4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.3. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địatrên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua có chiều hướng gia tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không cao. Giai đoạn 2001- 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm về diện tích 8,1% năm, giai đoạn 2010-2013 đạt 8,6% năm và toàn giai đoạn 2001-2013 đạt 8% năm. Năm 2001 đạt khoảng 1.026 ha (trong đó: 602 ha nuôi nước mặn, lợ và nuôi nước ngọt 424 ha), đến năm 2013 tăng lên khoảng 2.115 ha (nuôi mặn, lợ 775 ha, nuôi nước ngọt 1340 ha) [25]
Đối với nuôi mặn lợ (Nuôi trên đất cát): Quảng Ngãi là tỉnh được coi một trong những địa phương đi đầu nuôi tôm trên cát từ năm 2000. Tuy nhiên, diện tích nuôi đến năm 2002 toàn tỉnh đã mở rộng khoảng 45 ha, đến năm 2013 đạt 217 ha, giai đoạn năm 2010 - 2013 tốc độ tăng bình quân 11,5%. Nuôi bãi triều ven sông: Loại hình nuôi vùng triều tập trung ở hầu hết các huyện ven biển. Năm 2001 chỉ có 602 ha, đến năm 2013 giảm xuống còn 558 ha, tốc độ giảm 0,8%/năm.[25]
Bảng 1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản theo loại hình và đối tượng.
TT Loại hình nuôi
Diễn biến diện tích nuôi (ha)
Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm) Năm 2001 Năm 2005 Năm 2013 Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2013 Giai đoạn 2001-2013 1 Theo loại hình 1.026 1.403 2.044 8,1 8,6 8,4 1.1 Nuôi mặn, lợ 602 730 848 4,9 1,2 2,8
Nuôi cát ven biển - 126 290 11,5 11,5
Nuôi vùng triều 602 604 558 0,1 (1,6) (0,8)
1.2 Nuôi ngọt 424 673 1.196 12,2 14,8 13,6
Ao hồ nhỏ 106 141 279 7,4 14,6 11,4
Mặt nước lớn 318 532 917 13,7 14,8 14,3
2 Theo đối tượng 1.026 1.403 2.115 8,1 8,6 8,4
2.1 Nước mặn, lợ 602 730 775 4,9 1,2 2,8 Tôm sú 602 540 13 (2,7) (52,5) (34,7 Tôm chân trắng - 190 740 31,2 31,2 Cua và các nước lợ - - 22 2.2 Nước ngọt 424 673 1.340 12,2 14,8 13,6 Cá truyền thống 424 671 1.330 12,1 14,7 13,5 Rô phi - 2 10 32,0 32,0 (Nguồn: [25])
Nuôi tôm chân trắng được bắt đầu từ năm 2002 với diện tích nuôi khoảng 36 ha, nhưng đến năm 2013 tăng lên 740 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm 31,2%/năm (giai đoạn 2006 - 2013). Trong năm 2013, có 217 ha nuôi trên đất cát và còn lại được huyển đổi từ diện tích đất nuôi tôm sú bãi triều ven sông.
Nuôi tôm sú: tổng diện tích thả nuôi tôm sú có xu hướng giảm dần. Năm 2001, toàn tỉnh có 602 ha, những đến năm 2013 giảm xuống còn 13 ha (chủ yếu ở huyện Sơn Tịnh), đưa tốc độ tăng trưởng bình quân năm giảm 34,7%/năm (toàn giai đoạn 2001 - 2013). Diện tích nuôi tôm sú thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây, nguyên nhân là do một phần diện tích chuyển sang nuôi tôm chân trắng, một số ít diện tích bị giải phóng mặt bằng do phát triển Khu kinh tế Dung Quất, một số diện tích chuyển sang làm muối (30 ha) và hơn 100 ha hồ bị ô nhiễm, thường xuyên xảy ra dịch bệnh, bị thua lỗ nên năm 2013 không thả nuôi.
