Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mộ đức (Trang 59 - 68)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

Bảng 3.5. Diện tích theo đơn vị hành chính năm 2013

STT Xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (ha) Trongđó: Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 1 Thị trấn Mộ Đức 863,52 669,79 90,3 3,43 2 Xã Đức Lợi 453,86 173,18 251,07 29,61 3 Xã Đức Thắng 1.181,07 916,63 205,15 59,29 4 Xã Đức Nhuận 1.057,90 741,89 309,75 6,26 5 Xã Đức Chánh 1.910,94 1.551,08 313,27 46,59 6 Xã Đức Hiệp 908,34 625,95 266,52 15,87 7 Xã Đức Minh 1.625,34 1.345,49 205,57 74,28 8 Xã Đức Thạnh 944,63 670,40 258,35 15,88 9 Xã Đức Hòa 1.349,00 1.069,78 274,52 4,7 10 Xã Đức Tân 1.152,13 942,68 209,28 0,17 11 Xã Đức Phú 4.256,93 3.822,16 333,01 101,76 12 Xã Đức Phong 2.718,07 2.171,10 459,51 87,46 13 Xã Đức Lân 2.967,09 2.327,52 479,46 160,11 Tổng số 21.388,82 17.027,65 3.755,76 605,41 (Nguồn: [18] )

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đến ngày 01/01/2014 là 21.388,82ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là: 17.027,65ha chiếm 79,61% diện tích tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp là: 3.758,01ha chiếm 17,57% diện tích tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng là 605,41ha chiếm 2,82% diện tích tự nhiên.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các loại đất theo diện tích tự nhiên 3.2.1.1. Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện năm là 17.027,65 ha chiếm 79,61% tổng diện tích tự nhiên, tăng 358,39 ha so với năm 2009. Bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một khẩu xã hội là 1.339m2/người.

Bảng 3.6. Hiện trạng đất nông nghiệp năm 2013

Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 17.027,65 100 1 Đất trồng cây hàng năm 9.989,35 58,66 Trong đó đất trồng lúa 5.484,21 32,20

2 Đất trồng cây lâu năm 1.233.43 7,24

3 Đất rừng sản xuất 3.420,35 20,09 4 Đất rừng phòng hộ 2.175,52 12,78 5 Đất NTTS 208,59 1,23 6 Đất làm muối 0 0 7 Đất nông nghiệp khác 0,41 0 (Nguồn: [18] )

* Đất trồng cây hàng năm.

Tổng diện tích đất trồng hàng năm trên địa bàn toàn huyện Mộ Đức là 9.989,35 ha chiếm 58,66% diện tích đất nông nghiệp và 46,7% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất trồng lúa chiếm tỉ lệ lớn là 5.484,21 ha, chiếm 32,2%.

Đất trồng lúa:Diện tích đất trồng lúa nước của huyện năm 2013 có 5.484,21 ha chiếm 33,2% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp, song lại phân bố không đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tập trung nhiều ở các xã: Đức Phong (855,26 ha), Đức Lân (743,72 ha), Đức Nhuận (559,28 ha), Đức Chánh (595,42ha), Đức Hòa (536,79 ha), Đức Phú (561,64 ha), Đức Thắng (329,04 ha), Đức Thạnh (379,03 ha), thấp nhất là các xã: Đức Lợi (23,95 ha), Đức Minh (55,18 ha).

So với năm 2009, diện tích đất trồng lúa giảm 56,87 ha. Nguyên nhân do nhu cầu phát triển KT-XH nên giảm do chuyển sang mục đích sang đất phi nông nghiệp (để mở rộng đất ở, đáp ứng cho các mục đích chuyên dùng như: đất giao thông, đất thủy lợi, đất xây dựng các công trình trụ sở cơ quan, đất cơ sở văn hóa, đất sản xuất kinh doanh…) và chuyển đổi nội bộ trong đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm còn lại).

Đất trồng cây hàng năm khác so với năm 2009, diện tích tăng 105,87ha. Nguyên nhân do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ một số diện tích đất lúa kém hiệu quả bấp bênh và khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

* Đất trồng cây lâu năm:

Tổng diện tích đất trồng lâu năm là 1.233,43 ha chiếm 7,24% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 5,77 % tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn phân bổ các xã phía Tây của huyện là xã Đức Phú, Đức Lân, Đức Tân, Đức Hòa, được bố trí các cây trồng như Cây Điều, Hồ Tiêu, các trang trại trông cây lâu năm…

Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 72,8 ha, so với năm 2009, được bố trí và phát triển các loại cây trồng chính là cam, xoài, dứa (thơm), chuối, nhãn, ổi. Tuy nhiên, diện tích trồng cây ăn quả còn mang nặng tính tự phát, quy mô diện tích và chất lượng vườn cây còn thấp, đây không phải là thế mạnh của huyện. Việc quy hoạch bố trí diện tích đất hợp lý cho trồng cây ăn quả phải kết hợp điều kiện tự nhiên và mức độ tiêu thụ sản phẩm; bên cạnh đó, cần xây dựng các nhà máy chế biến nông sản đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, tránh tình trạng sản phẩm làm ra nhiều không tiêu thụ được dẫn đến hiện tượng người dân phá bỏ hàng loạt diện tích các loại cây ăn quả.

