4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.3.1. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Mạng lưới trường, lớp được quy hoạch, phát triển phù hợp với từng ngành học, cấp học, đáp ứng tốt yêu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Đến năm 2014, toàn huyện có 53 cơ sở giáo dục, trong đó có: 13 trường Mầm non, 20 trường Tiểu học, 15 trường THCS, 04 trường THPT và 01 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề với tổng số học sinh: 24.942 học sinh (Mầm non: 3.815 học sinh; Tiểu học: 8.759 học sinh, THCS: 7.063 học sinh, THPT: 4.951 học sinh, Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề 354 học sinh). Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc Tiểu học đạt 80%; bậc THCS đạt 59,1%; THPT đạt 35,9%.
Cơ sở vật chất trường, lớp học được chú trọng đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa, trong 5 năm đã kiên cố hóa 200 phòng học (chiếm tỷ lệ 60,8%) với tổng số tiền 48,797 tỷ đồng. Từng bước hoàn thiện công trình vệ sinh, tường rào, cổng ngõ, khuôn viên ở các trường, trang bị máy vi tính, máy
Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, việc huy động nguồn lực từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và sự đóng góp của nhân dân cho giáo dục đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học ngày càng tốt hơn.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo của huyện, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo huyện có 1.587 cán bộ, giáo viên, nhân viên; giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn 68,7%.
Từ năm 2010 đến năm 2014 có 13 xã-TT giữ chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học sơ sở; năm 2014 có 13 xã-TT đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi, UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận huyện Mộ Đức đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi.
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh, qua 5 năm giữ chuẩn 24 trường và xây dựng mới 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, 2 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Qua 5 năm huyện đã thành lập 13 Trung tâm học tập cộng đồng, các Trung tâm học tập cộng đồng liên kết với các trường dạy nghề, trường chuyên nghiệp, các cơ quan chuyên môn mở các lớp bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng về mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy”, “học tập suốt đời” của nhân dân. Qua đó, nhân dân đã có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học, những kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.
3.1.3.2. Cơ sở y tế
Triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và đối tượng bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo và đối tượng bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh nhanh chóng, kịp thời. Cơ sở vật chất tại 13 Trạm y tế xã, thị trấn trong những năm qua được đầu tư xây dựng khang trang, đủ các phòng chức năng để khám chữa bệnh cho nhân dân, từ năm 2010- 2014 đã đầu tư xây dựng 06 Trạm y tế với tổng kinh phí 17 tỷ đồng. Bệnh việc Đa khoa huyện được xây mới khu điều trị nội trú và Trung tâm Y tế dự phòng huyện được xây mới bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện xây dựng mới 06 Trạm y tế (Đức Phú, TT Mộ Đức, Đức Hòa, Đức Hiệp, Đức Tân, Đức Phong), tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại đã được đầu tư cho Trạm y tế như: Máy siêu âm, máy điện tim...; thuốc từ nguồn bảo hiểm y tế tại Trạm luôn đủ phục vụ điều trị các bệnh thông thường cho nhân dân; trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của các y bác sỹ ngày càng tốt hơn, vì vậy trong những năm qua đã thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trạm y tế xã, thị trấn ngày càng đông. Đến cuối năm 2012 có 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Trên địa
tâm y tế dự phòng huyện 4 bác sỹ, Trạm y tế xã-TT 18 bác sỹ, phòng Y tế huyện 01 bác sỹ.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng được phát triển, trên địa bàn huyện có Hội Đông y, 4 Chi hội Đông y, 1 phòng chẩn trị y học, 1 khoa y học cổ truyền phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
3.1.3.3. Cơ sở văn hóa
