2020
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Xi măng Vicem Hải Phòng
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh của công ty nhìn chung tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân tuy đều giảm nhẹ qua các năm nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của vốn kinh doanh bình quân nên làm cho vòng quay toàn bộ vốn tăng.
Tỷ suất LNST và LNTT trên VKD nhìn chung đều tăng qua các năm, đạt đỉnh điểm vào năm 2017 đều có tỷ suất bằng 3,28 và giảm nhẹ vào năm 2018 đạt 2,18. Đây là tín hiệu tốt cho thấy công ty đang làm ăn có lãi, với vốn kinh doanh bỏ ra doanh nghiệp đã đạt được LNTT và LNST cao.
Bảng 2.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bình quân Tăng (giảm) bình quân
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.901 1.805 1.668 1.763 2.243 1.876 83,25
2 Vốn kinh doanh bình quân Tỷ đồng 2.648 2.254 2.101 2.026 1.943 2.194,4 -176,25
3 LN trước thuế Tỷ đồng 41,6 73,9 45,7 60,8 43,06 53,012 0,35
4 LNST Tỷ đồng 41.6 73.9 45.7 45.8 33.1 48.02 -2,14
5 Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh Lần 1,39 1,25 1,26 1,15 0,87 1,184 -0,13
6 Hiệu suất sử dụng tổng vốn kinh doanh Lần 0,72 0,8 0,79 0,87 1,15 0,866 0,11
7 Tỷ suất LNTT trên vốn kinh doanh % 1,57 3,28 2,18 3,00 2,22 2,45 0,16
8 Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh % 1,57 3,28 2,18 2,26 1,70 2,198 0,03
9 Số vòng quay vốn kinh doanh Vòng 0,72 0,8 0,79 0,87 1,15 0,866 0,11
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
Việc tổ chức, quản lý và sử sụng vốn lưu động một cách có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo việc huy đọng các nguồn tài trợ và khả năng thanh toans, khắc phục được những rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó, giúp bảo đảm tính anh toàn về mặt tài chính, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó, đánh giá chất lương công tác sử dụng vốn lưu động. Bảng dưới dây phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng:
Qua bảng 2.3, ta thấy:
Hai chỉ tiêu thời gian vòng quay vốn lưu động và số vòng quay vốn lưu động là 02 trong số các chỉ tiêu quan trọng thể hiên tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động của Công ty nhìn chung tăng dần qua các năm, đồng thời, chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay vốn lưu động cũng giảm/tăng tương ứng trong giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2018, số vòng quay vốn lưu động có giảm nhẹ so với năm 2017, giảm 0,1 vòng, tương ứng với 3,95%. Đồng thời, thời gian 1 vòng quay vốn lưu động năm 2018 cũng tăng 6 ngày so với năm 2017, tương ứng 4,2%. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đang có chiều hướng tích cực, việc thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn, việc sử dụng vốn đang đạt hiệu quả cao.
Công tác quản trị HTK đã đạt được những kết quả nhất định. Trong giai đoạn 2016 – 2020, có thể nói, công tác quản trị hang tồn kho năm 2018 gặp
nhiều khó khăn, do vậy, năm 2018, số vòng quay hàng tồn kho thấp nhất tương ướng với 3,46 vòng, thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho năm 2018 cũng dài nhất với 104 ngày. Tuy nhiên, công tác quản trị hàng tồn kho đã được cải thiện đáng kể vào năm 2019 và năm 2020. Số vòng quay HTK đạt đỉnh điểm vào 2020 tương ứng 5,51 vòng, tăng cao so với năm 2019, tăng 1,76 vòng, tương ứng với 46,93%. Cùng với đó, thời gian 1 vòng quay hang tồn kho năm 2020 cũng thấp nhất, chỉ 65 ngày cho 1 vòng quay, giảm 31 ngày so với năm 2019, tương ứng với 32,33%. Số vòng quay hàng tồn kho tăng, thời gian một vòng quay hàng tồn kho giảm, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn, thiể hiện công tác tổ chức quản lý hàng tồn kho tốt, tránh tình trạng ứ dọng vốn của doanh nghiệp. Sự luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy kết quả này để hiệu quả quản lý hàng tồn kho ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh các chỉ tiêu về vốn lưu động và hàng tồn kho, thì các chỉ tiêu về các khoản phải thu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Công tác quản lý thu hồi công nợ trong giai đoạn 2016-2020 của công ty là khá tốt: các khoản phải thu nhìn chung đã giảm qua các năm, khả năng thanh toán của công ty tăng. Từ năm 2016 đến năm 2019, các khoản phải thu bình quân đều giảm. Năm 2017, các khoản phải thu bình quân giảm mạnh, tương ứng với 79,8 tỷ đồng, tương đương 37% so với năm 2016. Năm 2018 và
