4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.3.2. Hiệu quả về kinh tế
Hiệu quả kinh tế trong SDĐ là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất NTTS. Để đánh giá hiệu quả SDĐ của các dự án NTTS trên địa bàn huyện Mộ Đức, chúng tôi đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu giá trị nuôi trồng (doanh thu) trên đơn vị/ha, lợi nhuận/ha và giá trị thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai dựa trên số liệu thu thập từ cá nhân, tổ chức SDĐ.
3.3.2.1. Hiệu quả giá trị nuôi trồng thủy sản (doanh thu)
Bảng 3.16. Giá trị nuôi trồng thủy sản (doanh thu) giai đoạn 2009-2013
Năm
Công ty SXTMDV Quảng Ngãi
Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng Hộ gia đình, cá nhân (15 hộ) Giá trị (tỷ đồng) DT (ha) Hiệu quả SDĐ (tỷ đồng/ha) Doanh thu (tỷ đồng) DT (ha) Hiệu quả SDĐ (tỷ đồng/ha) Doanh thu (tỷ đồng) DT (ha) Hiệu quả SDĐ (tỷ đồng/ha) 2009 8,64 18 0,48 7,0 14 0,50 3,13 4,83 0,65 2010 11,96 23 0,52 7,0 14 0,50 2,80 4,83 0,58 2011 12,88 23 0,56 6,72 14 0,48 2,65 4,83 0,55 2012 5,52 23 0,24 3,9 14 0,28 1,20 4,83 0,25 2013 4,95 15 0,33 1,8 6 0,30 0,90 3,0 0,30 Qua số liệu tại Bảng 3.16 cho thấy: Giá trị sản xuất trong NTTS dao động rõ rệt qua các năm đối với từng dự án. Công ty SXTMDV Quảng Ngãi trong năm 2009 với diện tích 1ha đất, Công ty thu về được 480 triệu đồng, đến năm 2010 thì 1ha đất thu về được 520 triệu đồng, tăng 8,3% so với năm 2009 và năm 2011 tiếp tục tăng lên 560 triệu đồng tăng 7,7% so với năm 2010. Đến năm 2012, do ảnh hưởng của các điều kiện về tự nhiên, môi trường, tình hình NTTS trên địa bàn huyện dịch bệnh xảy ra liên tục nên hiệu quả SDĐ giảm so với các năm trước đó, khi 1ha đất bình quân chỉ thu về được 240 triệu đồng, giảm 57,3% so với năm 2011. Năm 2013 tình hình dịch bệnh trong NTTS được hạn chế, giá trị nuôi trồng được tăng lên 330 triệu đồng/1 ha, tăng 37,5% so với năm 2012.
Giá trị sản xuất nuôi trồng (doanh thu) của Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng thể hiện tại Bảng 3.16 cho thấy: Giá trị sản xuất nuôi trồng từ năm 2009 đến 2010 giá trị sản xuất ổn định, trong hai năm với diện tích 1ha đất, Công ty đầu tư Thái Phát Hưng thu về được 500 triệu. Giá trị sản xuất giảm dần vào năm 2011 còn 480 triệu đồng. Đến năm 2012, do tình hình chung trên địa bàn huyện nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nên sản lượng nuôi trồng đều sụt giảm mạnh kéo theo năng suất và sản lượng giảm mạnh so với năm 2011 khi 1ha đất chỉ thu về được 280 triệu đồng, giảm 41,7% và năm 2013 tình hình dịch bệnh trong NTTS được hạn chế, giá trị nuôi trồng tăng lên 300 triệu đồng/1 ha, tăng 7,1% so với năm 2012, nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2009 là 200 triệu đồng/1ha.