* Đất rừng sản xuất:

được phân bổ tập trung ở vùng phía Tây của huyện có diện tích đồi núi nhiều, được qui hoạch trồng rừng nguyên liệu, tăng 218,2 ha so với năm 2009.

Trong những năm qua, công tác trồng rừng đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng tham gia bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh. Do đó, tình trạng phá rừng làm rẫy, nạn cháy rừng, săn bắt thú rừng, khai thác rừng bừa bãi đã được hạn chế và kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, công tác đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng cũng được huyện chú trọng, diện tích rừng thực sự có chủ ngày càng tăng, đến nay đã có 2.951,97 ha đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng sử dụng, đạt 55,28% diện tích đất lâm nghiệp, người dân đã thực sự chủ động quản lý và kinh doanh rừng trên diện tích đất được giao, chuyển sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp cộng đồng, phát triển mô hình kinh tế trang trại kết hợp vườn rừng.

Tuy nhiên, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp, trữ lượng tài nguyên rừng chưa nhiều, chủ yếu là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Khả năng khai thác gỗ trong những năm tới rất hạn chế, môi trường sinh thái đang bị đe dọa.

* Đất rừng phòng hộ:

Tổng diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn toàn huyện Mộ Đức là 2.175,52ha chiếm 12,78% diện tích đất nông nghiệp và 10,17 % tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ dọc vùng ven biển và các vùng đầu nguồn thuộc các hồ chứa nước của huyện, tăng 37,52 ha so với năm 2009.

Những năm qua, đặc biệt là từ khi Nhà nước có chủ trương đóng cửa rừng và đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp như: Dự án 327, 661, PAM,WB3 với nhiệm vụ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi, tái sinh rừng và quản lý bảo vệ rừng; dự án PAM 4304 triển khai năm 1992 và kết thúc năm 1997 với nhiệm vụ trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, các dự án trồng rừng nguyên liệu.... Vì vậy, đã ngăn chặn phá rừng làm nương rẫy, rừng được giao khoán cho hộ gia đình quản lý, tỷ lệ che phủ của rừng ngày một tăng.

* Đất Nuôi trồng thuỷ sản:

Tổng diện tích đất NTTS trên địa bàn toàn huyện Mộ Đức đến ngày 31/12/2013 là 208,59ha chiếm 1,23% diện tích đất nông nghiệp được phân bổ tại 7 xã, thị trấn như sau: Thị trấn Mộ Đức 2,91ha; Đức Lợi 23,07 ha; Đức Thắng 8,86 ha; Đức Nhuận 0,33 ha; Đức Minh 79,89 ha; Đức Thạnh 2,3 ha; Đức Hòa 2,87 ha; Đức Phong 34,96 ha; Đức Lân 9,2 ha. Trong đó: Đất NTTS nước lợ, mặn là 184,41 ha chiếm tỷ 88,4% đất NTTS, còn lại NTTS nước nước ngọt 24,18 ha, chiếm 11,6% diện tích đất NTTS.

* Đất nông nghiệp khác: Diện tích 0,41 ha, chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong cơ cấu SDĐ nông nghiệp và không biến động.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp 3.2.1.2. Hiện trạng nhóm đất phi nông nghiệp

Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013

Stt Loại đất Diện tích

(ha)

Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 3.758,01 100

1 Đất ở 813,44 21,64

2 Đất chuyên dùng 1.541,59 41,02

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 10,39 0,28 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 815,78 21,71 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 576,57 15,34 6 Đất phi nông nghiệp khác 0,24 0,01

(Nguồn: [18] )

Tổng diện đất phi nông nghiệp là 3.758,01 ha, chiếm 17,57 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp

* Đất ở

Tổng diện tích đất ở năm 2013 là 813 ha, chiếm 21,64% đất phi nông nghiệp và 3,8% tổng diện tích tự nhiên trong đó:

- Đất ở nông thôn: 752,73 ha - Đất ở đô thị : 60,71 ha

* Đất chuyên dùng.

