2020
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại Nguyên nhân
Cùng với những kết quả đã đạt được ở trên, công ty vẫn còn gặp một số những hạn chế, cụ thể như sau:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đi, trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng lên. Điều đó đã chứng tỏ, khả năng tiêu thụ hàng
hoá của công ty không tốt, khiến LNST của công ty cũng giảm. Có thể thấy, đây là một tín hiệu xấu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công tác quản trị vốn bằng tiền chưa được quan tâm đúng mức khiến rủi ro trong thanh toán vẫn còn ở mức cao. Các hệ số thanh toán tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn khá thấp. Xu hướng biến động tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chưa hợp lý, gây ra nhiều rủi ro cho công ty.
- Tình hình tài trợ của công ty còn chưa đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, vẫn còn một bộ phận vốn ngắn hạn tài trợ cho một bộ phận tài sản dài hạn. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty khi thanh toán, gây nguy cơ rủi ro tài chính cao, mất khả năng tự chủ về mặt tài chính và giảm uy tín của công ty nếu không thanh toán được nợ đúng hạn.
- Tuy các khoản phải thu giảm song chủ yếu là giảm ở bộ phận trả trước cho người bán, còn bộ phận phải thu khách hàng vẫn tăng, tốc độ tăng này là khá cao làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn. Trong khi đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn có sự biến động qua các năm. Điều này cho thấy, chính sách tín dụng chưa phát huy tác dụng, chưa nâng cao được khả năng tiêu thụ và không mở rộng được thị trường.
- Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với toàn bộ tài sản cố định. Tuy nhiên, công ty có nhiều loại tài sản khác nhau, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn và thời gian khấu hao lâu dài, hay tài sản cố định vô hình, có giá trị tuy không lớn nhưng lại dễ bị hao mòn vô hình làm mất giá trị.
- Công tác quản lí hàng tồn kho năm sau là tốt hơn năm trước song giá trị và tỷ trọng hàng tồn kho vẫn còn quá lớn. Công tác dự báo biến động giá cả yếu tố đầu vào không chính xác dẫn tới tình trạng ứ động hàng tồn kho không hợp lí, tăng các chi phí lưu kho, chi phí bờ bãi…
- Công tác xử lý tài sản cố định hư hỏng để giải phóng vốn đầu tư vẫn còn chậm. Công ty cần nhanh chóng xử lý số tài sản cố định trên để công ty tránh được việc ứ đọng vốn đồng thời làm tăng vòng quay vốn cố định.
- Hạn mức các khoản phải thu dành cho các nhà phân phối mà công ty đưa ra cho một số nhà phân phối là khá cao. Vì thế làm cho vốn của công ty sẽ bị ứ đọng trong khâu tiêu thụ.
- LNST của công ty tuy có được cải thiện nhưng vẫn tiếp tục âm, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả, nguồn vốn chưa được sử dụng có hiệu quả.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đi, trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng lên. Điều này chứng tỏ, khả năng tiêu thụ hàng hoá của công ty không tốt, khiến LNST của công ty cũng giảm. Có thể nói, đây là một tín hiệu xấu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công tác quản trị vốn bằng tiền chưa được quan tâm đúng mức khiến rủi ro trong thanh toán vẫn còn ở mức cao. Các hệ số thanh toán tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn khá thấp. Xu hướng biến động tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chưa hợp lý, gây ra nhiều rủi ro cho công ty.
- Tuy các khoản phải thu giảm song chủ yếu là giảm ở bộ phận trả trước cho người bán, còn bộ phận phải thu khách hàng vẫn tăng trên 60%, tốc độ tăng này là khá cao làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn. Trong khi đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm đi. Điều này cho thấy, chính sách tín dụng của công ty chưa phát huy tác dụng, không mở rộng được thị trường và chưa nâng cao được khả năng tiêu thụ.
- Tình hình tài trợ của công ty còn chưa đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, vẫn còn một bộ phận vốn ngắn hạn tài trợ cho một bộ phận tài sản
dài hạn. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty khi thanh toán, gây nguy cơ rủi ro tài chính cao, mất khả năng tự chủ về mặt tài chính và giảm uy tín của công ty nếu không thanh toán được nợ đúng hạn.
- Hạn mức các khoản phải thu dành cho các nhà phân phối mà công ty đưa ra cho một số nhà phân phối là khá cao. Như vậy làm cho vốn của công ty sẽ bị ứ đọng trong khâu tiêu thụ. Để tăng được vòng quay vốn lưu động của mình công ty XMHP có thể giảm hạn mức này xuống thấp hơn cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay.
- Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với toàn bộ TSCĐ. Tuy nhiên, công ty có nhiều loại tài sản khác nhau, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn và thời gian khấu hao lâu dài, hay tài sản cố định vô hình, có giá trị tuy không lớn nhưng lại dễ bị hao mòn vô hình làm mất giá trị. Mỗi loại có đặc tính sử dụng khác nhau nên việc áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng sẽ không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sản, dễ gây mất vốn cố định.
- Công tác xử lý TSCĐ hư hỏng để giải phóng vốn đầu tư vẫn còn chậm. Công ty cần nhanh chóng xử lý số TSCĐ trên để công ty tránh được việc ứ đọng vốn đồng thời làm tăng vòng quay vốn cố định.
Từ những thực tế trên, Công ty cần phải nhìn nhận và đánh giá lại tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở thời điểm hiện tại, tìm ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế tồn tại, từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỒN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG VICEM
HẢI PHÒNG