Ẩn dụ bản thể về biểu tượng cỏ cháy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 96 - 98)

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, xuất hiện nhiều trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là những sự kiện, sự việc liên quan đến chiến tranh. Đặc điểm nổi bật hơn cả là hình ảnh “cỏ cháy”. Cỏ cháy chính là bài thơ tiêu biểu của Hoàng Nhuận Cầm khi viết về đề tài chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà trong Liên hoan phim Việt Nam – Bông Sen 2011 và Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam – Cánh Diều 2012, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vinh dự nhận giải Biên kịch xuất sắc với kịch bản “Mùi cỏ cháy”. Bộ phim được lấy cảm hứng từ cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và cũng là người bạn tri kỷ thân thiết của ông. Nhưng thực chất Hoàng Nhuận Cầm không hề làm công việc chuyển thể một cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc theo đơn giản, mà “Mùi cỏ cháy” chính là thế hệ của ông

và Nguyễn Văn Thạc. Ngay tiêu đề phim Mùi cỏ cháy cũng được phát triển từ bài thơ Cỏ cháy mà Hoàng Nhuận Cầm viết từ năm 1978:

(108)

“Và cỏ đã cháy đen

Trong đợt bom nối tiếp Anh không có thì giờ để tiếc Cơn lửa ào ào như lốc qua vai.”

(Cỏ cháy)

Đoạn thơ cho ta nhận thấy một cảnh tượng quen thuộc của chiến tranh, bom đạn, khói lửa. Cỏ là biểu tượng cho sức trẻ, theo suốt chân người lính trong những tháng năm trường kì của đất nước:

(109)

“Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.”

(Phương ấy)

Ẩn dụ bản thể: “Thời trai” là vật chứa, “mùi cỏ cháy” là chất liệu vật chứa. Ở đây chất liệu vật chứa chúng tôi cho rằng có một nét đặc biệt, nó không thể sờ được mà chỉ cảm nhận được. Về mặt ẩn dụ cấu trúc, cỏ trong thơ Hoàng Nhuận Cầm được tri nhận là biểu tượng của tình yêu, của những trạng thái cảm xúc và của nỗi niềm cô đơn. Đối với ẩn dụ bản thể này, xét về góc đọc sự vật sự việc, cỏ gắn liền với chiến tranh, cỏ là biểu tượng những đau thương, mất mát (cỏ cháy đen). Bằng những tri nhận đầy tinh tế, ngòi bút của Hoàng Nhuận Cầm đã cắm rễ sâu vào nguồn mạch đời sống, thấu hiểu nhiều điều chứa đầy bí ẩn để hiểu hơn về con người, về cuộc sống, để phản ánh thế giới thực tại có chiều sâu hơn. Và cũng từ đây chúng ta có thể khẳng định rằng, không ai khác, một hồn thơ tha thiết với con người với

cuộc đời đó chính là Hoàng Nhuận Cầm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)