Nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại CT TNHH xi măng VICEM Hải Phòng (Trang 75 - 77)

2020

3.3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm cũng tăng lên rõ rệt. Để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu xây dựng của khách hàng, điều này đòi hỏi các công ty sản xuất xi măng phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Công ty xi măng Hải Phòng hiện nay đang áp dụng quy trình sản xuất theo phương pháp khô, vừa đảm bảo về chất lượng sản phẩm và vấn đề bảo

vệ môi trường. Với mong muốn duy trì niềm tin trong lòng khách hàng và tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường, vì vậy, công ty phải chú trọng ngay từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ kết dính tốt, bền vững…

Công ty vẫn đang nỗ lực hoàn thiện và nâng cao dây chuyền công nghệ, cụ thể:

Về sản xuất, Công ty cần đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu cho ngành Xi măng, qua đó nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường, tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Để đạt được mục tiêu này, tôi xin đưa ra một số nhóm giải pháp sau: +Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tăng số ngày chạy lò lên 325 - 330 ngày/năm, giảm thời gian dừng lò để sửa chữa nhằm đạt và vượt công suất thiết kế. Với những thành tựu khoa học công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả rõ nét.

+ Nâng cao chất lượng và mác xi măng, sản xuất clinker chất lượng cao PC50, PC60, tăng tỷ lệ pha phụ gia puzolan, tro xỉ nhiệt điện, xỉ hạt lò cao để giảm tỷ lệ clinker, giảm lượng khí thải CO2, SO2. Giải pháp này không những góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, qua đó còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

+ Triển khai việc xây dựng các trạm sử dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện và giảm lượng phát thải ô nhiễm môi trường.

Về tiêu thụ, tiến hành cải cách hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng; cần nghiên cứu tính toán giá bán hợp lý, tạo điều kiện cho các trạm nghiền phía Nam có thể mua clinker từ phía Bắc vào thay thế cho việc nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, qua đó, góp phần giảm đáng kể chi phí mua nguyên liệu.

Về vận chuyển, hiện nay chi phí vận chuyển clinker, xi măng từ miền Bắc vào miền Nam còn khá cao và có giá rất khác nhau giữa các Công ty cho nên, các đơn vị cần nghiên cứu phương án vận tải clinker một cách hợp lý, xi

măng từ Bắc vào Nam để giảm chi phí giá thành.

Với những lợi thế sẵn có của mình, như: dây chuyền công nghệ hiện đại mới đi vào hoạt động được vài năm, vị trí địa lí thuận lợi gần nguồn nguyên liệu đá vôi tốt nhất cả nước….có thể khẳng định chất lượng sản phảm của công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại CT TNHH xi măng VICEM Hải Phòng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)