Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mộ đức (Trang 43 - 52)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 18,94% (tính theo giá CĐ 1994), Trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2014 là: 464 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 3,01%.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2014 là: 1.416 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 22,76%.

+ Giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ năm 2014 là: 1.484 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 24,06%.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ.

Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 35% năm 2010 giảm xuống còn 24,27% năm 2014; công nghiệp - xây dựng từ 31,6% tăng lên 36,54%; thương mại và dịch vụ từ 33,9% năm 2010 tăng lên 39,19% năm 2014.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Mộ Đức 2010 - 2014

TT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 A I Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 1.674,00 2.003,00 2.373,20 2.846,49 3.364,00 1 Nông, lâm nghiệp

và thủy sản " 415,00 426,00 427,00 440,30 464,00 Trong đó: - Nông nghiệp " 258,00 314,00 318,00 345,40 347,00 Trong đó: + Trồng trọt " 201,00 241,00 240,00 259,40 260,00 + Chăn nuôi " 57,00 73,00 78,00 86,00 87,00 - Lâm nghiệp " 7,00 10,00 18,00 11,90 17,00 - Thủy sản " 150,00 102,00 91,00 83,00 100,00 2 Công nghiệp, xây dựng " 632,00 787,00 949,50 1.168,96 1.416,00 Trong đó: Xây dựng " 388,00 486,00 585,00 728,40 888,00 3 Thương mại, dịch vụ " 627,00 790,00 996,70 1.237,23 1.484,00 (Nguồn: UBND huyện Mộ Đức báo cáo tình hình thực hiện KT- XH huyện Mộ

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa để từng bước hình thành cánh đồng mẫu, vùng chuyên canh tập trung, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2014 là 3,01%. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 70.953 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 580 kg/người. Các cây trồng khác đều đạt năng suất, sản lượng khá, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Doanh thu bình quân trên một ha đất nông nghiệp năm 2014 là 55 triệu đồng.

Trong chăn nuôi, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giá cả biến động bất lợi nhưng đàn gia súc, gia cầm nhìn chung vẫn ổn định, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao; tổng đàn trâu, bò năm 2014 là 33.150 con, tỷ lệ bò lai đạt 73%; đàn heo dự kiến đến năm 2014 là 100.000 con; đàn gia cầm năm 2015 là 530.000 con.

Bảng 3.2. Năng suất, sản lượng một số sản phẩm trong nông nghiệp

TT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 - Sản lượng lương thực cây có hạt Tấn 64.819,00 69.531,00 71.619,00 Trong đó: + Thóc Tấn 58.652,00 62.334,00 64.150,00 + Ngô Tấn 6.167,00 7.197,00 7.469,00 8.604,00 7.500,00 2 + Lúa: Diện tích Ha 9.674,00 9.792,00 10.336,00 10.407,00 10.350,00 Năng suất Tạ/ha 60,63 63,66 62,06 65,55 62,32 Sản lượng Tấn 58.652,00 62.334,00 64.150,00 68.214,00 64.500,00 3 + Ngô:

Diện tích Ha 1.045,00 1.195,00 1.185,00 1.353,00 1.150,00 Năng suất Tạ/ha 59,01 60,23 63,03 63,60 65,22 Sản lượng Tấn 6.167,00 7.197,00 7.469,00 8.604,00 7.500,00 4 + Mỳ:

Diện tích Ha 850,00 850,00 850,00 870,00 1.000,00 Năng suất Tạ/ha

TT MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Sản lượng Tấn 15.748,00 15.725,00 16.089,00 16.629,00 19.500,00 5 + Mía cây: Diện tích Ha 571,00 551,00 519,00 496,00 436,00 Năng suất Tạ/ha 580,00 580,00 570,00 610,00 643,00 Sản lượng Tấn 33.118,00 31.958,00 29.607,00 30.280,00 28.040,00 6 + Lạc:

