về, đó là nơi của mọi bắt đầu, nơi có em và có con, nơi gìn giữ một tình yêu vĩnh viễn...
Nếu như trong thơ ca cổ, các nhà thơ thường đề cập đền những: mây, trăng, núi, tgió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông…nên ngôn ngữ thơ thường cầu kì, ước lệ. Thời kì hiện đại, các nhà thơ lấy cảm hứng từ chính cuộc sống nên ngôn ngữ thơ ca cũng mang đậm hơi thở cuộc sống thực tại, Hoàng Nhuận Cầm thường rung cảm trước những điều tưởng nhỏ nhặt, đời thường, với người khác có khi chỉ là chuyện thoáng qua nhưng với anh lại là những ám ảnh khôn nguôi. Chính điều này đã khiến anh lựa chọn cho thơ của mình những ngôn từ tự nhiên, giản dị, gắn với sinh hoạt hàng ngày, trong
tổ ấm đời thường hay trong chiến tranh... (119)
“Ta đã thực vào đời bằng nước mắt Để con ta mơ mộng ngủ bên đàn Ta đã đi như mèo trên phố vắng Gọi tên con như gọi các thiên thần”
(Nhớ ngày mai)
Có khi thơ Hoàng Nhuận Cầm hiện diện ngay Trong chiến hào biên giới, hay là Bức tranh dọc đường hành quân, cũng có khi chỉ giản đơn là
Buổi sáng trên chốt, Chúng con ngồi nghe tiếng mạ rang ngô… Tất cả
những gì anh nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy đều được tri nhận và đi vào thơ Hoàng Nhuận Cầm một cách tự nhiên, nhuần nhị:
(120)
“Có rất nhiều tơ nhện trắng mung lung Đường anh bạn giao liên vừa đến
Tiểu đội trưởng nhắc tên những đồn thù sẽ chiếm Trâu ven đồi thành tĩnh vật trong tranh”
(Bức tranh dọc đường hành quân)
(121)
“Đã sáu năm tôi làm diễn viên Chưa một lần được giao vai chính Có vở tôi cầm cờ, có vở tôi làm lính
Có vở dài năm hồi – tôi không nói một câu”
(Người đóng vai phụ)
Hoàng Nhuận Cầm luôn sử dụng những hình ảnh gần gũi, giản dị với cách cảm, cách hiểu của đông đảo người đọc để họ dễ tìm ra ý nghĩa, ngôn ngữ thơ Hoàng Nhuận Cầm không phải thứ cao lương mỹ vị hiếm có nó như món ăn hàng ngày, nhưng là món ăn không chán. Mỗi lần thưởng thức ta có thể tri nhận theo các cách khác nhau. Bởi vậy, khi đón nhận trên tay một tập
thơ mới, bài thơ mới của Hoàng Nhuận Cầm, người đọc lại háo hức đón chờ những trải nghiệm mới mẻ của nhà thơ về con người và cuộc đời, lại đón đợi ở trong đó những suy tư, trăn trở, những cảm xúc yêu mến chân thành. Và chừng nào còn sống thì người thi sĩ - chiến sĩ ấy còn thao thức không ngừng. Ngày 20/4/2021, Hoàng Nhuận Cầm đã nằm xuống, kết thúc con đường thơ mà ông đã đi suốt cuộc đời. Cuối cùng thì hạt cát ấy đã bay về trời. Nhưng những vần thơ vẫn còn lại một Hoàng Nhuận Cầm với người và cho người. Trong thơ ấy là một giai điệu lạc quan ông gửi lại:
(122)
“Ta phải sống như là không thể chết Cốc rượu kia ngỡ uống được đời đời Ta sẽ về cho dù không ai đợi
Ngôi sao rơi ngược lại phía chân trời.”
(Giai điệu lạc quan)
Tiểu kết
Ẩn dụ có trong tư tưởng và hành động của của con người. Vì thế khi quan sát một sự vật hay một hiện tượng nào đó, chúng ta thường ý niệm nó cùng với những trải nghiệm của chúng ta. Ẩn dụ là cái nằm đằng sau sự biểu hiện của các từ ngữ. Các từ ngữ mà chúng ta sử dụng để mô tả các khái niệm trừu tượng đều là các từ ngữ có ý nghĩa cụ thể được ẩn dụ che lấp đi. Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm được tạo nên bởi các từ ngữ, hay đó là đặc trưng văn hóa dân tộc của chính ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam- ngôn ngữ tự nhiên nhưng giàu hình ảnh và giàu giá trị biểu cảm. Ẩn dụ bản thể là một bộ phận trong ẩn dụ tri nhận. Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, ẩn dụ bản thể tập trung ở loại ẩn dụ không gian hạn chế và sự kiện, hành động, công việc. So với ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể ít hơn về số lượng. Vì vậy sự phân bố dung lượng ẩn dụ bản thể trên mỗi trang thơ ít hơn.
