Nguồn biểu trưng thực vật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 65)

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006): Thực vật có nghĩa như sau:

“Thực vật (d): Tên gọi chung của cây cỏ và những sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có màng bằng

cellulos. Vườn thực vật”. [20]

Với ý nghĩa này, trong quá trình khảo cứu tư liệu chúng tôi thấy thế giới thực vật được Hoàng Nhuận Cầm đưa vào thơ khá phong phú và đa dạng. Đó là: cây, hoa, lá, cành, cỏ, … nghĩa là những thứ cỏ cây hết sức phổ biến và gần gũi với đời sống thường ngày của con người Việt Nam. Và những hình ảnh này đã đi vào trong thơ Hoàng Nhuận Cầm trở thành miền Nguồn được quy chiếu đến miền Đích là con người, hay đó là những nét nghĩa biểu trưng cho con người hay ý niệm nào đó về con người. Đây chính là ẩn dụ cấu trúc thượng cấp: "con người là thực vật" trong thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Trong thơ Hoàng Nhuận Cầm, qua sự khảo sát đánh giá của chúng tôi, các loài thực vật đã được ông sử dụng làm nguồn biểu trưng rất phong phú và thành công. Các từ chỉ cây và bộ phận của cây được dùng để định danh các sự vật hiện tượng khác nhau trong thế giới khách quan với tư cách các nghĩa phái sinh rất đa dạng. Thế giới thực vật, cụ thể là cỏ cây hoa lá có nhiều thuộc tính. Nhưng khi vào trong thơ, chúng chỉ được thâu nhận miền thuộc tính nổi trội nhất định nào đó để tương đồng với con người là nơi gửi gắm và mang theo cảm xúc, tình cảm của con người.

Với nguồn biểu trưng là thực vật, chúng tôi muốn phân tích một ẩn dụ tri nhận cấu trúc rất đặc biệt và đặc sắc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm: “hoa phượng cháy tượng trưng cho tình yêu và tuổi học trò”, do vậy biểu tượng cánh phượng luôn đi dọc suốt cuộc đời thơ Hoàng Nhuận Cầm, ngay cả khi mái tóc đã phai sương.

Trước hết ta có thể thấy, hoa là tặng vật đẹp đẽ mà đất trời ban tặng cho cây cối. Thuộc tính đẹp đó đã mang lại cho hoa một ý nghĩa biểu trưng dịu dàng: hoa tượng trưng cho cái đẹp, cái thanh cao của sắc đẹp, của sự hoàn hảo về tinh thần. Dựa vào thuộc tính đẹp đẽ, rực cháy của hoa phượng, Hoàng Nhuận Cầm đã đem chúng vào trong thơ để quy chiếu cho vẻ đẹp của thời học trò.

Hoa phượng từ lâu đã được coi là màu hoa của tuổi học trò. Và hoa phượng có lẽ cũng là loài hoa mà Hoàng Nhuận Cầm yêu mến nhất như yêu một thời áo trắng. Vì thế nên hầu như trên bất cứ một trang thơ nào viết về mái trường trong thơ anh đều thấp thoáng một màu đỏ đến nao lòng, một màu đỏ mãnh liệt đến dai dẳng:

(56)

“Điệp khúc ấy cháy bùng hoa phượng sớm

Có ngôi sao cách biệt tháng năm ròng.”

Và còn lời nào đẹp hơn dành cho loài hoa của tuổi học trò hơn những vần thơ của Hoàng Nhuận Cầm:

(57)

Phượng hồng ngỡ ngủ quên trong sách Những cánh hè nay hát giữa tay em”.

(Giữa hai hàng lục bát)

Màu hoa phượng đỏ ối như sắc nắng chói chang của mùa hè gợi biết bao điều. Nhưng có lẽ màu hoa phượng nở trên những trang thơ Hoàng Nhuận Cầm là dành tặng cho mái trường, cho lứa tuổi học sinh nhiều mơ ước… đầy ngây thơ và trong sáng:

(58)

“Và bông trang nở thật điềm nhiên Lũ ve lại học bài trong khóm phượng.”

(Giữa hai hàng lục bát)

Ai đã từng cắp sách qua thời học phổ thông mà không yêu loài hoa ấy – màu hoa đỏ một màu ước mơ và bỏng cháy một trời hi vọng. Những mùa hoa phượng đi qua trang thơ Hoàng Nhuận Cầm đều là “mùa phượng cháy”, cháy lên bởi màu đỏ như lửa, cháy lên bởi những tình cảm trong sáng và tha thiết mà anh đem tới cho lứa tuổi học trò. Kí ức về mái trường có niềm vui, có nỗi buồn, có những xao xuyến bồi hồi của “Tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng

vô tâm”. Khoảng thời gian đáng yêu, đáng nhớ ấy đã ở lại đằng sau, chỉ còn

lại thương mến về “Chiếc khăn quàng mang màu than đỏ cháy”. Thời áo trắng cứ trở đi trở lại trong thơ Hoàng Nhuận Cầm như một hồi ức còn nhiều dang dở. Có đôi khi trong kí ức về mái trường lại là khi anh cảm nhận được nỗi đau tê tái bởi:

