Ẩn dụ bản thể về biểu tượng mùa thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 93 - 96)

Ở thơ Hoàng Nhuận Cầm, mùa thu hiện lên với những vẻ đẹp và được nhà thơ tri nhận đầy tinh tế. Trong ẩn dụ cấu trúc, mùa thu là một hiện tượng tự nhiên, là một trạng thái thời gian để lại nhiều cảm xúc nhất với thơ Hoàng Nhuận cầm. Và trong ẩn dụ bản thể cũng vậy, mùa thu được coi là mùa tri kỉ của thơ ca, bởi lẽ mùa thu vốn buồn mà thơ ca tự khi ra đời đã nhuốm một màu buồn. Nếu mùa xuân mang vẻ đẹp của sức sống căng tràn, của các cuộc hội ngộ; thì mùa thu lại mang vẻ đẹp của sự tàn phai, của chia ly. Mùa xuân mang đến nhiều niềm vui, thì mùa thu mang đến những nỗi buồn nhẹ nhàng mà lan toả, thấm vào lòng người. Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ viết nhiều và viết hay về mùa thu. Dường như tâm hồn của ông cũng chính là hồn thu. Trong những trang thơ đầu tiên của cuộc đời cầm bút, mùa thu đã được Hoàng Nhuận Cầm dành nhiều ưu ái:

(102)

“Mùa thu tục ngữ, ca dao Mùa thu tôi tự khi nào đã yêu.”

(Mùa thu tôi yêu)

Ẩn dụ bản thể: Mùa thu là vật chứa, tục ngữ, ca dao, tình yêu là chất liệu vật chứa. Đọc xong hai câu thơ, rõ ràng ta đã thấy Hoàng Nhuận Cầm yêu mùa thu từ trong truyền thống, trong đời sống văn hoá, trong những câu tục ngữ, ca dao, từ những câu Kiều hay từ cội nguồn dân tộc. Qua nhiều biến thái tâm hồn, mùa thu lại mang đến cho Hoàng Nhuận Cầm những cảm xúc khác nhau. Mùa thu có khi được nhìn qua bình diện thời gian, cũng có khi được nhìn qua bình diện không gian, nhưng được nhìn nhiều hơn cả là trên bình diện tâm hồn. Tâm hồn của một người nghệ sĩ đa cảm và tràn đầy nhiệt huyết với thơ, với thu.

Hoàng Nhuận Cầm đã đi hơn qua sáu mươi mùa thu trong cuộc đời, nhưng có lẽ trong sáng và đẹp nhất là những mùa thu của tuổi thơ:

(103)

Mùa thu ấy bạn cầm tay Cùng tôi đi hết quãng ngày còn thơ.”

(Mùa thu tôi yêu)

Anh đã nhớ biết bao, yêu da diết biết bao mùa thu tuổi hai mươi. Đó thực sự là mùa thu trong trẻo của những tháng ngày tuổi trẻ:

(104)

“Ngay khi mình hai mươi tuổi – dòng sông Nước trong vắt mùa thu chim sẻ hót.”

(Khi mình hai mươi tuổi)

Mùa thu trong vắt đã là hành trang cho nhà thơ vào chiến trường cầm súng và cầm bút. Những năm tháng xa nhà đi chiến đấu ấy, mùa thu vẫn không lỗi hẹn cùng thơ anh. Bởi dù không ở Hà Nội nhưng anh lại sống

giữa Trường Sơn đại ngàn. Mùa thu của núi rừng đại ngàn ấy mang vẻ đẹp quyến rũ riêng để anh hào hứng. Với người lính trẻ Hoàng Nhuận Cầm, mùa thu mãi như thuở ban đầu ra trận. Và những chiến công lớn lao nhất dành được cũng là những chiến công mùa thu:

(105)

“Chiến công đâu còn là điều bất chợt Chiến công thành điệp khúc suốt mùa thu

... Vẫy tay đưa tám mùa thu qua

Mùa thu nào cũng rưng lòng và xúc động”

(Tâm sự tiểu đội gác đường rừng)

Điều khác biệt đối với các nhà thơ viết trước và cùng thời với Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ dùng mùa thu chứ không phải mùa nào khác để đếm tháng, đếm năm. Anh lính trẻ thốt lên như chợt nhận ra “Lại sắp sửa mùa

thu rồi đấy”. Anh lại thêm một mùa thu tuổi đời và thêm một mùa thu tuổi

quân, thêm những chiến công và thêm những mùa thu kỉ niệm. Anh bao giờ cũng yêu và mong chờ mùa thu như thế.

Và trở về từ cuộc chiến, vẫn Hà Nội ấy, vẫn con đường ấy, vẫn góc phố, hàng cây ấy... Nhưng trong cảm nhận của Hoàng Nhuận Cầm, con người lại có sự khác xưa. Sau những mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị, tâm hồn người lính sâu sắc hơn và mùa thu cũng không còn như ngày thơ bé nữa. Mùa thu bây giờ trở thành tín hiệu của nỗi buồn:

(106)

“Trên vai ngút ngàn mắt mẹ mùa thu

Sao mai thắp giã từ ta với bạn.”

(Chào Sao Mai)

Mỗi trang thơ, mỗi bài thơ, mỗi dòng thơ của Hoàng Nhuận Cầm là một tâm trạng. Thơ ông là biết bao tâm trạng, có khi vui, khi buồn, khi âu yếm, khi run rẩy đợi chờ và Hoàng Nhuận Cầm tri nhận tình yêu là mùa thu:

(107)

“Tình yêu đến trong đời không báo động Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ

Viên xúc xắc mùa thu ru trong cỏ Mắt anh nhìn sáu mặt bão mưa giăng.”

(Viên xúc xắc mùa thu)

Năm 1993, Hoàng Nhuận Cầm lấy tên tập thơ tâm huyết của mình là

Viên xúc xắc mùa thu - và đó cũng là tập thơ đánh dấu sự trưởng thành của

thơ anh. Anh từng nói, anh muốn dùng hình ảnh viên xúc xắc với sáu mặt biến hoá như những bí ấn, bất ngờ của nghệ thuật và tất cả đều “lắc cắc tiếng thơ anh”. Nhưng vì sao lại là Viên xúc xắc mùa thu chứ không phải một mùa nào khác? Một khung cảnh nào khác? Câu trả lời nằm trong chính những trang thơ của anh, bởi ở đâu trên từng trang thơ ấy bạn đọc cũng tìm thấy những mùa thu độc đáo, riêng biệt, có mùa thu buồn, mùa thu vui, có mùa thu xa xôi tiếc nhớ, có mùa thu nức nở hoài niệm... “Kỉ niệm trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là những bâng khuâng nuối tiếc rất thu và rất thơ”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)