Diện tích Ha 685,00 760,00 810,00 978,00 1.000,00 Năng suất Tạ/ha 22,22 23,26 24,48 23,48 23,74 Sản lượng Tấn 1.522,00 1.768,00 1.983,00 2.296,00 2.374,00 7 + Đậu:

Diện tích Ha 720,00 800,00 785,00 980,00 998,00 Năng suất Tạ/ha 22,00 22,20 23,60 23,30 23,70 Sản lượng Tấn 1.584,00 1.776,00 1.850,00 2.279,00 2.320,00 8 + Rau:

Diện tích Ha 2.350,00 2.601,00 2.700,00 2.899,00 2.900,00 Năng suất Tạ/ha 130,00 140,20 139,90 139,50 140,20 Sản lượng Tấn 30.550,00 36.466,00 37.768,00 40.439,00 40.650,00 9 + Đàn trâu, bò Con 27.093,00 29.223,00 30.030,00 31.015,00 33.150,00 Tỷ trọng bò lai % 71,00 72,00 72,00 72,40 73,00 10 + Đàn heo Con 78.383,00 90.355.00 91.010,00 93.948,00 100.000,00 11 + Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 5.500,00 6.500,00 6.600,00 6.800,00 7.100,00 12 + Tổng đàn gia cầm 1000c 448,00 478,00 537,00 537,00 530,00 13 + Dê con 1.347,00 1.300,00 956,00 1.112,00 1.150,00 (Nguồn: UBND huyện Mộ Đức báo cáo tình hình thực hiện KT- XH huyện Mộ

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng; thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để hộ dân trồng rừng kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trồng mới 1.481 ha rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, chăm sóc, bảo vệ tốt 516 rừng phòng hộ ven biển, 1.932 ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Độ che phủ rừng năm 2014 là 33%. Công tác quản lý rừng ngày càng đi vào nề nếp, tình trạng phá rừng được kiềm chế. Tuy nhiên, đã xảy ra 02 vụ cháy rừng ở Đức Minh và Đức Chánh. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 đạt 11.200 m3 đến năm 2014 đạt 24.000m3.

Chính sách hỗ trợ ngư dân triển khai đạt nhiều kết quả, năng lực tàu thuyền được nâng lên, số lượng tàu thuyền hiện có 376 chiếc, tổng công suất 4410 CV, trong đó tàu có công suất >20CV là 18 chiếc, tàu có công suất dưới 20 CV là 358 chiếc.

Sản lượng khai thác hải sản năm 2014 đạt 3.500 tấn. Tiếp tục ổn định diện tích NTTS, sản lượng tôm thu hoạch năm 2010 là 2.772 tấn, đến năm 2013 là giảm xuống còn 1.050 tấn và 1000 tấn vào năm 2014, nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường vùng nuôi, dịch bệnh tôm kéo dài.

Huyện đã tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai để hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại. Từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn huyện phát triển một trang trại có quy mô đạt tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NN&PTNT. Các trang trại hoạt động đều có hiệu quả, lợi nhuận của mỗi trang trại chăn nuôi từ 350-400 triệu đồng/năm; trang trại tổng hợp lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm.

Trong những năm qua, công tác khuyến nông luôn được chú trọng, quan tâm đầu tư, hỗ trợ thực hiện các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất trên 40 mô hình khuyến nông để thúc đẩy phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp. Xây dựng được 24 cánh đồng có doanh thu cao trên 100 triệu đồng/ha/năm và 7 vùng sản xuất; hàng năm tổ chức sản xuất trên 3.000ha gieo trồng lúa năng suất, chất lượng cao.