(59)

“Nhớ Thu đến - Hạ đi trong trống trận Tiễn tuổi thơ không một tiếng kèn

Đó hoa phượng, ôi mười năm hoa phượng

Rơi ngút ngàn trên những hố bom đen”

Những người còn chưa đi hết tuổi học trò đã gác bút nghiên vào chiến trường, thời đèn sách còn dang dở, khoảng trống của chỗ ngồi ấy như vết đau mà thời gian chỉ đủ sức làm lành vết thương chứ không thể liền sẹo. Họ là những người mà màu áo trắng vẫn còn tinh khôi vừa mới chia tay tuổi học trò để đến giảng đường đại học.

(60)

“Biết kể làm sao chong chóng quay Biết hát làm sao hoa phượng đỏ.”

(Giữa hai hàng lục bát)

Biết hát gì về loài hoa đỏ thắm? Biết nói gì về tuổi học trò đã đi qua cùng sự hồn nhiên và trong trắng? Dù sau này thời gian có trôi đi và kèm theo những cách biệt về tuổi tác nhưng tình yêu hoa phượng trong Hoàng Nhuận Cầm vẫn mãnh liệt. Viết về hoa phượng, dường như ngòi bút của nhà thơ không bao giờ giữ được sự thản nhiên bởi màu hoa ấy rực rỡ quá, cháy bỏng quá. Hoàng Nhuận Cầm đã dành những vần thơ da diết để viết về hoa phượng như sự kết thúc của tuổi học trò trong chiến tranh.

Đối nghịch với tuổi học trò trong trẻo của một màu hoa phượng bừng cháy là những hố bom đen chết chóc. Hình ảnh hoa phượng bây giờ đã trở thành hình ảnh bi tráng cho một thế hệ chứ không còn là hình ảnh đẹp của một lứa tuổi nữa. Biểu tượng hoa phượng “rơi ngút ngàn trên những hố bom đen” gợi đến một thế hệ đã gửi tuổi trẻ trong bom đạn chiến tranh chứ không phải trên sân trường. Câu thơ đẹp nhưng đem lại cảm giác xót xa, đau thương tột cùng. Cái màu đỏ của hoa phượng lại gợi nhiều đến màu máu – máu của cả một thế hệ đã đổ xuống để có được độc lập và tự do cho dân tộc:

(61)

“Đường cha bước những ngày hoa đỏ thắm

Rơi như mưa, như máu đỏ bên đường.”

(Nhớ ngày mai)

Hoa phượng đã trở thành loài hoa của tuổi trẻ, nhưng đó là tuổi trẻ sống trong thời kì lịch sử nghiệt ngã bởi họ không được đi trọn những mùa hoa.

Chính từ những mất mát, hi sinh đó mà anh viết: (62)

“Máu bạn bè đổ ra theo mỗi bước Ôi! Máu hoa phượng quá hồng tươi.”

(Giữa hai hàng lục bát)

Thời gian chảy trôi, tuổi học trò thành kỉ niệm nhưng hoa phượng vẫn theo nhà thơ và mang những dư vị mạnh mẽ không thể nào quên:

(63)

“Và như thế mười năm bớt dại Nỗi khôn ngoan ám sát học trò Cà phê rót đầm đìa qua phượng đỏ Ngày cuối cùng ta vứt hết ngây thơ.”

(Đêm nay)

Tâm hồn tuổi thơ không những được nuôi dưỡng bằng “Mối tình tròn

trặn với con sông” mà còn lớn lên giữa những trang cổ tích: Sống và chiến

đấu cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, trong những tháng năm đạn lửa, chưa bao giờ anh nguôi quên hình ảnh mái trường, lớp học, thầy cô, bạn bè, hình ảnh những loài hoa và những người anh yêu dấu:

(64)

“Nắng mang đi đâu câu chuyện của bà Bông hoa đỏ rơi vào trang cổ tích.”

(Nắng từ ngõ nhỏ)

Nắng từ trên mái phố, từ ngõ nhỏ tràn cả vào giấc mơ tuổi thơ, tràn cả vào câu chuyện cổ tích. Những hình ảnh đẹp và thơ đó đọng lại giữa những trang thơ. Xa tuổi thơ rồi sẽ thấy nhớ biết bao những mùa hoa gạo trầm tư trên mái phố với “Lá xoè như tiễn một hè qua”, sẽ nhớ biết bao “Hoa sấu

dắt đường vào ngõ nhỏ”. Ở đây, chúng tôi thấy rằng, “hoa” và “lá” được tri

những lời thì thầm yêu thương cùng thổn thức với con người. (65)

“Có ngủ được đâu Nằm nghe lá thở.”

(Nhật kí)

Có thể tri nhận được nhiều nội dung khác nhau qua từ “lá thở”. Đó chính là cơn gió nhẹ giữa núi rừng Trường Sơn khẽ đung đưa chiếc lá, đó là ẩn ý của chàng thi sĩ để nói lên tiếng thao thức của trái tim. Nghĩa nào cũng có ý đẹp, ý hay của nó. Một chiếc lá rất đơn lẻ và mong manh nhưng nhiều chiếc lá lại có thể làm nên bản nhạc của đại ngàn. Và với Hoàng Nhuận Cầm, đôi khi chiếc lá ấy lại có sức gợi đến vô cùng:

(66)

“Vết thương đỏ viên đạn thì sáng chói Chiếc lá xanh kì lạ trút trong đời”

(Phương ấy)

Chiếc lá đã thành biểu tượng cho cuộc sống và cũng là biểu tượng của tuổi trẻ, lá của rừng, lá nguỵ trang, ba lô anh cũng mang màu lá, bộ quân phục, chiếc mũ tai bèo…tất cả đều mang màu xanh của đại ngàn. Đến khi chiếc lá lá ấy rụng xuống cũng có nghĩa là con người tuổi trẻ đã hi sinh, họ đã ra đi giữa tuổi xanh của mình.

Khi khảo sát 75 bài thơ trong 2 tập thơ “Viên xúc xắc mùa thu”“Hò

hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, chúng tôi cũng có một sự tri nhận rằng:

Nếu như “hoa phượng cháy” biểu trưng cho tuổi học trò nên thơ thì chiếc lá giữa rừng Trường Sơn biểu trưng cho tuổi thanh xuân đầy cống hiến. Cả hai nguồn biểu trưng ấy đều là hình ảnh giàu biểu tượng và cũng giàu sức gợi cảm. Với Hoàng Nhuận Cầm, dường như con người cũng là một chiếc lá trong ngàn vạn chiếc lá. Khi về với cuộc đời thường rồi, ông cũng vẫn coi

mình như chiếc lá giữa đại ngàn ấy. Nhưng bây giờ không còn tiếng súng, tiếng bom, chiếc lá ấy về bên tình yêu thương của gia đình.

(67)

“Các con là mầm xanh Các con xoè tay đỡ Cho bố chưa lìa cành”

(Các con là ngọn lửa)

Rời làng quê đi lính và từng có mặt ở khắp bốn phương trời, sống với xã hội, tao ngộ với cuộc đời, chất thơ Hoàng Nhuận Cầm ngồ ngộ, đọc thơ ông, ta thấy nhà thơ tả cái gì, nói cái gì cũng có chiều sâu trí tuệ và dường như thấp thoáng một nỗi đau đời. Nói về gió, nhà thơ không phải chỉ nói về gió mà là bản chất gió cuộc đời, gió xã hội. Viết những câu thơ về những người lính già

"nửa đời Việt Bắc, nửa đời Trường Sơn", những người sinh viên, mang cả

một thời thanh xuân với khát khao mơ ước trên giảng đường Đại học gửi lại nơi đất rừng, dốc núi, túi bom để làm nên một kỳ tích có một không hai trên hành tinh này, một thời võ công oanh liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc.

Thơ Hoàng Nhuận Cầm không có những dây trầm của ưu tư, lo ngại về những mặt phản diện hay những nét khắc khổ của đời sống trong chiến tranh. Cuộc đời luôn được Hoàng Nhuận Cầm nhìn bằng đôi mắt “xanh non”. Cảnh vật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm tươi sáng và luôn luôn vang động những âm thanh xao xuyến của lần gặp gỡ đầu tiên, đôi lúc được phủ trong một khí quyển hư ảo như cổ tích. Bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la được anh viết nhanh chóng, tại trận, câu thơ cuối cùng chấm hết khi tiếng nhạc la đoàn vận tải còn vọng lại phía cuối nẻo rừng. Bài thơ liền một hơi cảm xúc trong một nhạc điệu chơi vơi, lãng đãng rất kỳ ảo, anh bộ đội xắn quần đi trong mưa với bầy la tải đạn qua những con đường ác liệt của chiến tranh mà thơ mộng như trong cổ tích:

(68)

“Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa Bầy la theo rừng già, rừng thưa Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ Còn có tiếng nhạc trên cổ la”

(Anh bộ đội và tiếng nhạc la)

(69)

“Anh đã yêu em, em đã xa rồi Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi Anh nhớ quá mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”

(Chiếc lá đầu tiên)

Thơ tình của Hoàng Nhuận Cầm vừa mang nét trẻ trung, vừa da diết. Quả thực ngoài đời, Hoàng Nhuận Cầm là người đào hoa nhưng lại lận đận trong tình duyên. Có lẽ vì thế mà thơ tình của Cầm hay đến nhói lòng. Những bài thơ như Chiếc lá đầu tiên, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc

xắc mùa thu… đã đốn tim rất nhiều thế hệ học trò.

