Chúng ta là những tồn tại vật chất, bị giới hạn và chúng ta trải nghiệm phần còn lại của thế giới như là phần bên ngoài chúng ta. Bản thân mỗi con người là một vật chứa với một bề mặt ranh giới và một sự định hướng trong- ngoài. Người ta phóng chiếu sự định hướng trong-ngoài của chính chúng ta lên các vật thể vật chất khác cũng được bao bọc bởi các bề mặt. Do vậy chúng ta cũng nhìn nhận chúng như những vật chứa với phần bên trong và bên ngoài. Nhưng ngay cả những nơi không có các ranh giới vật chất tự nhiên thì cũng được nhìn nhận như xác định một vật chứa, chúng ta áp đặt các ranh giới - đánh dấu lãnh thổ để nó có một phần bên trong và một phần ranh giới bề mặt - hoặc một bức tường, một hàng rào, một ranh giới hay một mặt phẳng trừu tượng. Lãnh thổ là một trong số ít những bản năng cơ bản nhất cả con người. Và việc xác định một lãnh thổ, đặt một ranh giới quanh nó như vậy là một hành vi định lượng.
So với ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể trong thơ Hoàng Nhuận Cầm ít hơn về số lượng do đó, sự phân bố trên các trang thơ cũng thưa thớt hơn. Ẩn dụ bản thể vật chứa, không gian hạn chế với những loại và những cách thể hiện của chúng được chúng tôi trình bày trong những phần dưới đây.
Bảng 3.2. Thống kê ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế trong thơ Hoàng Nhuận Cầm
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Vật chứa là con người, cơ thể con người 37 52,1 Vật chứa là những thực thể trong không gian 35 47,9
Tổng 71 100
Trong 130 ẩn dụ bản thể có tới 71 ẩn dụ bản thể thuộc loại không gian hạn chế, (chiếm 54,6 %). Trong đó chất liệu vật chứa là cơ thể con người gồm ẩn dụ chiếm 28,4 % trong tổng số các ẩn dụ bản thể và chiếm 52,1 % trong số các ẩn dụ bản thể có vật chứa là cơ thể con người).
Vật chứa là những thực thể trong không gian chiếm 55 ẩn dụ, chiếm số lượng lớn trong ẩn dụ không gian hạn chế (42,6 % trong tổng số các ẩn dụ bản thể và chiếm 56,1% trong ẩn dụ bản thể thuộc loại không gian hạn chế).