Về phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục làng nghề truyền thống: Tiếp tục duy trì hoạt động các ngành nghề nông thôn hiện có, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, gần đây phát triển mạnh nghề trồng nấm, góp phần chuyển đổi lao động nghề sản xuất gạch ngói thủ công, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nghề truyền thống chế biến nước mắm ở xã Đức Lợi được giữ vững, sản phẩm ngày càng được thị trường ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, công nghệ phục vụ sản xuất còn thô sơ, cơ bản sản xuất bằng thủ công, nguyên liệu tại địa phương, sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ

kinh doanh chưa được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước; lao động làm việc ở các cơ sở này hầu hết chưa được đào tạo, các nghề, làng nghề đang hoạt động cầm chừng, không mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, mẫu mã, chất lượng sản phẩm không cao, sản phẩm chưa được đa dạng, sản xuất bằng thủ công nên giá thành sản phẩm cao...

Về kinh tế tập thể hoạt động có chuyển biến tích cực, dịch vụ sản xuất kinh danh được mở rộng, có hiệu quả. Trên địa bàn huyện có 36 HTX (31 HTXDVNN và 05 HTX phi nông nghiệp), trong đó, 14 HTX hoạt động có hiệu quả (đạt 39%); 11 HTX hoạt động trung bình; 11 HTX hoạt động yếu kém. Thực hiện Luật HTX năm 2012 và kế hoạch củng cố HTX yếu kém, huyện đã chỉ đạo 04 HTX: Minh Tân, Đạm Thủy, xã Đức Minh, HTX điện, HTX NTTS, xã Đức Phong tổ chức Đại hội hợp nhất, sáp nhập trong năm 2014; 06 HTX còn lại đã tiến hành Đại hội củng cố, bước đầu đem lại hiệu quả phục vụ cho xã viên (còn 01 HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Chánh2 tiến hành củng cố năm 2015).

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao và tích cực thực hiện. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và từ huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, chương trình bước đầu đã đạt nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:

- Về thực hiện công tác quy hoạch:

+ Về quy hoạch chung nông thôn mới: Đã phê duyệt đồ án quy hoạch chung của 12/12 xã, đạt 100%.

+ Về đề án xây dựng nông thôn mới: Đã phê duyệt cho 12/12 xã, đạt 100%. + Về quy hoạch chi tiết: Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết của 04 xã điểm: Đức Tân, Đức Nhuận, Đức Thạnh và Đức Hòa.

- Thực hiện các tiêu chí đến cuối năm 2014:

+ Các xã làm điểm: Xã Đức Tân: Đạt 16 tiêu chí (tăng 09 tiêu chí so với năm 2011), xã Đức Nhuận: Đạt 15 tiêu chí (tăng 08 tiêu chí so với năm 2011), xã Đức Thạnh: Đạt 15 tiêu chí (tăng 07 tiêu chí so với năm 2011), xã Đức Hòa: Đạt 11 tiêu chí (tăng 05 tiêu chí so với năm 2011).

+ Các xã còn lại: Đức Phong, Đức Lân đạt 10 tiêu chí; Đức Chánh đạt 9 tiêu chí; Đức Hiệp, Đức Thắng đạt 8 tiêu chí; Đức Minh, Đức Phú, Đức Lợi đạt 7 tiêu chí.

b. Về công nghiệp - xây dựng

Chú trọng đến phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là tiền đề để phát triển các ngành kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp dự kiến là 21,37%. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mở

rộng quy mô, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, gia tăng sản phẩm các ngành nghề đã có trước đây như: Chế biến nông - lâm - thủy hải sản, mộc dân dụng, nông cụ, kỹ nghệ nhôm, sắt… huyện còn khuyến khích, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuê đất, đầu tư một số ngành nghề mới, công nghệ tự động, phát triển ổn định, tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường như: Ván ghép thanh, phân vi sinh, dăm gỗ phục vụ xuất khẩu, vật liệu xây dựng không nung thay thế vật liệu nung truyền thống, góp phần bảo vệ môi trường,… Công tác thu hút đầu tư các Cụm công nghiệp Quán Lát, Thạch Trụ đạt nhiều kết quả tích cực, đã có 16 nhà đầu tư vào đầu tư tại các Cụm công nghiệp này với số vốn đăng ký 135,8 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy 86,73%, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành xây dựng là 23,97%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội từ năm 2010- 2014 là 3.083 tỷ đồng, bình quân hàng năm là 610,6 tỷ đồng, trong đó, vốn Nhà nước 125,8 tỷ đồng, chiếm 35% (Nghị quyết: 30%), vốn nhân dân và vốn khác 224,7 tỷ đồng, chiếm 65% (Nghị quyết: 70%). Công tác quản lý đầu tư xây dựng đã dần đi vào nề nếp, quản lý, sử dụng vốn đầu tư ngày càng hiệu quả, hạn chế đáng kể tình trạng dàn trải, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đã đầu tư hoàn thành 03 công trình trọng điểm: Đường QL1A - Phạm Văn Đồng, trường Mầm non, đường Thi Phổ - Biển Minh Tân Bắc, đường Mỏ Cày - Năng An. Các xã, thị trấn cũng đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển KT-XH.

c. Kinh tế thương mại và dịch vụ:

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành là 24,47%, cơ cấu của ngành thương mại và dịch vụ từng bước chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thương mại và dịch vụ được cải tạo, xây dựng mới, hình thành mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp; phát triển mạnh các điểm dân cư nông thôn, trung tâm kinh tế, thương mại - dịch vụ, các khu dân cư tập trung; khai thác lợi thế để phát triển dịch vụ biển gắn với du lịch. Các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, thị trường chuyển biến theo hướng tích cực, ổn định, lành mạnh, tình trạng kinh doanh hàng cấm, hàng giả, kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã giảm đáng kể. Hệ thống bán lẻ trên địa bàn huyện bước đầu đã có sự chuyển dịch từ hình thức truyền thống sang hình thức bán lẻ văn minh, hiện đại. Trong giai đoạn 2010-2014, có 1.067 hộ đăng ký kinh doanh mới. Số vốn đăng ký kinh doanh tăng lên giai đoạn 2010-2014 là 160.493 triệu đồng. Cơ sở kinh doanh tiếp tục đầu tư mở rộng góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập trong nhân dân.

Nhìn chung, ngành Thương mại - Dịch vụ của huyện những năm gần đây đã có bước tăng trưởng khá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hàng hóa ngày

càng phong phú, đa dạng hơn trước, đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất đời sống của nhân dân, góp phần ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, phân công lại lao động trong huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Thương mại - Dịch vụ huyện Mộ Đức vẫn còn một số tồn tại cần nhanh chóng khắc phục: thị trường hàng hóa và số người tham gia kinh doanh buôn bán tăng nhanh nhưng chỉ mang tính chất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ. Hệ thống chợ phân bố chưa đồng đều, cơ sở vật chất chợ còn kém, hiệu quả sử dụng còn hạn chế; tiềm năng du lịch của huyện khá phong phú nhưng hầu như chưa khai thác được do cơ chế quản lý nhà nước chưa phối hợp đồng bộ, cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm,

a. Dân số

Theo thống kê huyện Mộ Đức, dân số trung bình của huyện năm 2014 là 127.843 người, bằng khoảng 11,3% dân số tỉnh Quảng Ngãi. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ngày càng phát triển, quy mô gia đình ít con ngày càng phổ biến, giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,2% năm và tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân còn 0,8%/năm; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 13,5%, mất cân bằng giới tính khi sinh 111 cháu trai/100 cháu gái. Hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 15%.

Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toàn huyện là 597 người/km2, cao gấp 2,3 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi (252 người/km2), phân bố không đồng đều giữa các nơi trên địa bàn huyện, đồng thời có sự chênh lệch lớn giữa thị trấn và nông thôn. Các xã Đức Nhuận, Đức Chánh, có mật độ dân số trung bình trên 1.000 người/km2. Các xã Đức Thắng, Đức Minh, Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mộ đức (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)