Rõ ràng là ý nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ chỉ thực vật trong thơ Việt nói chung và trong thơ Hoàng Nhuận Cầm nói riêng là hoàn toàn có lý do. Lý do ấy bắt nguồn từ thực tế khách quan của người Việt Nam.Các ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng cho thấy đặc điểm tư duy ngôn ngữ của người Việt Nam là kiểu “tư duy hình tượng, mang tính cụ thể, hành động - trực quan. Tư duy của người Việt luôn gắn con người với thiên nhiên. Hiểu về bản sắc văn hoá của ngôn ngữ và tư duy của dân tộc cũng là sự tự ý thức dân tộc. Điều đó là cần thiết để chúng ta ngày càng phát triển về mọi mặt.

Tuổi mười sáu tình yêu còn biết bao mơ mộng “trong giàn hoa” tuổi trẻ, vẫn là giấc mơ của con người vừa lớn dậy. Tình yêu ấy dù đến rồi đi nhưng cũng đủ làm hành trang cho con người suốt cuộc đời. Và giọt nước mắt ở toa

tàu cuối là giọt nước mắt dành tặng cho tình yêu tuổi mười sáu. Hoàng Nhuận Cầm đã yêu tuổi mười sáu đong đầy kỉ niệm đó:

(70)

“Anh bất ngờ rơi xuống giữa tay em Màu hoa trắng cuối cùng năm mười sáu”

(Dưới màu hoa rất đỏ)

(71)

“Có ai nhớ mình qua đây

Năm mười sáu ngây thơ tình cúc dại.”

(Nến sắp tắt)

Những mối tình đầu thuở mười sáu thơ ngây, trong trắng như loài hoa đi về trên những trang thơ Hoàng Nhuận Cầm. Tuổi mười sáu thao thức trên những trang thơ với dấu ấn đầy yêu thương trong mối tình đầu không thành nhưng đẹp và thơ. Một lần đến với tình yêu để rồi ra đi như tuổi mười sáu nhưng kỉ niệm về nó thì còn nguyên vẹn đến suốt cuộc đời. Thơ Hoàng Nhuận Cầm không chỉ nhắc đến tuổi mười sáu trong cuộc đời mình mà còn cả trong cuộc đời “em”: Thơ Hoàng Nhuận Cầm thường đề cập đến một cái “Tôi” trữ tình. Cái “Tôi” trữ tình trong thơ thường là chủ thể của sự mô tả hành động, sự kiện; mà đa phần là cái “Tôi” được tri nhận bằng trạng thái tâm lý, tâm trạng, cảm xúc. Đó là cái “tôi” chiêm nghiệm sự đời: chiêm nghiệm tình yêu, chiêm nghiệm trong cuộc sống đời thường.

(72)

“Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi.”

(Chiếc lá đầu tiên)

(73)

“Đó hoa phượng! Ôi! Mười năm hoa phượng

Rơi ngút ngàn trên những hố bom đen.”

Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ, bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la được nhà thơ viết nhanh chóng, tại trận, câu thơ cuối cùng chấm hết khi tiếng nhạc la đoàn vận tải còn vọng lại phía cuối nẻo rừng. Bài thơ liền một hơi cảm xúc trong một nhạc điệu chơi vơi, lãng đãng rất kỳ ảo, anh bộ đội xắn quần đi

trong mưa với bầy la tải đạn qua những con đường ác liệt của chiến tranh mà

thơ mộng như trong cổ tích:

“Những cây nấm nâu màu nâu già Tự dưng thức dậy bên vòm lá

Những bông hoa chửa có tên hoa. Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng”

(Anh bộ đội và tiếng nhạc la)

Hoàng Nhuận Cầm không dùng những nét dữ dội để vẽ cái dữ dội của cuộc chiến. Hiện thực không được thể hiện trực tiếp, trần trụi. Hoàng Nhuận Cầm ưa dùng những nét mềm, những đường vờn rất mảnh để tạo hình tạo dáng cho câu thơ. Thực tế đời sống hơi lùi xa, nhường chỗ cho cảm xúc rung động. Thơ Hoàng Nhuận Cầm nhờ vậy dễ thân với bạn đọc, nhỏ nhẹ, tinh tế chính là sức hấp dẫn đầu tiên của thơ Hoàng Nhuận Cầm. Đọc thơ anh, người ta bắt gặp trước hết là một tâm hồn trước khi nhận ra đầu đuôi sự việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)