Nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 39 - 53)

Khảo sát ẩn dụ tri nhận với nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người, chúng tôi thu được kết quả tổng quát như sau:

Bảng 2.2. Thống kê ẩn dụ cấu trúc có nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể người

Loại nguồn biểu trưng Số lượng Tỷ lệ (%)

Bộ phận bên trong cơ thể con người 62 63,9 Bộ phận bên ngoài cơ thể con người 35 36,1

Tổng 97 100

Kết quả khảo sát 2 tập thơ cho thấy, các nguồn biểu trưng là bộ phận bên trong cơ thể con người chiếm số lượng lớn. Bên trong cơ thể con người là thế giới nội tâm phức tạp, thế giới của những cảm xúc và ý chí. Con người nhận biết cảm xúc và ý chí bằng những khí quan nội tạng như: lòng, gan, ruột, dạ, tim… Vì vậy người Việt thường lấy bộ phận nội tạng của cơ thể con người để biểu trưng cho các trạng thái tâm lý, tình cảm khác nhau.

2.1.1. Nguồn biểu trưng là các bộ phận bên trong cơ thể con người

Bảng 2.3. Thống kê ẩn dụ cấu trúc có nguồn biểu trưng là bộ phận bên trong cơ thể con người

Loại nguồn biểu trưng Số lượng Tỷ lệ (%)

Lòng 31 50

Tim 17 27,4

Ngực/lồng ngực 8 12,9

Máu... 6 9,7

Tổng 62 100

Tư liệu thống kê cho thấy: TimLòng là hai nguồn biểu trưng là bộ phận bên trong cơ thể người. Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, TimLòng có nghĩa biểu trưng hay được quy chiếu sang đích là thế giới nội tâm của con người, cụ thể là tình cảm, tình yêu. Theo cách tư duy của người Việt, thế giới tâm lý, tình cảm của con người nói chung được biểu thị một cách ước lệ tượng trưng toàn bộ bằng cái được chứa đựng trong bụng con người, tức là lòng người. Thơ Hoàng Nhuận Cầm hàm chứa nhiều biểu tượng như thế, và điều này cũng lý giải vì sao tỷ lệ các nguồn biểu trưng là bộ phận bên trong cơ thể người lại chiếm số lượng lớn. Chúng tôi phân tích một số nguồn biểu trưng nổi bật như: Lòng, tim, máu mang ý nghĩa tri nhận là thế giới nội tâm của con người.

* Lòng

Theo cách tư duy của người Việt, thế giới tâm lý, tình cảm của con người nói chung được biểu thị một cách ước lệ tượng trưng toàn bộ bằng cái được chứa đựng trong bụng con người, tức là lòng người. Theo Từ điển Tiếng

Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ lòng có các nghĩa như: Những bộ phận trong

bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát). Lòng lợn, cỗ

lòng, xào lòng gà; Bụng con người. Ấm cật no lòng. Trẻ mới lọt lòng (vừa

chí, tinh thần. Đau lòng, bận lòng, đồng lòng, ăn ở hai lòng, bền lòng, lòng

tham; Phần ở giữa hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay che

chở: Lòng suối, đào sâu vào lòng đất, ôm con vào lòng, biết rõ như lòng bàn tay của mình (biết rất rõ) ...

Kết quả khảo sát cho thấy, trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, lòng không đơn thuần là một bộ phận cơ thể người, không phải là một thực thể sinh l ý, mà

lòng là một thực thể tâm l ý - ý thức. Cho nên người Việt nói yếu bụng, đau

bụng để chỉ một tình trạng sinh l ý của cơ thể người, nhưng lại dùng yếu lòng,

đau lòng để diễn đạt một trạng thái tâm lý, tình cảm. Như vậy, ý niệm lòng

trong sự tri nhận của người Việt là vật chứa, là địa điểm chứa đựng cả mặt tinh thần và ý chí. Hay nói cách khác, thế giới tâm lý, tình cảm, ý chí… của con người nói chung được biểu thị một cách ước lệ tượng trưng toàn bộ bằng cái được chứa đựng trong bụng con người, tức là lòng người. Thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng hàm chứa biểu tượng như thế: "Thế giới nội tâm của con người, chính là lòng người".