năm 2019 so với năm trước thì giảm nhẹ hơn. Vì vậy, số vòng quay các khoản phải thu giai đoạn 2016-2019 cũng tăng tương ứng, thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu giai đoạn này cũng giảm dần. Đây là một tín hiệu tốt trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chứng tỏ, doanh nghiệp đã có nhiều chính sách phù hợp trong quản lý và thu hồi công nợ, giúp lượng vốn bị chiếm dụng ít đi, tốc độ thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên, đến năm 2020, các khoản phải thu bình quân tăng đột biến, với mức tăng 62,6 tỷ đồng, tương ứng với 53% so với năm 2019. Số vòng quay các khoản phải thu và thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Điều này, có thể giải thích được là do, năm 2020, dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp Xi măng, và Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng.
Năm 2018, LNST đạt đỉnh điểm 73,9 tỷ, chỉ tiêu tỷ suất LNST trên VLĐ cũng đạt cao nhất với 10,3%. Chỉ tiêu này cho thấy Sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động, cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất LNST trên VLĐ trong giai đoạn này nhìn chung đã có nhiều dấu hiệu tăng, tuy nhiên, sự gia tăng này không đều qua các năm. Doanh nghiệp cần căn cứ vào các chỉ tiêu khác để đưa ra những đánh giá tổng thể, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để nâng cao tỷ suất LNST trên VLĐ.
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Xi măng Vicem HP giai đoạn 2016-2020
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2016
Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bình quân
1 DTT Tỷ đồng 1.901 1.805 1.668 1.763 2.243 1.876
2 VLĐ Sử dụng bình
quân trong kỳ Tỷ đồng 960 714 687 687 680 745,6
3 Chi phí giá vốn Tỷ đồng 1.526 1.484 1.446 1.510 1.985 1.590
4 HTK bình quân Tỷ đồng 347,3 387,1 417,5 402,2 360 382,82
5 Các khoản phải thu
bình quân Tỷ đồng 214,488 134,69 127,335 118,9 181,5 155,38
6 LNST Tỷ đồng 41.6 73.9 45.7 45.8 33.1 48.02
7 Số vòng quay VLĐ
(7) = (1)/(2) Vòng 1,98 2,53 2,43 2,57 3,3 2,562
8
Thời gian 1 vòng quay
VLĐ(8) = 360
ngày/(7)
Ngày 182 142 148 140 109 144,2
9 Số vòng quay HTK
10
Thời gian 1 vòng quay HTK (10) = 360 ngày/(9)
Ngày 82 94 104 96 65 87
11
Số vòng quay các
khoản phải thu
(11)=(1)/(5)
Vòng 8,86 13,40 13,10 14,83 12,36 12,51
12 Kỳ thu tiền bình quân
(12) = 360/(11) Ngày 41 27 27 24 29 30
13 Hiệu suất sử dụng
VLĐ Lần 1,98 2,53 2,43 2,57 3,30 2,562
14 Tỷ suất LNST trên
VLĐ % 4,33 10,3 6,65 6,66 4,86 6,56
Nguồn:Tác giả tính toán dựa trên báo cáo thường niên của Công ty
Biểu đồ 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Xi măng Vicem HP giai đoạn 2016-2020
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Sử dụng vốn cố định có hiệu quả là nhân tố quyết định tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của chính doanh nghiệp, giúp công ty làm tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là rất cần thiết để đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp, từ đó, tìm ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra giải pháp để sử dụng vốn cố định có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem HP giai đoạn 2016-2020 cho thấy:
Giai đoạn 2016 – 2020, nguyên giá tài sản cố định bình quân có tăng giảm nhẹ, điều này chứng tỏ, trong giai đoạn này, công ty chưa cần đầu từ máy móc thiết bị mới. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem HP đang là công ty có hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại nhất trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Trong giai đoạn này, quy mô vốn cố định của doanh
nghiệp cũng liên tục giảm. Năm 2016, vốn cố định bình quân của công ty là 1.688 tỷ đồng. Năm 2017, vốn cố định bình quân của công ty giảm 148 tỷ đồng (tương ứng với 8,77%) so với năm 2016. Năm 2018, vốn cố định bình quân của công ty tiếp tục giảm 126 tỷ đồng (tương ứng với 8,18%) so với năm 2017. Năm 2019, vốn cố định bình quân của công ty giảm 75 tỷ đồng (tương ứng với 5,3%) so với năm 2018. Năm 2020, vốn cố định bình quân của công ty còn 1.263 tỷ đồng, giảm 76 tỷ đồng (tương ứng với 5,68%) so với năm 2019.
