4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.3.4. Phương pháp đánh giá
2.3.4.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cở sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của người SDĐ. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa nó giúp cho người dân nhận
biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Diện tích NTTS: Toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi trồng, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của người nuôi trồng và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.
- Sản lượng NTTS (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm)
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm NTTS được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm)
GO = Qi*Pi (i=1,2….,n)
Qi số lượng sản phẩm loại I; Pi giá bán sản phẩm loại i
• Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người suất.
VA = GO – IC
GO là giá trị sản xuất
IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Năng suất (N): N = Q/S
Trong đó: N là năng suất ; Q là sản lượng ; S là diện tích
Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích
- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (VA/IC): phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ.
2.3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Đây là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng như: lao động tham gia vào trang trại, thu nhập, hạ tầng thiết yếu… Ngoài ra đánh giá hiệu quả xã hội còn thông qua một số chỉ tiêu định tính thông qua phương pháp quan sát.
2.3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU