4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
3.2.2.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Mộ Đức Bảng 3.9. Năng suất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Mộ Đức
Năm Đơn vị tính Đất NTTS nước lợ, mặn (tôm) Đất NTTS nước ngọt (cá)
2009 tấn/ha 11,5 0
2010 tấn/ha 12,0 3,0
2011 tấn/ha 10.5 2,8
2012 tấn/ha 6,2 3,0
2013 tấn/ha 7,0 2,5
Với tiềm năng và lợi thế trong NTTS, đặc biệt là thủy sản nước mặn, nước lợ, trong những năm qua, huyện Mộ Đức đã tập trung phát triển NTTS. Nhờ đó, diện tích nuôi trồng tăng lên nhanh. Năm 2013, diện tích nuôi trồng toàn đạt 208,59 ha. Qua bảng 3.9 cho ta thấy năng suất bình quân đạt 11,5 tấn/ha, sản lượng đạt 3.330 tấn vào năm 2009, tăng lên 3.660 tấn vào năm 2011 và giảm xuống còn 7 tấn/ha và sản lượng đạt 1.050 tấn vào năm 2013. Hình thức sản xuất trước năm 2000 chủ yếu theo hộ gia đình với quy mô nhỏ, bán công nghiệp. Song, từ năm 2000 đến nay ngành NTTS của huyện đã phát triển mạnh mẽ, áp dụng biện biện pháp nuôi trồng mới vào sản xuất và đang thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất nuôi trồng, kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản và các dịch vụ thú y trong NTTS. Đã thành lập 2 HTX NTTS (HTX NTTS xã Đức Phong; HTX DVNN &NTTS Thạch trụ) đã tổ chức sản xuất nhiều mô hình, áp dụng những tiến bộ mới trong NTTS.
Phát triển NTTS trên địa bàn huyện không những tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn mà còn thúc đẩy quá trình sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng có hiệu quả lợi thế về tiềm năng của vùng ven biển. Nông dân nhiều xã trong huyện đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS, đồng thời khai thác vùng đất cát ven biển từ trước đến nay chưa sử dụng vào sử dụng để khai thác NTTS.
Trong thời gian qua, NTTS được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả KT-XH cao, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn ven biển, thông qua việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo...
Bảng 3.10. Sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện TT 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 3.330 2.772 3.660 2.228 1.050 1 Xã Đức Lợi 60 65 60 17 149 2 Xã Đức Minh 1.330 1.050 625 419 385 3 Xã Đức Tân 12,5 10,0 12,0 10,0 10,0 4 Xã Đức Phú 53,5 42,0 48,0 48,0 48,0 5 Xã Đức Phong 1.446 1.152 794 274,0 185,0 6 Xã Đức Lân 20 20 30 37 37 7 Xã Đức Thắng - 165 99 108 86 8 Xã Đức Chánh 390 268 162 198 150 9 TT.Mộ Đức 18 - - 3 - (Nguồn: [28] )
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát triển NTTS trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, như: cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, nguồn nhân lực hạn chế, vấn đề môi trường, khí hậu biến đổi gây gắt, tổ chức sản xuất chưa hợp lý, các hộ nuôi trồng chưa tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ cũng như con giống thả nuôi nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra, các mô hình nuôi trồng trong ruộng lúa chưa được nhân ra diện rộng. NTTS nước lợ hiện nay một số vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, một số diện tích năng suất thiếu ổn định, HTX NTTS được thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả, tính tổ chức cộng đồng trong NTTS chưa cao, việc xử lý nước thải trong quá trình sản xuất chưa đảm bảo làm cho môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên gặp rủi ro do dịch bệnh gây ra làm cho nghề NTTS đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro.
3.2.2.2. Hiện trạng và biến động đất nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất NTTS toàn huyện năm 2013 là 208,59 ha, chiếm 1,23% diện tích đất nông nghiệp, bằng 0,98% diện tích đất tự nhiên, tăng so với năm 2005 là 30,66 ha, tăng 7,87 ha so với năm 2009, xã Đức Minh là xã có diện tích NTTS lớn nhất huyện với 79,89 ha, chiếm 39,80% diện tích NTTS toàn huyện.