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và thông tin tuyên tuyền chú trọng vào phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của huyện; các thiết chế văn hoá, thể thao được quan tâm xây dựng, trên địa bàn huyện có 52 nhà văn hóa thôn-tổ dân phố (chiếm 75,3%, tăng 21 nhà so với năm 2010), 04 nhà văn hóa xã (chiếm 30,7%, tăng 3 nhà so với năm 2010); có 8/13 xã-TT có sân thể thao (chiếm 61,5%, tăng 5 sân so với năm 2010) và 43 thôn-tổ dân phố có sân thể thao (chiếm 62,3%, tăng 25 sân so với năm 2010), thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng 05 sân bóng đá cỏ nhân tạo. Nhiều di tích lịch sử - văn hoá được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, 100% di tích trên địa bàn huyện đều giao cho các trường học chăm sóc. Đã xây dựng 17 bia di tích, 05 bảng chỉ đường và 207 cột mốc bảo vệ di tích.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai rộng khắp, ngày càng đi vào chiều sâu và có tác động tích cực đến sự phát triển KT- XH trên địa bàn huyện. Đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực để xây dựng phong trào như: Tổ chức phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng câu lạc bộ gia đình văn hóa, ban hành Kế hoạch về chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhờ đó đã góp phần xây dựng được 27.020 gia đình văn hóa (chiếm 79,6% số hộ); 54 thôn - tổ dân phố văn hóa (chiếm 78,2% số thôn - tổ dân phố); 110 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa (chiếm 93,2% số cơ quan); giữ chuẩn 02 xã và 02 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động trực quan diễn ra thường xuyên và sôi nổi. Ngoài việc tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ nhân các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ lớn của đất nước, đón giao thừa hàng năm, còn tổ chức nhiều hội thi, liên hoan như: Hội thi kể chuyện sách, liên hoan câu lạc bộ gia đình văn hóa, tổ chức tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa hơn 90 lượt, đã thu hút 12.000 lượt người tham dự, nhờ đó, đã không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn huyện. Hệ thống Đài truyền thanh được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nội dung chương trình ngày càng phong phú và có chất lượng, Đài Truyền thanh huyện và cơ sở đã thực hiện 8.670 giờ phát sóng (trong đó chương trình của Đài huyện 2.737 giờ (tăng 14% so với 5 năm trước), nâng số chuyên
mục phát sóng trong tuần từ 4 lên 6 chuyên mục. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh - truyền hình đạt 100%, tỷ lệ hộ dân được nghe đài đạt 95%, góp phần chuyển tải các thông tin quan trọng và đúng định hướng đến người dân.
3.1.3.4. Cơ sở thể dục - thể thao
Phong trào thể dục thể thao được duy trì và đạt một số thành tích quan trọng, nhất là phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” có bước phát triển khá, hình thành một số câu lạc bộ như: Thẩm mỹ, võ thuật, cầu lông, bóng đá, điền kinh. Trên địa bàn huyện có 30% dân số (tăng 7%) và 22% số hộ gia đình (tăng 2,5% so với 5 năm trước) tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, năm 2013 - 2014 các hoạt động thể dục thể thao diễn ra đều khắp trên 13/13 xã-TT với nhiều môn thi đấu thể thao trong khuôn khổ Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, xã và tham gia các môn thể thao tại Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh được xếp thứ 4/18 đoàn tham dự, đã góp phần vào sự thành công chung của Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh.
3.1.3.5 . Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông vận tải của huyện tương đối thuận lợi, có Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên suốt chiều dài của huyện, Quốc lộ 24 nối các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên, tạo điều kiện để phát triển và giao lưu kinh tế. Huyện Mộ Đức là một trong số ít huyện hội tụ đủ cả 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; tổng vốn đầu tư của Nhà nước cho kết cấu hạ tầng giai đoạn 2010-2014 khoảng 3.083 tỷ đồng. Đã tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là vốn hỗ trợ của tỉnh, lồng ghép vốn các Chương trình mục tiêu để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn, xóm, đường trục nội đồng phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân với tổng kinh phí 473.712,9 triệu đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh, Trung ương 351.115,2 triệu đồng, vốn ngân sách huyện 85.411,3 triệu đồng, vốn ngân sách xã và vốn huy động nhân dân 34.346,37 triệu đồng, các nguồn vốn hợp pháp khác 2.840 triệu đồng.
Đường huyện: đã nhựa hóa, bê tông hóa 30,238km, nâng kết quả thực hiện 105,888km. Đường xã, thị trấn: Bê tông hóa được 29,18km, nâng kết quả thực hiện đến năm 2014 là 65,26km. Đường thôn, tổ dân phố: Bê tông hóa được 52,536km, nâng kết quả thực hiện đến nay 77,996km.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện, tỉnh đầu tư, nâng cấp 03 tuyến đường tỉnh quản lý, Trung ương đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 24 (đoạn qua xã Đức Lân), đầu tư mở rộng Quốc lộ 1A.
Với chiều dài 22 km bờ biển và 1 cửa sông (cửa Lỡ Đức Lợi), song khả năng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy còn nhiều hạn chế, chỉ mang tính chất nội khu vực và với quy mô nhỏ. Đa phần tàu thuyền cặp bến là tàu thuyền đánh bắt cá có công suất nhỏ, chủ yếu của ngư dân trong huyện và những vùng xung quanh.