Đối với hộ gia đình cá nhân qua điều tra số liệu tại Bảng 3.16 cho thấy: Giá trị sản xuất nuôi trồng (doanh thu) đối với hộ gia đình, cá nhân giảm dần từ năm 2009 đến năm 2012. Năm 2009, trung bình 01 ha đất thu được 650 triệu đồng. Đến năm 2010 giá trị sản xuất nuôi trồng (doanh thu) giảm dẫn đến hiệu quả SDĐ năm 2010 thu được 580 triệu đồng/ha giảm 10,8% so với năm 2009 và năm 2011 giá trị nuôi trồng tiếp tục giảm 15,4% so với năm 2009 và chỉ thu về cứ 01 ha đất thu được 550 triệu đồng. Đến năm 2012, khó khăn do dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm cho năng suất và sản lượng giảm mạnh so với năm 2011 khi 1ha đất chỉ thu về được 250 triệu đồng, giảm 55,5% và năm 2013 tình hình NTTS năng suất vẩn lượng có tăng nhưng không đáng kể, tăng lên 300 triệu đồng/1 ha, tăng 20% so với năm 2012.
Nhận xét chung: Qua khảo sát thực tế tại vị trí dự án và kết quả phân tích trên cho thấy giá trị sản xuất nuôi trồng không giống nhau và giá trị cao nhất vào năm 2009, 2010 và có xu hướng giảm dần và thấp nhất vào năm 2012. Năm 2013, giá trị có tăng nhưng không đáng kể tăng cao nhất là Công ty SXTMDV Quảng Ngãi là 37,5%, tăng ít nhất là Công ty đầu tư Thái Phát Hưng 7,1%. Do tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ở vùng NTTS chưa được đánh giá và kiểm soát.
3.3.2.2. Lợi nhuận của dự án trên đơn vị diện tích
Bảng 3.17. Lợi nhuận của các dự án giai đoạn 2009 - 2013
Năm
Khu nuôi tôm Công ty TMDV Quảng Ngãi
Công ty đầu tư Thái Phát Hưng Hộ gia đình, cá nhân (15 hộ) Lợi nhuận (tỷ đồng) DT (ha) Hiệu quả SDĐ (tỷ đồng/ha) Lợi nhuận (tỷ đồng) DT (ha) Hiệu quả SDĐ (tỷ đồng/ha) Lợi nhuận (tỷ đồng/ha) DT (ha) Hiệu quả SDĐ (tỷ đồng/ha) 2009 4,32 18 0,24 3,64 14 0,26 1,8 4,83 0,37 2010 5,38 23 0,23 3,50 14 0,25 1,4 4,83 0,28 2011 5,15 23 0,22 3,02 14 0,21 1,32 4,83 0,27 2012 - 0,46 23 - 0,02 0,28 14 0,02 - 0,15 4,83 -0,03 2013 1,35 15 0,09 0,48 6 0,08 0,12 3,0 0,04 Qua bảng 3.17 về lợi nhuận của các dự án cho thấy có sự chênh lệch về lợi nhuận trên đơn vị ha đất đối với các dự án.
Công ty SXTMDV Quảng Ngãi, năm 2009, với 1ha đất thu về được 240 triệu đồng với diện tích 18 ha, tổng lợi nhuận của năm là 4,32 tỷ đồng. Đến năm 2010 lợi nhuận có giảm nhưng không đáng kể vẫn duy trì ở mức cao là 230 triệu đồng/1ha và
sản lượng giảm đáng kể đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, năm 2012 Công ty đã bị thua lổ 20 triệu đồng/1ha, với diện tích 23 ha thì công ty đã lổ 460 triệu đồng, do tăng đầu tư vào phòng trừ dịch bệnh và cải tạo môi trường. Nguyên nhân năm 2012 nuôi trồng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều diện tích của dự án không lãi, năm 3013 Công ty đã giảm qui mô về diện tích còn 15 ha, tuy nhiên năm 2013 tình hình dịch bệnh có giảm nhưng năng suất cũng như sản lượng vẫn thấp, lãi không nhiều ở mức 90 triệu đồng/1ha.