Tổng quỹ đất chuyên dùng trên địa bàn toàn huyện Mộ Đức là 1.541,59 ha chiếm 41,02 % đất phi nông nghiệp và 7,21% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tương đối đều khắp trong toàn huyện. Đây là loại đất sử dụng hiệu quả, thiết yếu, phục vụ cho đời sống phát triển kinh tế xã hội trên địa huyện Mộ Đức.

* Đất tôn giáo tín ngưỡng: Có diện tích 10,39 ha chiếm 0,28% quỹ đất phi nông nghiệp, gồm đền chùa, nhà thờ, am, miếu từ đường v.v…phân bố đều khắp ở các xã trong toàn huyện phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

* Đất nghĩa trang nghĩa địa:

Có diện tích 815,78 ha chiếm 21,71% đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa địa có ở tất cả các xã, thị trấn, hiện trạng phân bổ tập trung theo qui hoạch nghĩa trang, nghĩa địa. Tuy nhiên, do tính lịch sử, cũng như phong tập tập quán, một số đất nghĩa địa nằm xen kẻ trong khu dân cư, trong đất nông lâm nghiệp vẫn còn nhiều, gây trở ngại cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dễ gây ô nhiễm môi trường.

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:

Có diện tích 576,57 ha, chiếm 15,34% quỹ đất phi nông nghiệp. Bao gồm hệ thống sông suối, ao hồ và mặt nước chuyên dùng khác.

* Đất nông nghiệp khác:

Có diện tích 0,24 ha, chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp.

3.2.1.3. Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng.

Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 603,16 ha chiếm 2,82% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 345,19ha chiếm 57,23% đất chưa sử dụng. phân bố rải rác ở các xã, thị trấn, chủ yếu là các bãi cát ven sông, ven biển, các khu vực thấp trũng, triền đồi v.v… có địa hình phức tạp, khó khăn trong việc khai thác sử dụng, hoặc khai thác hiệu quả kinh tế không cao.

- Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 89,19ha chiếm 14,78% đất chưa sử dụng, chủ yếu ở các xã phía Tây của huyện.

- Núi đá không có rừng cây: Có diện tích 89,19 ha chiếm 14,79 ha đất chưa sử dụng, chỉ có ở 3 xã: Đức Chánh, Đức Tân, Đức Phú.

Nhìn chung: Đất đai của toàn huyện trong giai đoạn 2009- 2013 có sự biến động chủ yếu do thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện như:

+ Chương trình phát triển kinh tế trang trại và chương trình xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha đã làm biến động đất trồng cây hàng năm, chuyển dần đất trồng cây hàng năm nói chung, đất trồng lúa nói riêng có hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi trồng thủy sản và để phát triển kinh tế trang trại và đất nông nghiệp cũng bị biến động do nhu cầu chuyển qua đất ở của nhân dân ngày càng cao.

+ Hình thành các cụm làng nghề, khu công nghiệp tập trung tại các xã, thị trấn đã làm biến động nhóm đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.8. Hiện trạng và biến động sử dụng đất 2009-2013 Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2013 So với năm 2009 Ghi chú Diện tích năm 2009 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4)-(5) (9) Tổng diện tích tự nhiên 21.388,82 21.388,82 0 1 Đất nông nghiệp NNP 17.027,65 16.642,26 358,39

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11222,78 11.100,98 121,80 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.989,35 9.940,35 49,00 1.1.1. 1 Đất trồng lúa LUA 5.484,21 5.541,08 -56,87 1.1.1. 2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0,95 0,95 0 1.1.1.

3

Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 4.504,19 4.398,32 105,87

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.233,43 1.160,63 72,80 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.595,87 5.340,15 255,72 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.420,35 3.202,15 218,20 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.175,52 2.138,00 37,52 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 208,59 200,72 7,87 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,41 0,41 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.758,01 3.643,95 114.06

2.1 Đất ở OTC 813,44 799,16 14,28

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 752,73 737,97 14,76 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 60,71 61,19 -1,08 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.541,59 1.467,86 73,73 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,

công trình sự nghiệp CTS 22,47 22,11 0,36 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 27,89 25,64 2.25

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,77 0,77 0

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 114,56 106,21 8,35 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.375,90 1.313,13 62.77 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,39 10,42 -0,03 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 815,78 817,15 -1,37 2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

SMN 576,57 549,12 27,45 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,24 0,24 0

3 Đất chưa sử dụng CSD 603,16 1.102,61 -499,45

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 345,19 482,79 -137.6 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 168,78 525,62 -356,84 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 89,19 94,20 -5,01

SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN MỘ ĐỨC – TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mộ đức (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)