Ngày 6/9/1971, Hoàng Nhuận Cầm và hàng nghìn sinh viên xếp bút nghiên, tình nguyện ra trận. Ông ra đi cùng 300 sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong đó có Nguyễn Văn Thạc. Ta thấy ở đây, cùng là sinh viên, cùng thế hệ mặc áo lính “một thời hoa lửa”, giữa Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Văn Thạc còn có mối quan hệ đồng điệu, tri âm. Cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đã có nhiều dòng nhắc đến Hoàng Nhuận Cầm với niềm mến mộ: “Cầm viết được nhiều, quả thực ở nó có tài năng, hay ít ra, đó cũng là một khả năng tốt… Nhưng vì sao nó nắm bắt mạch thơ đúng thế. Tưởng

như lời nào của nó cũng là thơ”. Là người lính, Hoàng Nhuận Cầm phấn

khích, hào sảng trong khí thế ra trận của người thanh niên mang chí lớn, ông đọc nhật ký Nguyễn Văn Thạc như những dòng thơ dâng trào từ lòng mình: “Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động.

Cầm, lòng vừa là biểu trưng cho tình cảm yêu thương ngọt ngào mà còn biểu trưng cho tình yêu đất nước, tình đồng đội của những người lính trẻ. Bằng chính lòng của mình, họ ý thức được việc ra trận, cầm súng đánh giặc là vì ai, như trong bài thơ “Mùa thu tôi yêu”, nhà thơ viết:

(16) “Mùa thu ríu cả bàn chân

Bác ơi cháu thấy trong lòng nao nao Từ trong kháng chiến gian lao

Mùa thu tôi tự khi nào đã yêu.”

(Mùa thu tôi yêu)

Hình ảnh Tổ quốc luôn theo Hoàng Nhuận Cầm trên những chặng đường hành quân:

(17) “Vào mặt trận lúc giọng ve đang kêu Hay tiếng gọi lên đỉnh cao đánh giặc Đây mùa hạ lòng tôi sung sướng nhất

Bao điểm chốt anh hùng, tôi nổ súng cùng ai.”

(Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu) Lòng được dùng làm nguồn để quy chiếu sang phần đích như một phạm vi tình cảm. Lòng được coi là một biểu tượng cho mọi tình cảm nói chung. Ở đây, dùng ẩn dụ tri nhận, Hoàng Nhuận Cầm thể hiện sự trải lòng của tình đồng đội, tình yêu quê hương đất nước. Đến phút hy sinh, điều người lính nghĩ đến vẫn là quê hương, đất nước:

(18) “Sẽ còn in như dao khắc lòng tôi

Dáng đồng đội ngã trong giờ chiến đấu Ngực áp sát cột biên cương đỏ máu Mà môi cười tha thiết - Việt Nam ơi.”

(Tôi không thể nào mang về cho em)

Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, sự tri nhận về lòng đa dạng, thể hiện những đặc trưng trong nhận thức của tác giả về cả tư tưởng, lẫn tâm hồn và cảm xúc. Biểu thức ẩn dụ Lòng là tình cảm, cảm xúc, trong đó, lòng được

dùng làm nguồn để quy chiếu sang đích như một phạm vi tình cảm. Khảo sát tư liệu cho thấy, Trong thơ, Hoàng Nhuận Cầm đã biến khái niệm lòng vốn rất trừu tượng, rất mơ hồ, khó nắm bắt lại có thể hình dung ra được một cách dễ dàng nhờ cách kết hợp từ rất độc đáo, trong đó, lòng đóng vai trò làm định ngữ: Nhịp lòng, trận lòng; sắc lòng, nhụy lòng, hoa lòng... Vì vậy, hình ảnh “lòng” ở đây không nằm trong mối liên tưởng đến hình ảnh con người chung chung mà “lòng” ở đây lại được gọi tên cho một cảm xúc rất cụ thể.

Những câu thơ của Hoàng Nhuận Cầm như góp phần động viên lớp lớp chiến sĩ lên đường chiến đấu và dâng hiến bằng những câu thơ găm vào họ một "mồi lửa" hào khí ngoan cường và anh dũng một cách tự tình nguyện vì yêu nước. Chiến tranh biên giới nổ ra, Hoàng Nhuận Cầm viết những câu thơ kiêu dũng lạ thường, khơi dậy tình yêu tổ quốc mãnh liệt, thiết tha: Chiến tranh trong thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa cụ thể, vừa khái quát, không lên gân mà làm cho người lính nào cũng thêm nhớ, thêm yêu đất nước mình, từ tiếng gà xóm mẹ đến khúc hát ầu ơ... Và từ những sợi tình rung ngân ấy mà căng thêm viên đạn hướng về phía quân thù. Hoàng Nhuận Cầm tiếp tục có những bài thơ trận mạc ấn tượng, gây xúc động lòng người bởi cảm xúc cháy lòng, nồng nàn, da diết, thấm đượm chất bi hùng và kiêu hãnh tự hào.