Nuôi hải sản khác: Chủ yếu cả chẽm và cua xanh với diện tích thả nuôi năm 2013 khoảng 22 ha (Bình Sơn 13 ha và Sơn Tịnh 9 ha). Diện tích nuôi chủ yếu trên từ các ao hồ nuôi tôm sú bị bỏ trống và được tận dụng để nuôi cá chẽm, cua xanh.[25]
Nguyên nhân của việc giảm diện tích nuôi tôm sú trong những năm qua chủ yếu do nhiều hộ dân đã chuyển đổi một phần diện tích từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng. Xu hướng này, cùng chung với xu thế chung của thế giới, cũng như ở nhiều địa phương trong nước. Thực tế việc nuôi tôm chân trắng thời gian ngắn hơn so với nuôi tôm sú, năng suất nuôi tôm chân trắng cao hơn nhiều lần so với nuôi tôm sú. Mặt khác, hiện nay nuôi tôm sú đã có dấu hiệu dịch bệnh với quy mô lớn, diễn biến ngày càng phức tạp; dẫn đến hiệu quả nuôi tôm sú không cao, đây là một trong những lý do chính của việc chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng ở nhiều địa phương của tỉnh.
Đối với nuôi nước ngọt: Nuôi hồ chứa chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh và thu hoạch theo hình thức “đánh tỉa, thả bù”. Thủy sản nước ngọt chủ yếu được nuôi với quy mô nhỏ lẻ, không tập trung, chủ yếu nuôi ở các hộ gia đình để cải thiện bữa ăn và cung cấp nguồn thực phẩm cho địa phương, hiệu quả kinh tế không cao. Đối tượng nuôi chủ yếu cá lóc, cá trắm cỏ, cá mè, cá chép, cá trôi, cá rô phi, ếch, cá bống tượng, ba ba và cá chình.
Bảng 1.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có theo địa phương năm 2013 STT Địa phương Nuôi mặn, lợ (ha) Nuôi nước ngọt (ha) Tổng cộng Tổng Trên cát Vùng triều Tổng Ao hồ nhỏ Mặt nước lớn 1 Bình Sơn 143 143 82 8 74 225 2 Sơn Tịnh 178 1 177 52 2 50 230 3 Thành phố 4 Tư Nghĩa 170 5 165 39 23 16 209 5 Mộ Đức 184 174 10 24 10 14 208 6 Đức Phổ 173 110 63 552 29 523 725 7 Ba Tơ 366 144 222 366 8 Minh Long 21 13 8 21 9 Nghĩa Hành 19 9 10 19 10 Sơn Tây 3 3 3 11 Sơn Hà 9 9 9 12 Trà Bồng 24 24 24 13 Tây Trà 6 6 6 14 Lý Sơn Tổng 848 290 558 1.196 279 917 2.044 (Nguồn: [25]) Nuôi ao hồ nhỏ: phân bố rải rác ở các huyện, diện tích nhỏ và manh mún. Năm 2001 có khoảng 106 ha nuôi ao hồ nhỏ, đến năm 2013 tăng lên 279 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm 13,6%/năm (cho toàn giai đoạn 2001 – 2013).
Nuôi mặt nước lớn: đối với nuôi mặt nước lớn năm 2001 có khoảng 318 ha, đến năm 2013 đạt 1.061 ha, đạt tốc độ tăng 14,3%/năm và chủ yếu nuôi ở các hồ chứa thủy lợi.
* Sản lượng NTTS: Tốc độ tăng trưởng sản lượng NTTS giai đoạn năm 2001 - 2005 đạt bình quân năm 29,4%/năm, giai đoạn năm 2006 - 2013 đạt 18,9%/năm, đưa tốc độ tăng toàn giai đoạn 21,2%/năm và tăng trưởng cao gần 3 lần so với tốc độ tăng diện tích nuôi (8,4%/năm).