Quy mô VCĐ tuy có giảm xuống nhưng kết cấu VCĐ hầu như không thay đổi. Đây là kết cấu vốn hợp lý, phù hợp với đặc thù ngành sẩn xuất xi măng.
Cùng với sự giảm đi của quy mô vốn cố định trong giai đoạn 2016 – 2020, thì hiệu suất sử dụng vốn cố định lại tăng dần hàng năm. Đây là tín hiệu tốt cho thấy công ty đang trên đà phát triển, tận dụng được tối đa nguồn lực của mình. Đây là một một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Cụ thể là, năm 2016, hiệu suất sử dụng vốn cố định chỉ đạt 1,13 lần. Năm 2017, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,05 lần (tương ứng với 4,08%) so với năm 2016. Năm 2018, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,01 lần (tương ứng với 0,64%) so với năm 2017. Năm 2019, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,14 lần (tương ứng với 11,62%) so với năm 2018. Năm 2020, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,46 lần (tương ứng với 34,48%) so với năm 2019.
Tỷ suất LNST trên VCĐ trong giai đoạn 2016 – 2020 vè cơ bản đã tăng và đạt đỉnh điểm vào năm 2017 (2,53%)do LNST tăng mạnh đạt 73,9 tỷ trong khi VCĐ tăng nhẹ so với mức tăng các năm.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm dần qua các năm từ 2016 đến 2018 và tăng trở lại vào năm 2019 và 2020. Có thể giải thích nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nguyên giá tài sản cố định hữu hình bình quân và doanh thu thuần trong kỳ đều giảm nhưng tỷ lệ giảm của doanh thu thuần trong kỳ cao hơn so với tỷ lệ giảm của nguyên giá tài sản cố định bình quân.
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Xi măng Vicem HP giai đoạn 2016-2020
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bình quân
1 Nguyên giá TSCĐ bình quân Tỷ đồng 2938,2 2916,9 2921,9 2963,6 3031 2954,3 2 Khấu hao tích lũy TSCĐ bình quân Tỷ đồng 1250,07 1377,1 1508,2 1625 1767,8 1505,6 3 VCĐ bình quân Tỷ đồng 1688 1540 1414 1339 1263 1448,8 4 DTT Tỷ đồng 1.901 1.805 1.668 1.763 2.243 1.515,3 5 LNST Tỷ đồng 41.6 73.9 45.7 45.8 33.1 48.02 6 Hiệu suất sử dụng VCĐ (6) = (4)/(3) Lần 1,1261 1,1722 1,1799 1,317 1,7756 1,31416
7 Suất tiêu hao
VCĐ % 88,8 85,31 84,75 75,93 56,32 78,2 8 Tỷ suất LNST trên VCĐ (8) = (5)/(3) % 2,46 4,8 3,23 3,42 2,62 3,306
9 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (9)=(4)/(1) Lần 0,647 0,6188 0,5709 0,5949 0,74 0,5947 10 Hệ số hao mòn TSCĐ (10) = (2)/(1) Lần 42,55 47,21 51,62 54,83 58,32 50,906 11 Tỷ suất LNST trên TSCĐ (11) = (5)/(1) % 1,42 2,53 1,56 1,55 1,09 1,63
(Nguồn:Tác giả tính toán dựa trên báo cáo thường niên của Công ty)
Biểu đồ 2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Xi măng Vicem HP giai đoạn 2016-2020