Đối với Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng, qua bảng 3.17 cho thấy: Sự giảm dần về giá trị sản xuất nuôi trồng kéo theo sự tụt giảm về lợi nhuận trong quá trình sản xuất nuôi trồng. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2011, lợi nhuận có giảm liên tục nhưng vẫn còn lãi ở mức cao, năm 2009 lợi nhuận đạt 260 triệu đồng/ha, năm 2010 lợi nhuận đạt 250 triệu đồng và tiếp tục giảm còn lãi 210 triệu đồng/ha, đến năm 2012, năng suất và sản lượng giảm mạnh do môi trường, thời tiết, dịch bệnh nói chung đối với dự án lợi nhuận giảm rất thấp còn lãi 20 triệu đồng/1ha và năm 2013 giảm qui mô nuôi trồng còn 6ha, do năm 2012 nhiều diện tích bị dịch bệnh xảy ra thường xuyên, nhưng lợi nhuận lại tăng nhẹ vào năm 2013 với mức 80 triệu đồng/1ha.
Đối với 15 hộ gia đình, cá nhân thì qua điều tra qua Bảng 3.17 chúng ta thấy lợi nhuận năm 2009 lãi rất cao so với Công ty TMDV Quảng Ngãi và Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng là lãi 370 triệu đồng/1ha, giảm xuống 270 triệu đồng/1ha vào năm 2011 và cũng như tình hình chung của huyện năm 2012 các hộ gia đình, cá nhân nhiều diện tích nuôi trồng bị thua lổ do dịch bệnh xảy ra liên tục, nhiều diện tích bị mất trắng không tiếp tục sản xuất do yếu tố dịch bệnh, môi trường…, do đó năm 2012 bình quân diện tích 1ha bị thua lổ 20 triệu đồng. Năm 2013 đối với các hộ gia đình, cá nhân đối với 15 hộ điều tra, qui mô sản xuất còn 3 ha, lợi nhuận có tăng nhưng không nhiều 40 triệu đồng/1ha.
* Nhận xét chung: Lợi nhuận là yếu tố quan trọng đến hiệu quả SDĐ và là vấn đề đáng quan tâm nhất. Lợi nhuận tăng, giảm trên cơ sở giá trị sản xuất tăng hoặc giảm và sử dụng hợp lý các yếu tố chi phí. Qua phân tích kết quả nêu trên cho thấy hoạt động sản xuất NTTS trên đơn vị 1ha mặc dù có biến động giảm nhưng ở mức cao từ những năm 2009-2011 bình quân 1ha đất lợi nhuận 258 triệu đồng/1ha. Riêng năm 2012 chỉ có Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng có lãi nhưng rất ít 20 triệu đồng/1ha, còn lại Công ty SXTMDV Quảng Ngãi và 15 hộ gia đình, cá nhân NTTS bị thua lổ từ 20 đến 30 triệu đồng/ha và năm 2013 sản xuất nuôi trồng các dự án đều có lãi nhưng ở mức thấp bình quân 70 triệu đồng/1ha.
Tuy nhiên, từ bảng 3.17 cho thấy: Nếu so sánh hiệu quả SDĐ của 2 dự án với hộ gia đình, cá nhân thì tỷ lệ lợi nhuận/ha đất bình quân từ giai đoạn năm 2009 đến năm 2013 của hộ gia đình cá nhân cao hơn 2 dự án. Bình quân 5 năm hộ gia đình cá
nhân lãi đạt 186 triệu đồng/ha, Công ty SXTMDV Quảng Ngãi bình quân lãi 152 triệu đồng/1ha, Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng bình quân lãi 164 triệu đồng/1ha. Nguyên nhân chính là đối với các dự án chịu nhiều chi phí lớn cho việc tổ chức sản xuất như chi phí quản lý, chi phí đầu tư hạ tầng cao, phí khai thác và sử dụng nước ngầm, chi phí bảo vệ và xử lý môi trường... và đối với hộ gia đình cá nhân đối với các chi phí về khai thác nước ngầm và môi trường chưa thực hiện và ít đầu tư hạ tầng dẫn đến hiệu quả lợi nhuận so với 1ha đất thu về cao hơn các dự án của các doanh nghiệp.