Bảng 1.4. Diễn biến sản lượng nuôi theo đối tượng
TT Loại hình nuôi
Sản lượng nuôi (tấn)
Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm) Năm 2001 Năm 2005 Năm 2013 Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2013 Giai đoạn 2001-2013 1 Nuôi mặn, lợ 1.000 3.005 5.749 31,7 13,9 21,5 Tôm sú 1.000 450 10 18,1 53,3 40,1 Tôm chân trắng 2.555 5.707 17,4 17,4 Cua và các nước lợ 32 2 Nuôi Nước ngọt 236 463 1.200 18,3 21,0 19,8 Cá truyền thống 236 463 1.185 18,3 20,7 19,6 Rô phi 15 106,4 106,4 Đặc sản Tổng cộng 1.236 3.468 6.949 29,4 14,9 21,2
Tổng sản lượng thủy sản nuôi tăng từ 1.236 tấn năm 2001 lên đến 6.946 tấn năm 2013. Trong tổng sản lượng thủy sản nuôi năm 2013, có khoảng 10 tấn tôm sú, 5.707 tấn tôm chân trắng và 32 tấn hải sản khác; khoảng 1.200 tấn cá nước ngọt [25].
* Năng suất NTTS: Nhìn chung, năng suất NTTS ở Quảng Ngãi có chiều hướng tăng theo thời gian (trừ tôm sú). Tốc độ tăng năng suất đối với tôm chân trắng nuôi cùng triều ven sông/đầm phá tăng 3,3%/năm và vùng cát 10,24%/năm. Đối với tôm sú năng suất nuôi có chiều hướng giảm bình quân 8,19%/năm; đối với nuôi thủy sản nước ngọt răng bình quân 5,49/năm.
Đến năm 2013, đạt năng suất bình quân đối với tôm sú 0,77 tấn/ha, tôm chân trắng vùng triều 6,0 tấn/ha và cùng cát 14,0 tấn/ha. Đối với các đối tượng thủy sản nước ngọt đạt bình quân 0,9 tấn/ha. [25]
So sánh với khu vực Nam Trung Bộ, Quảng Ngãi đạt năng suất tôm nuôi rất cao. Năng suất tôm sú ở Quảng Ngãi 0,77 tấn/ha, trong khi đó Đà Nẵng đạt 0,22 tấn/ha, Quảng Nam 0,36 tấn/ha, Bình Định 0,16 tấn/ha, Phú Yên 0,56 tấn/ha, Khánh Hòa 0,44 tấn/ha, Ninh Thuận 0,71 tấn/ha, Bình Thuận 0,4 tấn/ha. Đối với nuôi tôm chân trắng Quảng Ngãi đứng thứ 2 trong vùng và đạt bình quân 7,59 tấn/ha, trong khi đó Bình Thuận 13,73 tấn/ha và Đà Nẵng chỉ đạt bình quân 1,11 tấn/ha, Quảng Nam 3,83 tấn/ha, Bình Định 5,43 tấn/ha, Phú Yên 3,36 tấn/ha, Khánh Hòa 2,01 tấn/ha, Ninh Thuận 5,67 tấn/ha [25].
Bảng 1.3. Diễn biến năng suất nuôi tôm thủy sản giai đoạn 2001 – 2013
ĐVT: tấn/ha/năm
Năm Tôm sú Tôm chân trắng Thủy sản nước ngọt Trên cát Vùng triều 2001 1,66 0,56 2002 1,60 0,34 2003 1,14 0,46 2004 0,89 7,80 0,83 2005 0,83 10,60 5,10 0,69 2006 0,56 14,70 6,50 0,56 2007 1,39 16,70 6,00 0,80 2011 1,12 16,90 7,50 0,80 2012 0,85 17,00 6,00 0,83 2013 0,77 14,00 6,00 0,90 Tốc độ tăng (%/năm) -8,19 10,24 3,30 5,49
So sánh năng suất nuôi tôm với toàn quốc, Quảng Ngãi đạt năng suất luôn cao hơn nhiều. Riêng năm 2013 toàn quốc đạt năng suất nuôi tôm sú 0,26 tấn/ha, trong khi đó Quảng Ngãi đạt 0,77 tấn/ha; tôm chân trắng toàn quốc đạt 3,48 tấn/ha và Quảng Ngãi đạt 7,59 tấn/ha.
Với thực tế trên Quảng Ngãi trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển nuôi tôm, đầu tư khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi tôm.
