PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mộ đức (Trang 30)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

*. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và Văn phòng Đăng ký đất đai, chi nhánh huyện Mộ Đức: Điều tra các thông tin, số liệu về quá trình SDĐ; qui hoạch, kế hoạch SDĐ; tình hình thu hồi đất khi thực hiện các dự án NTTS; công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ; xử lý vi phạm pháp luật đất đai; biến động diện tích đất đai có liên quan đến quản lý SDĐ nói chung và đất NTTS nói riêng; các văn bản liên quan đến chính sách quản lý SDĐ, phát triển NTTS của Chính Phủ, các Bộ và của tỉnh, huyện.

- Điều tra, thu thập thông tin tại các ngành của huyện: Nông nghiệp&PTNT; Tài chính – Kế hoạch; Chi cục thống kê huyện: Số liệu sản suất nông nghiệp;số liệu về NTTS; số liệu điều tra về tình hình phát triển KT-XH của huyện; báo cáo

niên giám thông kê; kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp tiền thuê đất)...

- Điều tra, thu thập thông tin tại UBND các xã, thị trấn có đất nuôi trồng thủy sản: Các thông tin, số liệu về các đối tượng SDĐ, số lượng tổ chức, hộ gia đình các nhân, tình hình lao động, việc làm, môi trường có liên quan đến NTTS...

*. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thu thập các thông tin chưa được thống kê báo cáo và ngoài thực địa về toàn bộ các nội dung liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất NTTS để làm cơ sở để điều tra, thu thập bổ sung dữ liệu, đối soát số liệu đã có tại quá trình thu thập số liệu thứ cấp.

- Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất NTTS, chọn 15 hộ gia đình, cá nhân ở xã Đức Thắng và 2 dự án là: Dự án Nuôi tôm trên cát của Công ty Đầu tư Thái Phát Hưng, tại xã Đức Chánh và Dự án nuôi tôm công nghiệp của Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quảng Ngãi tại xã Đức Minh. Từ đó tìm hiểu về diện tích đất đai, tình hình sản xuất, hiệu quả sản xuất và những ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của người trực tiếp sản xuất, về thu nhập… Qua đó, phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi về thu nhập, mức sống, nhận thức của người dân đối với việc NTTS.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra từ đó tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thông tin liên quan đến đề tài, thống kê và xử lý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu.

- Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập. - Phân tích thống kê mô tả.

Phương pháp này giúp người nghiên cứu có nguồn dữ liệu đồng bộ, thứ tự tránh được việc dư thừa hay thiếu sót dữ liệu đầu vào.

2.3.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Thực trạng phân bổ, sử dụng đất NTTS và các vấn đề có liên quan được minh họa bổ sung dưới dạng bản đồ nhằm hỗ trợ đánh giá trực quan.

2.3.4. Phương pháp đánh giá

2.3.4.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cở sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của người SDĐ. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa nó giúp cho người dân nhận

biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

- Diện tích NTTS: Toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi trồng, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của người nuôi trồng và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.

- Sản lượng NTTS (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm)

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm NTTS được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm)

GO =  Qi*Pi (i=1,2….,n)

Qi số lượng sản phẩm loại I; Pi giá bán sản phẩm loại i

• Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hoặc một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người suất.

VA = GO – IC

GO là giá trị sản xuất

IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Năng suất (N): N = Q/S

Trong đó: N là năng suất ; Q là sản lượng ; S là diện tích

Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích

- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (VA/IC): phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ.

2.3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Đây là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng như: lao động tham gia vào trang trại, thu nhập, hạ tầng thiết yếu… Ngoài ra đánh giá hiệu quả xã hội còn thông qua một số chỉ tiêu định tính thông qua phương pháp quan sát.

2.3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỘ ĐỨC 3.1.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Mộ Đức 3.1.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Mộ Đức

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mộ Đức là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ngãi, có tọa độ địa lý từ 14052'51" đến 15005'49" vĩ độ Bắc và từ 108047'24" đến 108057'18" kinh độ Đông, với các giới cận:

- Phía Bắc giáp: Huyện Tư Nghĩa. - Phía Nam giáp: Huyện Đức Phổ. - Phía Tây giáp: Huyện Nghĩa Hành. - Phía Đông giáp: Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 21.388,82 ha, bao gồm 13 đơn vị hành chính (gồm 12 xã và 1 thị trấn) bao gồm: Thị trấn Mộ Đức, Đức Nhuận, Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Hiệp, Đức Minh, Đức Thạnh, ĐứcTân, Đức Hòa, Đức Phú, Đức Phong và Đức Lân.

Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có đường sắt Bắc Nam chạy qua và quốc lộ 1A chạy song song dọc theo chiều từ Phía Bắc đến phía Nam của huyện dài khoảng 20 km, có quốc lộ 24 từ Kon Tum đi Quảng Ngãi nối với Quốc lộ 1A tại Thạch Trụ và có đường bờ biển dài 22km là những tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế với khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Nhìn chung, với vị trí địa lý khá thuận lợi, Mộ Đức đã hội tụ nhiều điều kiện để có thể hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề và nhiều thành phần kinh tế khác nhau; có điều kiện mở rộng giao thương, phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân trong giai đoạn đến.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Mộ Đức nằm trong dải đồng bằng nhỏ hẹp thuộc vùng duyên hải miền Trung, tiếp giáp với biển Đông và vùng đồi núi thấp nối tiếp với Đông Trường Sơn. Địa hình huyện có hai dạng chính: trung du, miền núi và đồng bằng, ven biển.

- Vùng trung du, miền núi: Nằm ở phía Tây Nam của huyện có diện tích gần 8.000 ha. Độ cao trung bình từ 15 - 20m (chưa kể các đỉnh núi), có độ dốc khá lớn; do đó ảnh hưởng xói mòn nghiêm trọng khi mưa lũ. Ngoài sản xuất nông nghiệp, thế mạnh của vùng là phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Vùng đồng bằng ven quốc lộ 1A và ven biển: Nằm ở trung tâm và phía Đông của huyện chiếm diện tích khá lớn vào khoảng 13.000 ha. Độ cao bình quân từ 2 - 4m, vùng ven biển cao 7 - 9m, tạo thành lòng máng về phía Đông từ xã Đức Thắng đến Đức Phong, Đức Lân, do đó thường xuyên bị ngập úng. Xen kẽ giữa vùng đồng bằng là các đồi núi úp bát và thấp dần đến vùng dọc sông Thoa, đây là vùng trũng nhất trong huyện. Dọc bờ biển là các sườn dốc hướng về phía đất liền, do đó các vùng đất giáp biển hàng năm thường bị cát xâm thực. Đây là vùng kinh tế chủ yếu của huyện, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, trồng lúa, hoa màu và NTTS...

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu: nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn... đây là những nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu của huyện, thể hiện theo hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,70C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình nhiệt độ 21,50C, đặc biệt nhiệt độ trung bình vào ban đêm thấp thường dưới 200C.

+ Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.136 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình đạt từ 218 - 253 giờ/tháng. Các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau, trung bình đạt từ 124 giờ/tháng.

+ Lượng mưa trung bình năm là 1.915 mm và phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 và trùng với mùa bão lớn, lượng mưa chiếm khoảng 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 10, 11, lượng mưa chiếm tới 50% tổng lượng mưa cả năm.

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8, lượng mưa chiếm khoảng 18%. Đặc điểm các tháng ít mưa, các sông suối thường bị cạn kiệt nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Một số yếu tố khí hậu, thời tiết đáng chú ý:

+ Gió Tây khô nóng: hàng năm có khoảng 50 - 55 ngày gió Tây khô nóng, xuất hiện vào mùa khô. Trong thời kỳ này nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 410C và độ ẩm thấp (dưới 60%). Đặc biệt, mùa hè còn có gió Tây Nam khô nóng từng đợt từ 5 - 7 ngày gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

+ Bão: Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh vào tháng 9, 10, 11 hàng năm gây ra những trận mưa lớn kéo dài và kết hợp với gió mùa Đông Bắc sinh lũ lụt, hướng gió chủ yếu là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 khi có bão. Trung bình một năm có 1-2 cơn bão, năm nhiều nhất có 5 cơn bão.

Nhìn chung, khí hậu huyện Mộ Đức tương đối thuận lợi, cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm và cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một mấy tháng trong năm, địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đồng bằng hẹp, hàng năm thường có bão, lũ lụt làm cho đất đai thường bị sa bồi, thủy phá, ngập úng ở vùng đồng bằng ven biển và xói mòn ở vùng miền núi, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, khó khăn cho việc quản lý và SDĐ đai.