Chứng kiến đạn pháo nổ khi đêm đen về, người dân đang chìm trong giấc ngủ, nhà thơ không khỏi nóng ruột về cuộc chiến. Cảm giác đốt lòng

người cứ bám chặt lấy nhà thơ xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân, tình

yêu thương đồng chí đồng đội khi phải đối mặt với bom đạn kẻ thù. Thơ Hoàng Nhuận Cầm hàm chứa nhiều biểu tượng như thế, như trong bài Bức tranh dọc đường hành quân:

(19)

“Trời không mây mà lạ lắm hôm nay Đường ra trận lòng ta thành náo động Sờ lên súng thấy bàn tay mình nóng

....

Chim rất nhiều mà tôi chẳng biết tên Kêu chi mãi đến rối lòng lính trẻ

Bằng lăng rụng nói điều mơ mộng quá Hoa bên đường khiến mắt đến rưng rưng”

(Bức tranh dọc đường hành quân)

Hoàng Nhuận Cầm cũng không thiên về kể việc. Nhà thơ chỉ muốn ghi lại những biến động của lòng mình với những câu thơ thoáng, sự việc chỉ đủ để làm điểm tựa khơi gợi tâm hồn. Cái ý niệm sâu xa của thơ Hoàng Nhuận Cầm đặc sắc ở chỗ ông biết lắng nghe những chuyển động, có khi rất nhỏ bé, của lòng mình trước hiện thực lớn lao của đất nước, với những lắng đọng suy tư sau lửa đạn, trong từng cơn sốt rừng, khi nhìn trăng, sao....Như ẩn dụ “lòng” trong lời thơ sau:

(20)

“Dàn đồng ca tuổi trẻ

Chúng con xin hát lời đã cháy lòng mong

Từ thành phố dân ca, từ bưng biền lục bát Có giọt nước mắt người phu quét rác Sáng nay reo như ngọc trên cờ

...

Chúng con xin hát lời người đã cháy lòng mơ

Có bóng Bác dịu hiền đứng đó

Bắt nhịp cho ngàn trái tim hát vang thành phố: Không có gì quý hơn độc lập tự do”

(Giữa hai hàng lục bát)

* Tim

Có thể nhận thấy ẩn dụ hạ cấp sau đây trong thơ Hoàng Nhuận Cầm: "tình yêu là trái tim". Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006), Tim (d) có nghĩa như sau: Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, có chức năng điều khiển việc vận chuyển máu trong cơ thể (Quả tim, tim đập bình thường,

bị suy tim); Tim của con người, coi là biểu tượng của tình cảm, tình yêu: Trái tim yêu thương, chinh phục trái tim, một người không có trái tim; Phần điểm

ở chính giữa của một số vật: Bom rơi chính tim đường [20]

Trái tim có nghĩa như sau: Trái tim d (vch.). Tim của con người, coi là

biểu tượng của tình cảm: Trái tim nhân hậu, tiếng gọi của trái tim [20].

Với ý nghĩa này, “tim” cũng được gọi bằng tên gọi đồng nghĩa “trái tim”. Đây là danh từ chỉ bộ phận cơ thể người để làm nguồn biểu trưng trong các thi phẩm của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Kết quả khảo sát cho thấy từ

tim/trái tim - miền Nguồn trong thơ Hoàng Nhuận Cầm xuất hiện với nội

dung biểu trưng rất đa dạng.

Cũng như lòng, tim cũng là một bộ phận cơ thể biểu trưng cho tình cảm, tình yêu, nhưng phạm vi biểu trưng hẹp hơn lòng. Trước hết “trái tim” được tri nhận như con người cụ thể. Trái tim cũng biết nói, biết trao nhau những lời thì thầm yêu thương

(21)

“Nhưng kìa từ giữa trái tim ta Gió Mùa Thu đang dịu dàng trở lại …

Mẹ thấy không đuốc thắp tràn mọi phía Lửa soi vào ánh mắt, đáy tim nhau”

(Giữa hai hàng lục bát)

Khi thương nhớ ai, trái tim đó cũng biết buồn đau than thở. Thơ tình Hoàng Nhuận Cầm có thêm những xót xa day dứt của đổ vỡ chia lìa:

(22)

“Tưởng chẳng còn gì để mất Vân ơi Lọ mực đổ trên trái tim tan nát

Tình yêu không giống như trong bài hát Mọi sự trở về đều cay đắng như nhau”