Thơ Hoàng Nhuận Cầm lấy cảm hứng từ chính cuộc đời mà anh đã trải qua. Cảm hứng về tuổi thơ và tuổi học trò trong sáng, cảm hứng về chiến tranh và người và người lính say mê với lý tưởng, cảm hứng về tình yêu bất tận với thời gian...Ở mặt nào của cảm xúc, Hoàng Nhuận Cầm cũng thể hiện được niềm say mê của mình với đời và với thơ. Nói cách khác, thơ anh lấy cảm hứng từ cuộc đời dù cuộc đời ấy không phải lúc nào cũng tươi đẹp, cũng hạnh phúc như anh mong muốn. Tuy nhiên với thơ Hoàng Nhuận Cầm, cuộc đời không phải là tuyệt vọng, dù cho thơ anh có những khoảnh khắc buồn, cô đơn. Thơ anh cũng như viên xúc xắc sáu mặt hay chỉ là một mặt của chính tâm hồn anh. Anh cảm nhận nhiều mặt của cuộc đời chỉ bằng một mặt của cảm xúc, của chính tâm hồn anh. Những cảm hứng trong thơ anh không tách thành từng mảng riêng rẽ mà thống nhất trong một mặt đó là tiếng thơ Hoàng Nhuận Cầm.
KẾT LUẬN
Theo Ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ chính là công dụ tư duy và là cách thức tri nhận thế giới thông qua lăng kính nhận thức của con người. Với mục đích tìm hiểu về hệ thống ẩn dụ tri nhận trọng thơ Hoàng Nhuận Cầm, luận văn chọn cơ sở lý thuyết bao gồm những vấn đề chung của Ẩn dụ (theo quan điểm truyền thống, và quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, Nội dung và các thuật ngữ liên quan, phân loại ẩn dụ tri nhận...). Trên cơ sở đó, trong chương 2 và chương 3, luận văn đã khảo sát 75 bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm và phác họa những nét tiêu biểu về nghệ thuật tri nhận của nhà thơ trong các tác phẩm của mình.
Xuất hiện giữa nền thơ trẻ chống Mỹ với rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, thơ Hoàng Nhuận Cầm vẫn mang đến một tiếng nói riêng, không trộn lẫn. Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong một sớm một chiều, mà được nảy sinh, phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình sáng tác. Tìm hiểu những giá trị tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng ta gần như hình dung được anh đã sống ra sao? Anh day dứt và trăn trở những gì? Từ tình yêu đầu tiên cho đến khi đã bước vào mùa thu của đời người, từ khi là chàng lính sinh viên rời giảng đường đi ra mặt trận cho đến khi trở về đời thường với bao gánh nặng và lo âu của thời hậu chiến?…Và cứ thế thơ Hoàng Nhuận Cầm đi vào lòng độc giả giản dị, hồn nhiên và chân thành hết mực. Những bài thơ của anh đã thực sự “tự sống” trong lòng những người yêu thơ.
Ẩn dụ cấu trúc xuất hiện khá nhiều trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. Và được sử dụng rất linh hoạt, với các nguồn biểu trưng quy chiếu tiểu biểu là bộ phận của con người, là động vật, thực vật và thế giới tự nhiên. Trong đó ẩn dụ tri nhận có nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người chiếm số lượng nhiều nhất với 165 ẩn dụ, chiếm 55,9 %. Đây chính là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam: lấy các bộ phận cơ thể và mức độ tiếp nhận, những sự phản
ứng trước sự tác động của hiện thực khách quan làm thước đo đánh giá thế giới. Bởi lẽ người Việt rất nhạy cảm, tinh tế, lấy con người làm thước đo của mọi hiện tượng của xã hội. Qua các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm ông là phải yêu cuộc sống, tha thiết với lý tưởng cách mạng, với Hoàng Nhuận Cầm, thơ là cuộc, chất thơ tồn tại ngay trong sự sống hằng ngày. Thơ Hoàng Nhuận Cầm là tiếng nhạc dương cầm của mùa thu tuổi học trò, là bản hùng ca ra trận, là lời thì thầm của cuộc sống bình yên giữa cuộc đời.
Ẩn dụ bản thể cũng là một bộ phận trong ẩn dụ tri nhận. Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, ẩn dụ bản thể tập trung ở loại ẩn dụ vật chứa không gian hạn chế với 71 ẩn dụ và sự kiện, hành động, công việc với 59 ẩn dụ. So với ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể ít hơn về số lượng. Vì vậy sự phân bố dung lượng