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU
- Thấy được thực trạng quản lý, sử dụng đất NTTS tại huyện Mộ Đức.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất NTTS tại huyện Mộ Đức.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tích cực đã đạt được trong thời gian qua và khắc phục những tồn tại hạn chế nhằm quản lý đất đai chặt chẽ, đúng pháp luật và phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường trong NTTS.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Do đặc điểm quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu các nội dung:
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng SDĐ cũng như quá trình SDĐ liên quan và có ảnh hưởng đến NTTS của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Khái quát về thực trạng phát triển NTTS và quản lý, sử dụng đất NTTS tại huyện Mộ Đức
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất NTTS và phân tích chính xác, cụ thể những mặt tích cực và hạn chế tồn tại, những cơ hội, thách thức trong NTTS
- Đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý nhà nước và đối tượng SDĐ thực hiện đúng qui định và hiệu quả hơn
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
*. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và Văn phòng Đăng ký đất đai, chi nhánh huyện Mộ Đức: Điều tra các thông tin, số liệu về quá trình SDĐ; qui hoạch, kế hoạch SDĐ; tình hình thu hồi đất khi thực hiện các dự án NTTS; công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ; xử lý vi phạm pháp luật đất đai; biến động diện tích đất đai có liên quan đến quản lý SDĐ nói chung và đất NTTS nói riêng; các văn bản liên quan đến chính sách quản lý SDĐ, phát triển NTTS của Chính Phủ, các Bộ và của tỉnh, huyện.
- Điều tra, thu thập thông tin tại các ngành của huyện: Nông nghiệp&PTNT; Tài chính – Kế hoạch; Chi cục thống kê huyện: Số liệu sản suất nông nghiệp;số liệu về NTTS; số liệu điều tra về tình hình phát triển KT-XH của huyện; báo cáo
niên giám thông kê; kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp tiền thuê đất)...
- Điều tra, thu thập thông tin tại UBND các xã, thị trấn có đất nuôi trồng thủy sản: Các thông tin, số liệu về các đối tượng SDĐ, số lượng tổ chức, hộ gia đình các nhân, tình hình lao động, việc làm, môi trường có liên quan đến NTTS...
*. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thu thập các thông tin chưa được thống kê báo cáo và ngoài thực địa về toàn bộ các nội dung liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất NTTS để làm cơ sở để điều tra, thu thập bổ sung dữ liệu, đối soát số liệu đã có tại quá trình thu thập số liệu thứ cấp.
- Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất NTTS, chọn 15 hộ gia đình, cá nhân ở xã Đức Thắng và 2 dự án là: Dự án Nuôi tôm trên cát của Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng, tại xã Đức Chánh và Dự án nuôi tôm công nghiệp của Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quảng Ngãi tại xã Đức Minh. Từ đó tìm hiểu về diện tích đất đai, tình hình sản xuất, hiệu quả sản xuất và những ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của người trực tiếp sản xuất, về thu nhập… Qua đó, phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi về thu nhập, mức sống, nhận thức của người dân đối với việc NTTS.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra từ đó tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thông tin liên quan đến đề tài, thống kê và xử lý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu.
- Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập. - Phân tích thống kê mô tả.
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có nguồn dữ liệu đồng bộ, thứ tự tránh được việc dư thừa hay thiếu sót dữ liệu đầu vào.
2.3.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Thực trạng phân bổ, sử dụng đất NTTS và các vấn đề có liên quan được minh họa bổ sung dưới dạng bản đồ nhằm hỗ trợ đánh giá trực quan.
2.3.4. Phương pháp đánh giá
2.3.4.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cở sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của người SDĐ. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa nó giúp cho người dân nhận
biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Diện tích NTTS: Toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi trồng, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của người nuôi trồng và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.
- Sản lượng NTTS (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm)
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm NTTS được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm)
GO = Qi*Pi (i=1,2….,n)
Qi số lượng sản phẩm loại I; Pi giá bán sản phẩm loại i
• Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người suất.
VA = GO – IC
GO là giá trị sản xuất
IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Năng suất (N): N = Q/S
Trong đó: N là năng suất ; Q là sản lượng ; S là diện tích
Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích
- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (VA/IC): phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ.
2.3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Đây là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng như: lao động tham gia vào trang trại, thu nhập, hạ tầng thiết yếu… Ngoài ra đánh giá hiệu quả xã hội còn