Hoàng Nhuận Cầm rất đa năng trong việc dùng những hình ảnh thật cụ thể để diễn đạt những cảm giác vô cùng mơ hồ, tinh tế. Thấy bông hoa sót lại cuối cùng để biết một mùa thu đã qua, và người đọc cũng cảm nhận được nỗi đợi chờ đã mòn mỏi thế nào! Cuối cùng em cũng đến, nhưng đến chỉ để thấy có những điều quý giá đã trôi qua. Đó chính là nỗi ám ảnh day dứt được tri nhận từ hình ảnh ẩn dụ “quả tim” trong những câu thơ:

(23)

“Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ Gió em vào - nếu chán - gió lại ra Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi”

(Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến)

Tiếng thơ Hoàng Nhuận Cầm như tiếng lòng thành thật từ trái tim chân thành, từ trái tim không toan tính, để con người đối diện với nhau không qua một tấm mặt nạ nào. Có lẽ cũng bởi sự thành thật một cách hồn hậu đó, mà thơ Hoàng Nhuận Cầm tìm đến được với bao tấm lòng, bao tình cảm tri âm. Tưởng như tình yêu chỉ là một trò đùa, dễ dàng và chóng vánh với người con gái. Nhưng nếu để ý thì ta lại nhận ra một sự bao dung. Trái tim ấy là một tấm lòng, một tình yêu luôn chờ đợi, dẫu bé nhỏ nhưng vẫn là tổ ấm đủ để chở che cho những cơn gió vô tình một lần lạc bước. Để rồi cuối cùng, có một lần em đến, một lần em nói, một lần em đứng đó… Chỉ có điều "mùa thu hoa cúc cướp anh rồi"… Đọc câu thơ lên, người ta như cảm thấy nỗi chông chênh của một con người, vừa quyết định sẽ lên tàu thì con tàu vụt chạy đi mất. Nó giúp ta không quên những ngày Hoàng Nhuận Cầm còn là người lính làm thơ. Chất lính tráng ấy vẫn đôi lần trở về trong thơ ông như một gợi nhớ, một dấu ấn, một nét riêng đặc biệt.

Với Hoàng Nhuận Cầm, trái tim cũng chính là tình yêu người lính. Tình yêu người lính trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là một bản hoà tấu phức âm,

phức điệu và đầy đủ cung bậc của trái tim. Những bài thơ, những câu thơ của Hoàng Nhuận Cầm dường như không có tuổi, bất cứ lúc nào đọc lại vẫn cuốn chúng ta vào một thế giới mê ảo nồng nàn. Sau những trận đánh đầy máu lửa, giữa rừng Trường Sơn, người chiến sĩ lại trở về với đời thường khi ngả lưng trên võng, dưới bóng rừng, mưa rừng. Nhà thơ chợt nhớ về người yêu ở miền quê xa với sự thương nhớ khôn nguôi. Tình yêu ấy được biểu đạt bằng hình ảnh trái tim. Trái tim – tình yêu của chàng trai như hình ảnh mặt trời sáng trong và chói ngời, không một thế lực nào có thể vùi dập. Tình cảm chân thành mà nồng cháy của chàng trai - chiến sĩ với người yêu, với cuộc chiến khốc liệt của dân tộc. Tình yêu của cá nhân hoà lẫn tình yêu đất nước làm nên những bản tình ca bất hủ. Nhưng hơn lúc nào hết, tinh thần lạc quan luôn trỗi dậy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

(24)

“Ra mặt trận lúc giọng ve kêu mau Là khẩu lệnh khẩn trương vào trận cuối Những báng súng trong tay đều nóng hổi Những tim người đập theo tiếng ve kêu...”

(Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu)

Rồi.... (25)

“Ta phải sống như là không thể chết

Trái tim yêu như chưa bị bạc tình Dòng thơ viết âm thầm trong bóng tối Mỗi đêm trường toé loé một bình minh”

(Giai điệu lạc quan)

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là vật chở của tư tưởng, trong khi đó tình cảm lại là một thứ rất trừu tượng và khó diễn tả. Vì vậy để miêu tả trạng thái tâm lý tình cảm trừu tượng của con người một cách hình tượng

và sống động, người ta sử dụng đến phương thức ẩn dụ. Tình cảm là sự trải nghiệm cuộc sống quan trọng nhất và phổ biến nhất của con người. Tình cảm là sự tri nhận của con người có mối quan hệ và tác động qua lại nhau. Bởi vậy nghiên cứu tình cảm con người đã trở thành một nội dung cơ bản của nghiên cứu tri nhận con người.

Trái tim còn là nơi chịu sự tác động và biểu hiện của mọi trạng thái cảm xúc tâm hồn của người yêu. Trái tim- lúc thì nồng cháy, say mê và hăm hở, có lúc trái tim lại thể hiện sự bồi hồi, xao xuyến, tha thiết, yêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)