Diện tích đất NTTS nước lợ, mặn (nuôi tôm trên cát) chiếm phần lớn diện tích NTTS của huyện với diện tích 184,46 ha, chiếm 88,21%, trong khi đó, diện tích NTTS nước ngọt chỉ có 24,13 ha, chiếm 11,79%.
SƠ ĐỒ PHÂN BỔ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2010 HUYỆN MỘ ĐỨC – TỈNH QUẢNG NGÃI
Hình 3.3: Sơ đồ phân bổ hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
Bảng 3.11. Hiện trạng và biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản TT ĐƠN VỊ Diện tích năm 2013 (ha)
So với năm 2005 So với năm 2009
Diện tích 2005 Tăng(+) giảm(-) Diện tích 2009 Tăng(+) giảm(-) 1 2 3 4 5=3-4 6 7=3-6 1 Xã Đức Lợi 23,07 23,07 0 23,07 0 2 Xã Đức Minh 79,89 67,2 12,69 79,89 0 3 Xã Đức Phong 34,96 34,84 0,12 34,96 0 4 Xã Đức Thạnh 2,30 1,78 0,52 2,36 -0,06 5 Xã Đức Thắng 8,86 0,06 8,8 8,86 0 6 Xã Đức Chánh 44,20 44,2 0 44,20 0 7 Đức Hòa 2,87 2,87 0 2,87 0 8 Đức Nhuận 0,33 0,98 -0,65 0,33 0 9 Đức Lân 9,20 1,36 7,84 1,27 7,93 10 TT Mộ Đức 2,91 1,57 1,34 2,91 0 Tổng số 208,59 177,93 30,66 200,72 7,87
Qua bảng 3.11 chúng ta thấy diện tích đất NTTS phân bổ không đồng đều trên địa bàn toàn huyện, đến năm 2013 có 10/13 xã, thị trấn có diện tích đất NTTS, diện tích tập trung tại các xã ven biển như xã Đức Minh, Đức Phong, Đức Chánh, Đức Lợi, 3 xã không có đất NTTS là xã Đức Tân, Đức Phú và Đức Hiệp.
Diện tích biến động đất NTTS trong 5 năm từ năm 2009-2013 không lớn chỉ tăng 7,93 ha, được qui hoạch chuyển đổi cơ cấu SDĐ từ đất lúa kém hiệu quả sang đất NTTS tại xã Đức Lân; diện tích giảm 0,06 ha, do chuyển qua đất giao thông do mở đường.
3.2.2.3. Qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.
Năm 2000, thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển thủy sản thời kỳ 1999-2010, Viện kinh tế Qui hoạch thủy sản thuộc Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi (nay Sở NN&PTNT tỉnh) thực hiện đề tài sử dụng vật liệu chống thấm nuôi tôm trên đất cát ven biển tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức với qui mô 4 ha thành công, đem lại nhiều cơ hội cho phát triển ngành thủy sản.
Năm 2002, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt dự án Qui hoạch tổng thể NTTS tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, tại Quyết định số 3479/QĐ-UB ngày 11/12/2002. Thực hiện qui hoạch NTTS trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở hiện trạng đất NTTS hiện có và định hướng qui hoạch đến năm 2010, huyện Mộ Đức đã tiến hành lập qui hoạch chi tiết từng vùng, từng dự án cụ thể để tổ chức thực hiện theo đúng qui hoạch đã được phê duyệt.
Ngoài những dự án qui hoạch chi tiết đã được UBND huyện phê duyệt để làm căn cứ thực hiện giao đất cho thuê đất, thì có những dự án thuê đất nuôi trông thủy sản của các tổ chức SDĐ, tùy vào mức độ, qui mô dự án có qui hoạch chi tiết riêng của từng dự án. (Phụ lục 2)
Qua hơn gần 10 năm thực hiện qui hoạch, đến năm 2014 UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 14/7/2014. Trong đó, có qui hoạch phát triển NTTS đến năm 2020 của huyện Mộ Đức là 460 ha, tăng 251,41 ha so với năm 2013. Diện tích đất NTTS trên đất cát ven biển là 220 ha, trong đó: Đức Phong 60 ha, Đức Minh 105 ha, Đức Chánh 45 ha, ĐứcThắng 10 ha.
Qua quá trình thực hiện qui hoạch chi tiết, đã thực hiện đúng qui hoạch được duyệt, khai thác tốt tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả SDĐ, cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai được ổn định.