Nhìn chung, hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý trên địa bàn huyện, nối liền các vùng kinh tế, các trung tâm xã, thị trấn, các khu dân cư, đến từng thôn, xóm đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc diện mạo nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
3.1.3.6. Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện tương đối hoàn chỉnh, công tác thuỷ lợi của huyện đã được chú trọng phát triển từ những năm trước. Với hệ thống kênh (Thạch Nham) Nam Sông Vệ cùng với các hồ chứa, các công trình đập dâng, các trạm bơm đã giải quyết tưới tiêu cho 7.390 ha chiếm 50,94% diện tích gieo trồng, mật độ phân bố hợp lý, đảm bảo được tưới tiêu cho diện tích đất canh tác.
Trong 5 năm đã đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới 51 công trình. Thực hiện kiên cố hóa 40 tuyến kênh, với chiều dài 32,7 km. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư nâng cấp các hồ chứa nước: Hóc Mít, Hóc Sằm, Mạch Điểu, Đá Bàn; xây dựng mới Kè chống sạt lở Sông Vệ ở Đức Hiệp, Đức Nhuận; dự án tiêu úng thoát lũ Sông Thoa; nâng cấp kênh Chính Nam và hệ thống kênh mương Hồ Núi Ngang trên địa bàn huyện.
3.1.3.7. Hệ thống công trình năng lượng
Mạng lưới điện không ngừng được đầu tư cải tạo, mở rộng, bảo đảm cung cấp điện ổn đinh, an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, 100% hộ trên địa bàn huyện sử dụng điện lưới Quốc gia trên địa bàn. Công ty Cổ phần điện huyện đã tiếp nhận 100% lưới điện hạ áp của dự án năng lượng điện nông thôn II và các HTX bàn giao; tỉnh đầu tư xây dựng mới các trạm điện và nâng cấp mở rộng một số công trình điện. Đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, đã xây dựng hoàn thành 71 trạm biến áp mới, cải tạo, nâng cấp 10 trạm biến áp, xây dựng mới 51,57km đường dây lưới điện trung áp, 252,929km dây điện hạ thế, toàn huyện hiện có 34.389/35.486 công tơ để bán điện một cấp cho các hộ sử dụng điện, còn 1.097 hộ dùng chung 384 công tơ điện.
Công tác quản lý an toàn lưới điện được chú ý, từng bước phát triển mạng lưới điện, góp phần nâng cao đời sống văn hóa - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, hình thành các cụm dân cư tập trung ..., tạo tiền đề cho quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể nói lưới điện Mộ Đức khá hoàn thiện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.
3.1.3.8. Hệ thống công trình bưu chính viễn thông
Xây dựng mới và phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông có công nghệ hiện đại, hệ thống cáp viễn thông được ngầm hóa, đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh huyện và các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và vui chơi giải trí của nhân dân. Thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở huyện.
3.1.3.9. Chợ
Đầu tư cải tạo 03 chợ, xây dựng mới 02 chợ nông thôn với tổng kinh phí 13,5 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu mua bán hàng ngày của nhân dân, đang tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng chợ Đồng Cát, chợ Thạch Trụ. Toàn huyện, có 16 chợ, gồm: 02 chợ hạng II, 14 chợ hạng III. Huyện đang khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng chợ, cửa hàng, siêu thị, nhà hàng trong các quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ đã được phê duyệt.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Thuận lợi:
Mộ Đức là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển KT-XH, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có một số loại có tiềm năng lớn như: đất đai, tài nguyên khoáng sản,… Ngoài ra, Mộ Đức còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển KT-XH của huyện trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.
Có vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những huyện đầy tiềm năng phát triển của Tỉnh trong tương lai. Đây là lợi thế lớn để Mộ Đức phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng.
Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Mộ Đức tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thống đường giao thông khá phát triển: Ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt chiều dài của huyện, còn có trục Quốc lộ 24 đi Tây Nguyên là điểm thuận lợi nổi bậc nhất trong giao lưu và phát triển kinh tế của huyện giữa khu vực Miền Trung và Tây nguyên. Bên cạnh đó, Mộ Đức có vị trí tiếp giáp với Biển Đông có diện tích mặt nước, bãi bồi, đất chưa sử dụng ven sông, ven biển nên có khả năng phát triển mạnh ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản.
Trong những năm qua, nền kinh tế Mộ Đức có những bước phát triển đáng khích lệ góp phần nâng cao diện mạo của huyện cũng như đời sống nhân dân, huyện đã thu