- Thủy văn: Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Vệ. Với lưu lượng dòng chảy lớn Qn = 58,7m3/s, tháng ít nước nhất trong năm đạt từ 14,3 - 23,7m3/s. Sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông quyết định bởi thời gian và cường độ ở tâm mưa sông Vệ. Ở đây mưa lũ chỉ kéo dài 3 tháng vào khoảng giữa mùa mưa (tháng 10 - 12), nghĩa là xảy ra chậm hơn 1 tháng và kết thúc trước gần 2 tháng so với mùa mưa.

Chế độ hải văn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Chế độ thủy triều tại đây có khoảng 2/3 số ngày trong tháng là nhật triều, còn lại là bán nhật triều; thời gian triều lên kéo dài hơn thời gian triều rút. Biên độ thủy triều 1 - 1,5m. Chế độ dòng chảy do dòng triều lưu và dòng hải lưu đóng vai trò quyết định.

Hiện tượng nước dâng có thể do dao động gió mùa hoặc do bão gây ra, có thể đạt độ cao 1,5 - 3,0m tùy theo hướng và vận tốc gió.

Vùng hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều và bị nước mặn xâm nhập (sự xâm nhập và mức độ mặn của biển ở khu vực này phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy trong sông và biên độ của thủy triều).

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên:

a. Tài nguyên đất đai:

Với tổng diện tích tự nhiên 21.388,82 ha, đã khai thác đưa vào sử dụng 20.779,66ha (chiếm khoảng 97,19%). Đất chưa sử dụng còn 603,16 ha (chiếm khoảng 2,81%). Theo phương pháp phân loại FAO - UNESSCO, trên địa bàn huyện có 4 nhóm đất chính và được chia thành 10 đơn vị đất [27], cụ thể như sau :

- Nhóm đất cát biển: (AR)

Diện tích nhóm đất cát biển khoảng 1.975,00 ha chiếm 9,23% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã ven biển như Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Minh, Đức Phong. Đất cát biển được hình thành từ các trầm tích sông, trầm tích biển, các sản phẩm dốc tụ, lũ tích, từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh như granit, quacrit, cát được phân thành 2 đơn vị đất: đất cát mới biến đổi (ARc) và đất cát điển hình (ARh).

Đất ARh có khả năng giữ phân, giữ nước kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, là một trong những loại đất kém phì nhiêu nhất nên chủ yếu là trồng rừng (phi lao, keo), một số cây hoa màu ngắn ngày như đậu các loại, dưa, khoai lang … chú ý bón đủ phân và chống khô hạn cho đất.

Nhìn chung, nhóm đất cát biển là loại đất xấu: thành phần cơ giới chủ yếu là cát, không có kết cấu, hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức nghèo và rất nghèo, dung tích hấp thu thấp, đất thường xuyên bị khô hạn.

- Nhóm đất phù sa: (FL)

Diện tích 10.540,00 ha, chiếm 49,28% diện tích tự nhiên, phân bố phổ biến ở vùng đồng bằng, được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của các sông Vệ, sông Thoa. Do địa hình phức tạp, các dãy núi xen kẽ với đồng bằng, các vật liệu phù sa còn được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích từ các dãy núi xung quanh đồng bằng. Tuy nhiên, do đặc tính nước lũ về và rút đi nhanh nên đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình (cát pha thịt trung bình, thịt nhẹ). Căn cứ vào mức độ biến đổi như xuất hiện tầng B Cambic, mức độ glây nông hay sâu, độ no bazơ, thành phần cơ giới của lớp đất mặt, nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện được chia thành 3 đơn vị đất:

+ Đất phù sa trung tính ít chua (FLe). + Đất phù sa chua (FLd).

+ Đất phù sa đốm rỉ (FLc). + Nhóm đất Glây: (GL)

Diện tích 467,50 ha, chiếm 2,18% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Đức Phong, Đức Thắng, Đức Nhuận, Đức Thạnh, Đức Lân. Thường gặp ở địa hình trũng vùng đồng bằng, thung lũng, đất thường xuyên dư ẩm. Đặc tính glây thể hiện mạnh trong phạm vi từ 0 - 100 cm. Nguồn gốc ban đầu là đất phù sa, ngoài ra còn có nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mộ đức (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)