Tuy nhiên, việc thực hiện qui hoạch NTTS trong thời gian cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm, trình trạng SDĐ không tuân thủ theo qui hoạch được duyệt, nhiều vị trí qui hoạch cho phát triển hạ tầng không thực hiện được, nhiều vấn đề nảy sinh ngoài tầm kiểm soát, như hệ thống kênh, mương, ao hồ được đào, đắp không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, công tác qui hoạch các hạ tầng về môi trường chưa đảm bảo, ô nhiễm môi trường ngày trở nên trầm trọng. Từ đó, có một số vùng đã phát sinh dịch bệnh, tăng nguy cơ rủi ro cho các vùng NTTS và đe dọi đến sự phát triển bền vững của nghề NTTS trên địa bàn huyện, qui hoạch sử dụng nước phục vụ NTTS nói chung, và khai thác nước ngầm chưa được quan tâm. Mặt khác, do thực tế sản xuất phát triển quá nhanh, nhiều đối tượng nuôi được nghiên cứu và đưa vào sản xuất, một số công nghệ NTTS mới được áp dụng vào sản xuất, đặc biệt là các công nghệ NTTS nước mặn, nước lợ, nuôi tôm trên vùng đất cát…; bởi vậy, qui hoạch phát triển NTTS đã được phê duyệt vẫn chưa bao trùm hết các vấn đề mới nảy sinh trong sản xuất, cũng như cập nhật các đối tượng và áp dụng nhưng công nghệ mới vào qui hoạch sản xuất.
3.2.2.4. Giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong quá trình thực hiện chính sách nhà nước về đất đai khi thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về ban hành bản qui định về việc giao đất nông
nghiệp và Nghị định 85/1999/NĐ-CP, ngày 28/8/1999 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của bản qui định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung vào việc giao đất làm muối thì đối với đất NTTS trên địa bàn huyện Mộ Đức chưa được lập phương án giao đất theo qui định. Nguyên nhân, diện tích đất trước năm 2000 khoảng 22,5 ha là quá ít, manh mún không tập trung, diện tích đất NTTS được mở rộng khi năm 2001 mô hình nuôi tôm cát ở huyện Mộ Đức được nuôi thực nghiệm thành công, khi đó diện tích tăng đột biến sau 10 năm, từ năm 2000-2009 tăng 155,93 ha, từ năm 2009 -2013 diện tăng ít chỉ có 7,87 ha.
Căn cứ vào qui hoạch phát triển NTTS và qui hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt huyện Mộ Đức đã thực hiện tốt việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ và đưa đất chưa sử dụng vào mục đích đất NTTS. Từ năm 2005 đến năm 2013 đã chuyển 9,82 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất NTTS để nuôi cá nước ngọt, trong đó: xã Đức Lân 7,84 ha, Đức Phong 0,12 ha, Đức Thạnh 0,52 ha và Thị trấn Mộ Đức 1,34 ha; đưa vào sử dụng 21,49 ha đất cát ven biển chưa sử dụng để nuôi tôm trên cát, trong đó: xã Đức Minh 12,69 ha, xã Đức Thắng 8,8 ha.
UBND huyện đã tổ chức lập phương án đấu giá cho thuê đất, giao đất, cho thuê đất NTTS đảm bảo đúng qui định của Luật đất đai năm 2003. Đến hết năm 2013 UBND huyện đã ban hành quyết định cho thuê đất 53,03 ha/172 hộ với 181thửa đất; trong đó: UBND huyện ban hành quyết định cho thuê là 49,63ha, với 167 thửa, UBND các xã cho thuê với diện tích 3,4ha, với 14 thửa. UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất với diện tích 96,6 ha, cho 05 tổ chức.
Bảng 3.12. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được giao, cho thuê năm 2013
TT Đối tượng Tổng số (ha) Trong đó: Đất NTTS nước lợ, mặn (ha) Đất NTTS nước ngọt (ha) 1 Hộ gia đình, cá nhân 96,49 87,86 8,63 2 UBND xã sử dụng 15,5 0 15,5 3 Tổ chức kinh tế 94,8 94,8 0 4 Tổ chức khác 1,8 1,8 0 Cộng 208,59 184,46 24.13
Qua bảng 3.12 đến năm 2013, đất NTTS trên địa bàn toàn huyện 208,59 ha, diện tích đã giao cho các đối tượng sử dụng là 193,09 ha, chiếm 92,57% diện tích đất NTTS. Trong đó: hộ gia đình, cá nhân 96,49 ha, tổ chức kinh tế 94,8 ha, tổ chức khác 1,8ha, còn lại UBND cấp xã quản lý, sử dụng 15,5 ha.
Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích SDĐ đã được huyện thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. Việc chuyển mục đích SDĐ, kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đất NTTS được căn cứ theo quy hoạch SDĐ được duyệt, được phép của cấp có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự quy định trong pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, qua điều tra tại hộ gia đình, cá nhân được thuê đất, thì việc UBND huyện cho thuê đất thời gian thiếu ổn định, thời hạn cho thuê đất 5 năm là chưa hợp lý, làm cho người SDĐ chưa mạnh dạn đầu xây dựng các hạ tầng cần thiết cho NTTS, cũng như an tâm sản xuất trên diện tích đất được giao, được cho thuê. Qua điều tra ý kiến của UBND các xã và phòng chuyên môn của UBND huyện thì việc giao đất, cho thuê đất có thời hạn 5 năm với lý do trong thời gian qua phát triển NTTS trên địa bàn huyện quá nhanh về diện tích, qui mô cũng như phương pháp nuôi trồng, các vùng giao đất, cho thuê đất của hộ gia đình, cá nhân chưa thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, một số dự án qui hoạch trên 10 ha chưa được đánh giá tác động môi trường theo qui định. Vì vậy, UBND huyện chỉ xem xét giao đất, cho thuê đất trong thời hạn 5 năm cho là phù hợp với thực tế.
3.2.2.5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
Bảng 3.13. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
TT Đối tượng Hiện trạng Đã cấp Chưa cấp Tổng diện tích (ha) Tổng số thửa đất Diện tích (ha) Thửa đất đạt% DT so với hiện trạng Diện tích (ha) Thửa đất 1 Hộ gia đình, cá nhân 96,49 385 1,05 4 1,1% 95,44 381 2 UBND xã sử dụng 15,5 84 10,3 84 3 Tổ chức kinh tế 94,8 6 94,8 6 100 4 Tổ chức khác 1,8 2 1,8 2 100 Cộng 208,59 477 97,65 12 46,8 105,74 465
Qua bảng 3.13 chúng ta thấy diện tích đất NTTS đã được cấp GCNQSDĐ là 97,65 ha, với 12 thửa, đạt 46,8% diện tích đất, đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã được cấp GCNQSDĐ 100% diện tích, đối với đất của hộ gia đình, cá nhân diện tích được cấp GCNQSDĐ là quá thấp mới cấp được 1,05ha, với 4 thửa, chiếm tỷ lệ 1,1% diện tích đất NTTS. Nguyên nhân: Qua điều tra trong quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân thời gian cho thuê đất ngắn, chủ yếu 5 năm, do đó đối với diện tích này thiếu ổn định, chưa được xem xét cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân.
3.2.2.6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai trong nuôi trồng thủy sản Bảng 3.14. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng đất thủy sản
ĐVT: Triệu đồng
Mục 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ
I Số tiền cho
thuê đất 6.541,872 101,314 151,971 6.032,887 151,971 12.980,015
1 Đấu giá cho
thuê đất 6.440,558 0 0 5.880,916 0 12.321,474 2 Thuê đất trả tiền
hàng năm 101,314 101,314 151,971 151,971 151,971 658,541
II Tổng số đã
thực hiện 6.541,872 101,314 151,971 1.570,887 151,971 8.518,015
1 Đấu giá cho
thuê đất 6.440,558 0 0 1.418,916 0 7.859,445 2 Thuê đất trả tiền hàng năm 101,314 101,314 151,971 151,971 151,971 658,541 III Còn nợ tiền thuê đất 0 0 0 4.462,000 0 4.462,000
(Nguồn: Báo phòng Tài nguyên và Môi trường năm 2013)
Qua bảng 3.14 cho ta thấy số tiền cho thuê đất NTTS trên địa bàn huyện Mộ Đức tổng số tiền cho thuê đất NTTS trong 5 năm là 12.980,015 triệu đồng. Trong đó, tiền đấu giá cho thuê đất 12.321,474 triệu đồng, tiền cho thuê đất trả tiền hàng năm là 658,541 triệu đồng. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện hiện nay số tiền còn nợ tiền